Chiến lược tài chính doanh nghiệp

26/02/2024
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đồng thời, việc triển khai tốt các chiến lược tài chính cũng chính là điểm chung cốt lõi giữa các doanh nghiệp có hiệu suất hoạt động cao với những doanh nghiệp sở hữu bộ phận tài chính chuyên nghiệp.

1- Khái lược về chiến lược tài chính doanh nghiệp 

Chiến lược tài chính (tiếng Anh: Financial Strategy) là chiến lược cấp bộ phận chức năng, kết hợp kế hoạch tài chính với hoạch định chiến lược để đánh giá các nguồn lực, chi phí và ngân sách hiện tại nhằm điều chỉnh chúng để phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Đề ra một chiến lược tài chính là đặt ra một kế hoạch phát triển đổi mới phù hợp, quản lý sự đánh đổi và giảm thiểu chi phí cho những trường hợp không thể đoán trước.

Nói ngắn gọn, chiến lược tài chính là sự phân tích và kết hợp những cách thức nhằm đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận một cách thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các dạng của chiến lược tài chính doanh nghiệp

Chiến lược tài chính bao gồm hai dạng đó là Quản trị tài chính và Đầu tư tài chính. Doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng hai loại hình này và lên kế hoạch phát triển cụ thể cho từng loại hình.

[a] Quản trị tài chính 

Quản trị tài chính hay còn có cách gọi khác là quản lý tài chính, là quá trình lập kế hoạch ngân quỹ, kiểm soát nguồn vốn bao gồm vốn tiền mặt, vốn tài sản và các mối liên hệ tài chính như khoản phải thu, khoản phải trả. Nói chung, quản trị tài chính là hoạt động kiểm soát về các hoạt động tài chính nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính bao gồm ba hoạt động: Tìm tiền (Financing), Chi tiền (Investing); Chia tiền (Dividend). Những hoạt động này là những hoạt động chính gắn liền với sứ mệnh của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và ảnh hưởng đến các quyết định dài hạn của doanh nghiệp trong tương lai.

Quản trị tài chính được đánh giá là một trong những công việc thiết yếu đối với các nhà quản lý cấp cao bởi nó hướng tới mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

[b] Đầu tư tài chính

Bên cạnh hoạt động quản lý thì doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hoạt động đầu tư. Hoạt động này tập trung chủ yếu vào việc mua bán các công cụ tài chính nhằm tạo ra lợi tức.

Cụ thể, đầu tư tài chính là khi bạn sử dụng khoản tiền “nhàn rỗi” để đầu tư vào các công cụ tài chính là các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu; các thị trường ngoại hối hay bất động sản để tăng thêm khoản thu nhập cho doanh nghiệp. Những hình thức đầu tư phổ biến nhất là: góp vốn (mua cổ phần), thành lập doanh nghiệp mới, sáp nhập doanh nghiệp, mua bán chứng khoán,…

Các hoạt động đầu tư này nói đơn giản chính là hình thức kiếm thêm tiền một cách trực tiếp mà người đầu tư không phải tham gia vào các hoạt động kinh doanh hay hình thức lao động nào khác, và đầu tư này hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

3- Các nội dung chiến lược tài chính của doanh nghiệp 

Chiến lược tài chính bao gồm 04 nội dung chủ yếu như sau:

Các nội dung trong chiến lược tài chính của doanh nghiệp

Thứ nhất: Báo cáo dự toán ngân sách. 

Hầu hết mỗi doanh nghiệp cần đưa ra quyết định dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo dự toán ngân sách sẽ được sử dụng để dự báo các tác động đến chi phí của những chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra, cho phép doanh nghiệp có thể kiểm định hoặc phân tích hiệu quả tác động của những hoạt động chiến lược khác nhau.

Thứ hai, thu hút nguồn vốn.

Bước đầu tiên quan trọng nhất của một chiến lược tài chính hiệu quả đó là phải thu hút các nguồn vốn, nguồn kinh phí đủ để đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm huy động vốn và vay vốn lưu động, cơ cấu vốn, có thể sử dụng các khoản thặng dư, dự trữ để làm nguồn vốn. Bên cạnh đó cần tạo được mối quan hệ với người cho vay, các ngân hàng hay các tổ chức tài chính bởi đây sẽ là nguồn gọi vốn quan trọng sau này.

