Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

14/09/2022
Đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan là những sản phẩm sáng tạo về văn học, nghệ thuật… trên thực tế, tác giả trực tiếp sử dụng tác phẩm không thực sự phổ biến.

Đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan là những sản phẩm sáng tạo về văn học, nghệ thuật… trên thực tế, tác giả trực tiếp sử dụng tác phẩm không thực sự phổ biến. Thay vào đó, họ thường chuyển giao quyền của mình cho những tổ chức, cá nhân có hoạt động biểu diễn, sản xuất để đưa tác phẩm ra thị trường. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc làm rõ về vấn đề Chuyển giao quyền tác giả quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ (SHTT).

Khái quát về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Việc tác giả sáng tạo ra tác phẩm hay việc người biểu diễn thực hiện cuộc biểu diễn không đơn thuần chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của riêng họ và thường hướng đến mục đích phổ biến thành quả sáng tạo của mình đến công chúng và xã hội.

Tuy nhiên trên thực tế, việc tác giả trực tiếp sử dụng tác phẩm như như:  tự biểu diễn, sao chép, phân phối tác phẩm… không thực sự phổ biến do không phải tác giả nào cũng có khả năng biểu diễn hay có điều kiện trang thiết bị cho việc in ấn, ấn xuất bản tác phẩm.

Chính vì vậy,  tình trạng phổ biến hiện nay là việc tác giả thường chuyển giao quyền của mình cho những tổ chức, cá nhân có hoạt động biểu diễn, sản xuất băng đĩa hay xuất bản có tính chuyên nghiệp để đưa tác phẩm ra thị trường.

Việc chuyển giao quyền tác giả quyền liên quan vừa tạo cơ hội để tác phẩm được phổ biến rộng rãi đến công chúng, đồng thời tác giả cũng thu được những lợi ích vật chất để bù đắp những chi phí cho việc sáng tạo tác phẩm.

Việc phổ biến những tác phẩm tinh thần này đến công chúng đã hình thành một nền công nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Trở thành một nền công nghiệp giải trí với sự phát triển ngày càng nhanh về số lượng và phạm vi tham gia của các doanh nghiệp.

Từ đây có thể hiểu chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả không trực tiếp sử dụng tác phẩm mà chuyển giao những quyền của mình cho những tổ chức cá nhân có hoạt động về nghệ thuật.

Việc chuyển giao quyền tác giả quyền liên quan được biểu hiện qua việc chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan và và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả quyền liên quan. Cụ thể:

Chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan

Chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan được trao cho những độc quyền về kinh tế trong việc khai thác tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, âm ghi hình, hay chương trình phát sóng.

Các độc quyền này bao gồm một nhóm quyền tài sản và pháp luật cho phép chủ sở hữu trực tiếp sử dụng để thu được các lợi ích kinh tế. Tuy nhiên họ có thể cân nhắc và quyết định bán toàn bộ hoặc một số quyền cụ thể trong các quyền tài sản của họ.

Theo Luật SHTT, hoạt động giao dịch này được gọi là “hợp đồng chuyển nhượng quyền sáng tác giả quyền liên quan”. Cụ thể tại khoản 1 Điều 45 Luật SHTT định nghĩa: “ chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền tài sản thuộc quyền tác giả quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng bao gồm:

  • Bên chuyển nhượng: Bên chuyển nhượng phải là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc là người được chủ sở hữu ủy quyền.

Bên chuyển nhượng quyền tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm: chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.

Bên chuyển nhượng quyền liên quan bao gồm: cá nhân, tổ chức đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn; cá nhân, tổ chức đầu tư để sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức thực hiện chương trình phát sóng.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu chỉ việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả đồng chủ sở hữu. Kèm theo hợp đồng chuyển nhượng thì phải có văn bản ủy quyền để thể hiện ý chí chung của tất cả đồng chủ sở hữu. Trong trường hợp đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng đối với riêng phần của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

  • Bên được chuyển nhượng: là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan để sử dụng vào mục đích khai thác của họ.

Bên được chuyển nhượng thường là những chủ thể có nhu cầu khai thác tác phẩm trong thương mại như: các hãng phim, Tổ chức phát thanh truyền hình, tổ chức biểu diễn…

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý

Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng

Tại Điều 45 Luật SHTT quy định đối tượng chuyển nhượng quyền tác giả là Quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản thuộc quyền tác giả. Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan bao gồm: Các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; các quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình; các quyền tài sản đối với chương trình phát sóng.

Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều quy định quyền công bố tác phẩm có thể được chuyển  giao với những điều kiện và trong phạm vi cần thiết cho việc sử dụng, khai thác tác phẩm. Chủ sở hữu không bắt buộc phải chuyển giao toàn bộ các quyền và có thể chỉ chuyển ra một một hoặc một số các quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan cho cá nhân, tổ chức khác.

Tại khoản 2 Điều 45 Luật SHTT quy định về việc hạn chế chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

  • Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 trừ quyền công bố tác phẩm;
  • Người biểu diễn Không được chuyển nhượng các quyền nhân thân được quy định tại khoản 2 Điều 29 luật này.

Nội dung và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng chuyển nhượng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá và phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Điều kiện tiên quyết để giao dịch chuyển nhượng quyền tác giả có hiệu lực là bên chuyển quyền phải là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc là người được chủ sở hữu ủy quyền và có quyền chuyển nhượng quyền tác giả.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Đây là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bao gồm cả quyền công bố tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả.

Thông qua hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan, chủ sở hữu cho phép tổ chức cá nhân khác được sử dụng, khai thác tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, âm ghi hình và chương trình phát sóng.

Các hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phổ biến như:

  • Hợp đồng sử dụng quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản;
  • Hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực biểu diễn;
  • Hợp đồng sử dụng tác phẩm trong việc sản xuất bản ghi âm ghi hình;
  • Hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực phát sóng;
  • Hợp đồng sử dụng quyền liên quan đến với chương trình biểu diễn, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng…

Chủ thể của hợp đồng chuyển quyền sử dụng

Với hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có hai bên chủ thể là:

  • Bên chuyển quyền: bên chuyển quyền và là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc là người được chủ sở hữu ủy quyền.
  • Bên được chuyển quyền: là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng.

Nội dung của hợp đồng

Trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có một số lưu ý về điều khoản quan trọng như sau:

  • Về phạm vi quyền được chuyển giao: là phạm vi quyền tác giả, quyền liên quan mà bên chuyển giao cho phép bên kia sử dụng. theo đó cần xác định các vấn đề:

- Loại quyền, số lượng quyền được chuyển giao,

- Phạm vi sử dụng độc quyền hay không độc quyền,

- Giới hạn phạm vi sử dụng về số lượng, lãnh thổ, thời gian, khu vực, thị trường, phương tiện truyền thông…

  • Về thù lao và phương thức thanh toán: chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu quyền liên quan sẽ được nhận thù lao trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức quản lý tập thể đại diện cho quyền lợi của họ theo thỏa thuận.

Đối với hợp đồng sử dụng tác phẩm để biểu diễn, thù lao cho tác giả được tính dựa trên vị trí nơi biểu diễn (biểu diễn tại những sân khấu được xác định theo thỏa thuận). Hoặc sức chứa khán giả của nơi biểu diễn, thời gian biểu diễn…

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38459 sec| 978.094 kb