Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế.

26/09/2022
Và vì sao đầu tư công được xem là một phần không thể thiếu của sự phát triển kinh tế xã hội của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế?

Khái niệm đầu tư công được quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2019: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.” Đầu tư công là những dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn công hay còn có thể hiểu là nguồn vốn từ nhà nước. Để hình thành và triển khai một dự án đầu tư công thì nhà đầu tư cần làm gì? Cần thông qua những bước cơ bản nào. Và vì sao đầu tư công được xem là một phần không thể thiếu của sự phát triển kinh tế xã hội của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế?

Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế.

Khái niệm đầu tư công

Khái niệm đầu tư công được quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2019:

“Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật đầu tư công".

Hoạt động đầu tư công như khái niệm sẽ bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công”

Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:

“a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;

b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.”

Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 92/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, phạm vi điều chỉnh không bao gồm:

“1. Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;

2. Xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có;

3. Các dự án sử dụng vốn đầu tư công; (4) Các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có tính chất đặc thù đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật riêng”.

Theo các quy định nêu trên, các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất là dự án đầu tư có cấu phần xây dựng, phải thực hiện theo quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. Các hoạt động sửa chữa, bảo trì dự án thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư hướng dẫn số 92/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý lao động

Nguyên tắc quản lý đầu tư công

Nguyên tắc quản lý đầu tư công được quy định tại điều 12 Luật đầu tư công năm 2014 như sau:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

+ Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

+ Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

+ Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm: Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;  Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công; Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;  Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;…

Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế.

Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam:

Từ lâu, người ta đã mặc định rằng thúc đẩy đầu tư công chính là động lực vô cùng to lớn để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam, giúp cho nền kinh tế có được sự tăng trưởng tốt bảo đảm cuộc sống của người dân và cộng đồng sinh sống tại Việt Nam. Qua các khảo sát cũng như nghiên cứu qua lý thuyết và thực tế từ năm 1995 cho đến nay đã khẳng định rằng đầu tư công có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Đầu tư được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bản chất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa đầu tư tư nhân và đầu tư công, theo đó đầu tư công thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng có những điểm khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp.

Kết cấu hạ tầng là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc ít nhất với chi phí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấp cho người sử dụng thêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợi ích ngoại lai cho những người sử dụng đó.

Tại Việt Nam, Luật Đầu tư công được ban hành vào năm 2014, trong đó có định nghĩa đầu tư công không bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư và đóng vai trò quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng của đầu tư nói chung. Trong giai đoạn 1995-2013, đầu tư công chiếm 40% tổng đầu tư, cao gấp đôi tỷ trọng FDI và đầu tư tư nhân. Sau khi giảm nhẹ trong năm 2010, năm 2011 tỷ trọng đầu tư công đã phục hồi đạt mức cao của năm 2009 (40,4% tổng vốn đầu tư). Tốc độ tăng trưởng 7,5% trong năm 2013 cũng tương quan mạnh mẽ với mức tăng trưởng đầu tư 7,3% của năm đó. Bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng này, cơ cấu đầu tư công vẫn được coi là có vấn đề ở chỗ là nó quá tập trung vào doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, có hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân và ít thu hút được các loại hình đầu tư khác.

Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả:

Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các DNNN được coi là “tự chủ” của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao. Các Bộ cũng không thể can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNN. Quá trình cổ phần hóa cũng tiến triển chậm, nên sự giám sát các DNNN cũng chưa chặt chẽ. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngoài ngành nghề chính, độc quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ, sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư.

Trong đó, tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Vấn đề tái cấu trúc đầu tư công luôn gắn với việc nâng cao hiệu quả đầu tư là việc làm cần thiết không chỉ nhằm kiềm chế lạm phát mà vấn đề quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.42256 sec| 971.273 kb