Thứ ba, quản lý và sử dụng các quỹ

Quản lý quỹ là rất quan trọng trong các chiến lược tài chính. Doanh nghiệp phải biết cách kiểm soát và sử dụng hợp lý các quỹ thì mới là một chiến lược hiệu quả. Các yếu tố để đánh giá là: hệ thống tài chính, kế toán; hệ thống kiểm soát; tín dụng và quản trị rủi ro; dự trù các khoản thuế và xác định lợi thế.

Thứ tư, nhận định về giá trị của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải đánh giá được giá trị của doanh nghiệp mình. Điều này rất quan trọng trong các chiến lược đầu tư như hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Cần đặc biệt quan tâm đến các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bởi nó góp phần tăng năng suất lao động, tăng giá trị doanh nghiệp về cả mặt bên trong và bên ngoài.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Các yếu tố tạo nên chiến lược tài chính của doanh nghiệp 

Đã từng có nhiều bài học về chiến lược tài chính yếu kém khiến cho doanh nghiệp bị tụt dốc không phanh, điển hình như trường hợp của Mai Linh cách đây vài năm. Từng là hãng taxi dẫn đầu trên thị trường toàn quốc, Mai Linh lại bị Vinasun và Taxi group vượt mặt trên hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đưa ra chiến lược sai lầm là Mai Linh đã đi huy động vốn ngắn hạn với lãi suất cao để đầu tư vào bất động sản trong khi còn non nớt trên thị trường này. Hậu quả dẫn đến là những năm vô cùng chật vật do không có khả năng thanh toán các khoản vay, chi phí lãi vay tăng mạnh, buộc phải bán tài sản, thu hẹp hoạt động kinh doanh và vì vậy dễ dàng bị đối thủ vượt mặt.

Qua đó cho thấy chiến lược tài chính ảnh hưởng nhiều thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược tài chính của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chính sau:

(i) Lập kế hoạch (có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau - ví dụ, các hoạt động hiện tại và tương lai); 

(ii) Tập trung nguồn lực tiền mặt và hình thành cơ sở đầu tư cần thiết;

(iii) Sự hình thành dự trữ có thể cần thiết để duy trì sự ổn định của một số lĩnh vực kinh doanh nhất định trong trường hợp có tác động tiêu cực của các yếu tố nhất định;

(iv) Tương tác với các đối tác - cả về khía cạnh truyền thông hiện tại liên quan đến các khu định cư và thực hiện nghĩa vụ lẫn nhau, và theo hướng tìm kiếm nhà thầu mới hoặc, ví dụ, các nhà đầu tư;

(v) Xây dựng chính sách kế toán của doanh nghiệp;

(vi) Tiêu chuẩn hóa doanh nghiệp ở mức độ quy trình kinh doanh nhất định;

(vii) Thực hiện các thủ tục báo cáo; 

(viii) Lựa chọn nhân sự mới;

(ix) Giáo dục thường xuyên cho cán bộ nhân viên;

(x) Phân tích hoạt động tài chính;

(xi) Kiểm soát việc thực hiện các điểm của chiến lược đã phát triển

Công việc của các nhà quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực này có thể liên quan đến cả việc tìm kiếm các mô hình và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp và phát hiện ra những yếu tố mang đặc điểm chủ quan. Đó là, những con số mà quản lý nhận được trong khi lập kế hoạch có thể không hoàn toàn phù hợp - ví dụ, do yếu tố chính trị. Việc xây dựng chiến lược tài chính có thể được thực hiện ở mức cao nhất - nhưng nếu có căng thẳng trên trường quốc tế, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn với việc thực hiện các nhiệm vụ dự định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

5- Những yếu tố tạo nên thành công của chiến lược tài chính doanh nghiệp 

[a] Huy động vốn hiệu quả

Doanh nghiệp cần biết cách lựa chọn công cụ vốn phù hợp vì vốn là yếu tố cơ bản để duy trì sự tồn tại của bất cứ doanh nghiệp nào. Vốn khác hoàn toàn so với tiền mặt, nó sở hữu nhiều sự rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn hơn. Vì vậy, cần xác định rõ cơ cấu vốn, nắm chắc chiến lược dài hạn, người lãnh đạo phải sáng suốt để có thể lựa chọn công cụ phù hợp với doanh nghiệp mình.

