Chủ thể của Luật đầu tư

19/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Các chủ thể đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia quan hệ đầu tư được coi là có năng lực chủ thể pháp luật đầu tư (năng lực pháp luật và năng lực hành vi). Chủ thể của luật đầu tư cơ bản là nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.

1- Nhà đầu tư

[a] Khái niệm nhà đầu tư

Trước khi ban hành Luật Đầu tư năm 2014, chủ thể của luật đầu tư bao gồm các cá nhân, tổ chức không bị cấm đầu tư vốn để kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đối với đầu tư nước ngoài, chủ thể của quan hệ luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tham gia quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài do luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh bao gồm: các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên; Nhà đầu tư nước ngoài (gồm tổ chức kinh tế nước ngoài và cá nhân nước ngoài); Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài); Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT (bao gồm các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Theo Luật Đầu tư năm 2014, chủ thể nhà đầu tư trong quan hệ pháp luật đầu tư được mở rộng và được quy định thống nhất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi luật này có hiệu lực;

- Hộ kinh doanh, cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy định về nhà đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 thể hiện cụ quan điểm không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư, các ứng yêu cầu đảm bảo và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

[b] Quyền của nhà đầu tư

Được bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đầu tư để phục vụ cho việc đầu tư của doanh nghiệp mình:

Bình đẳng trước pháp luật là như nhau trong việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng hoặc các quỹ hỗ trợ vốn. Sử dụng tài nguyên đất đai, những tài nguyên có giá trị khác trong phạm vi pháp luật đã quy định.

Được tiến hành các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư:

Có thể nhập khẩu theo hình thức trực tiếp hoặc tiến hành thông qua hình thức ủy thác trong việc nhập khẩu các máy móc và những thiết bị vật tư có liên quan phục vụ mục đích của hoạt động đầu tư. Tiến hành việc xuất khẩu hàng hóa một cách trực tiếp hoặc có thể tiến hành thông qua việc ủy thác nhập khẩu.

Nhà đầu tư được quyền mua ngoại tệ:

Nhà đầu tư tiến hành việc mua ngoại tệ trong các tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh trong việc đáp ứng những giao dịch vãng lai và các giao dịch khác của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Quyền được chuyển nhượng và điều chỉnh vốn của dự án đầu tư.

Quyền được thế chấp và sử dụng các tài sản liên quan đến tài nguyên đất: Có thể tiến hành việc thế chấp đất cùng với các tài sản gắn với tài nguyên đất để tiến hành việc vay vốn theo quy định của pháp luật.

[c] Nghĩa vụ của nhà đầu tư

Bên cạnh những quyền lợi nhất định, nhà đầu tư cần chấp hành thông qua nghĩa vụ như sau:

Đảm bảo việc tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật đầu tư và thực hiện theo đúng những gì đăng ký đầu tư được quy định rõ trong nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư.

Cần chịu trách nhiệm về tính chân thực, rõ ràng của các văn bản mà chủ đầu tư đã tiến hành đăng ký cùng hồ sơ dự án đầu tư, tính hợp lệ của các văn bản pháp lý liên quan.

Thực hiện những nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và các hoạt động tài chính trong phạm vi của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

2- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước khác nhau, với sự phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý cho từng cơ quan một cách phù hợp. Theo Luật Đầu tư năm 2014, chủ thể của Luật đầu tư sẽ bổ sung thêm cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư được phân cấp như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.

- Bộ kế hoạch và đầu tư chút trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.

- Bộ kế hoạch và đầu tư chút trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

Khi xem xét tư cách chủ thể của cơ quan nhà nước trong các quan hệ pháp luật đầu tư, cần phân biệt hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư với hoạt động đầu tư vốn kinh doanh của nhà nước. Khi nhà nước đầu tư vốn để kinh doanh, nhà nước có tư cách của một nhà đầu tư tổ chức. Nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức và công chức nhà nước) phải tuân thủ pháp luật về đầu tư và được đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư khác trong xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chủ thể của Luật đầu tư được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chủ thể của Luật đầu tư có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Chủ thể của Luật đầu tư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.17986 sec| 971.625 kb