[b] Nhà đầu tư phù hợp

Thay vì vay mượn sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn tuản, doanh nghiệp có thể lựa chọn kêu gọi các nhà đầu tư. Nếu những doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển, nhà đầu tư luôn sẵn sàng hợp tác. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo về tầm nhìn phát triển, chiến lược kinh doanh, đồng thời công khai minh bạch báo cáo tài chính nhằm khẳng định năng lực kinh doanh. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nguồn vốn đầu tư hơn.

[c] Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một yếu tố quan trọng cũng cần phải để tâm đó chính là phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mang lại chiến lược kinh doanh hiệu quả phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ nhân sự. Phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, cải thiện môi trường làm việc tích cực. Điều này sẽ rất có lợi trong việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp và phát huy lợi thế thương mại của đơn vị.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

6- Các bước để xây dựng chiến lược tài chính của doanh nghiệp

Bước 1: Xác định nhu cầu vốn

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hiện tại.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Dự báo nhu cầu vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định.

Nghiên cứu và phân tích các tình huống kinh tế với những giả định khác nhau bên cạnh những giải pháp khác nhau.

Từ những thông tin trên, doanh nghiệp sẽ xác định được nhu cầu vốn tương ứng và có lựa chọn thích hợp cho những bước tiếp theo.

Bước 2: Phân tích tiềm năng và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

Nghiên cứu lợi điểm và nhược điểm của từng nguồn vốn mục tiêu.

Phân tích cơ cấu vốn và mô hình tài chính doanh nghiệp.

Xác định giá trị doanh nghiệp thông qua các bản cáo bạch, báo cáo tài chính, xác thực tài sản hiện hữu,…

Doanh nghiệp cần xác định được hoạt động cốt lõi bên cạnh các cơ hội và những yếu tố rủi ro. Quá trình này chính là phương tiện để doanh nghiệp mở khoá tiềm năng, tạo điều kiện gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai.

Bước 3: Thiết lập chiến lược tài chính phù hợp với kế hoạch kinh doanh và có kịch bản ứng phó rủi ro.

Kịch bản này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện của doanh nghiệp. HĐQT, Ban điều hành của Doanh nghiệp sẽ cùng ngồi lại để đi thật sâu vào chi tiết. Luôn luôn tồn tại sự song hành giữa chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh. Một chiến lược tài chính phù hợp là đòn bẩy mạnh mẽ cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp

Bước 4: Kêu gọi đầu tư

Doanh nghiệp có thể thu hút vốn từ những nhà đầu tư trực tiếp, phát hành cổ phiếu hoặc kêu gọi vốn ở các quỹ đầu tư. Mục tiêu là đảm bảo cơ cấu vốn an toàn, tối ưu chi phí vốn, hạn chế rủi ro tài chính.

Chiến lược tài chính là phương án kết hợp nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu những lợi thế và nhược điểm riêng biệt, vì vậy phân tích càng sâu sắc càng giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng chiến lược cho bản thân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

7- Tiêu chí thực hiện giúp chiến lược tài chính của doanh nghiệp

Dựa trên những tiêu chí nào sẽ là sự hình thành chiến lược tài chính của doanh nghiệp, cũng như việc thực hiện tiếp theo?

Về giai đoạn đầu tiên của hoạt động quản lý, nhà quản trị có thể phân biệt các điều kiện sau đây làm tăng khả năng xây dựng các phương pháp tiếp cận hiệu quả để phát triển kinh doanh:

Các chi tiết cần thiết của quá trình sản xuất (yếu tố chính của năng lực cạnh tranh có thể là một khu vực địa phương của doanh nghiệp, mà dường như không thể quyết định về lợi nhuận của doanh nghiệp);

Đánh giá đầy đủ các yếu tố tài chính (kỳ vọng cao hơn về doanh thu có thể dẫn đến thất bại trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư, không được đánh giá cao - dẫn đến tăng trưởng không đủ năng động của doanh nghiệp, do đó - giảm thị phần);

Do sự chú ý đến các yếu tố bên ngoài (như chúng tôi đã lưu ý ở trên, ngay cả mô hình kinh doanh hiệu quả nhất cũng có thể vô dụng nếu các sự kiện chính trị cản trở việc thực hiện nó).

Về giai đoạn thực hiện chiến lược tài chính, các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên chú ý đến các tiêu chí sau về hiệu quả của nó:

Đảm bảo cơ sở thể chế và nhân sự ổn định cho các hoạt động của doanh nghiệp trên các giai đoạn khác nhau để hoàn thành các điểm của kế hoạch đã được xây dựng (ý tưởng của người quản lý có thể trở nên xuất sắc, nhưng không đủ trình độ nhân viên hoặc cơ chế truyền thông nội bộ không hoàn hảo có thể cản trở việc thực hiện);

Cung cấp các cơ chế kiểm soát hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ;

Phân tích kịp thời các kết quả đạt được (có thể giúp xác định bất kỳ thiếu sót nào của chiến lược hiện tại hoặc ngược lại, những nơi mạnh nhất của nó, sau đó có thể được sử dụng để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp).

Vì vậy, chúng tôi đã kiểm tra chiến lược tài chính của một doanh nghiệp có thể được xây dựng như thế nào. Chủ sở hữu và người quản lý của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải đối mặt với nhu cầu giải quyết các vấn đề khó khăn, nhưng các hoạt động đó đáng giá vì chúng xác định mức độ cạnh tranh kinh doanh.

Đồng thời, chiến lược quản lý tài chính tương quan với một phạm trù quản lý khác - chiến thuật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

8- Chiến thuật tài chính

Chiến lược tài chính và chiến thuật tài chính là những hiện tượng có liên quan mật thiết với nhau. Có một quan điểm theo đó yếu tố thứ hai là một phần không thể thiếu của yếu tố thứ nhất, do đó không hoàn toàn đúng khi xem xét chúng trong các bối cảnh khác nhau. Chúng tôi đã xem xét một kịch bản tương tự ở trên - đã xem xét một trong những cách tiếp cận để phân loại chiến lược, theo đó nó được cho là để cô lập sự đa dạng chiến thuật của nó.

- Nghiên cứu trường hợp:

Có một luận điểm khác theo đó chiến lược tài chính và chiến thuật tài chính của quản lý doanh nghiệp có thể tương quan ở cấp độ phương pháp, nhưng liên quan đến việc giải quyết các vấn đề khác nhau. Ví dụ: quản lý của một doanh nghiệp có thể quyết định thay đổi ngân hàng phục vụ máy tính tiền của tổ chức. Từ quan điểm của chiến lược tài chính, không có nhiệm vụ quan trọng nào được giải quyết trong trường hợp này. Tuy nhiên, ban lãnh đạo rõ ràng đang có một động thái chiến thuật, có thể liên quan đến việc ký kết hợp đồng với một ngân hàng ổn định hơn.

Một ví dụ khác về loại quyết định tương ứng: cập nhật danh sách quyền hạn của giám đốc tài chính - như một lựa chọn - có lợi cho việc chuyển một số trong số chúng sang chung. Một lần nữa, về mặt chiến lược, giải pháp không đáng kể. Nhưng về mặt chiến thuật, nó có thể cực kỳ quan trọng do thực tế là tổng giám đốc, đã vượt qua các khóa đào tạo chuyên ngành, sẽ đạt được khối lượng năng lực lớn hơn trong một số vấn đề kinh tế, và do đó sẽ đối phó với quyết định của họ tốt hơn so với người đứng đầu hồ sơ hẹp hơn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

9- Kết luận về chiến lược tài chính doanh nghiệp

Như vậy, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc bài viết rất chi tiết và cụ thể giúp nhà quản lý hiểu rõ chiến lược tài chính của doanh nghiệp, đồng thời chúng tôi đã đưa ra cách xây dựng chiến lược tài chính toàn diện giúp nhà quản lý có thêm những gợi ý hữu ích trong quá trinh vận hành doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này nhà quản lý đã có cho mình những hiểu biết, nhận định và quyết định đúng đắn cho việc xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp của mình. 

Để nhận được các giải pháp xây dựng chiến lược tài chính cụ thể và thiết thực nhất cho chính doanh nghiệp của bạn, bạn có thể liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của chúng tôi thông qua việc liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ chuyên sâu.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

10- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chiến lược tài chính (Financial Strategy) được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chiến lược tài chính (Financial Strategy) có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chiến lược tài chính doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17471 sec| 1035.109 kb