Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

26/09/2022
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Tại pháp luật Việt Nam và cụ thể là Luật đầu tư năm 2020 quy định có rất nhiều hình thức đầu tư. Một trong số đó và được ứng dụng nhiều tại Việt Nam là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Cùng tìm hiểu hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

1- Tổ chức kinh tế là gì?

Đầu tư được định nghĩa là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm mang đến cho nền kinh tế xã hội những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng. Theo nghĩa rộng hơn, đầu tư còn có thể được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng. Tại pháp luật Việt Nam và cụ thể là Luật đầu tư năm 2020 quy định có rất nhiều hình thức đầu tư. Một trong số đó và được ứng dụng nhiều tại Việt Nam là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Cùng tìm hiểu hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

Theo quy định tại khoản 21, Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì tổ chức kinh tế được hiểu là tổ chức được thành lập và được hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các loại hình tổ chức như: Doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác có chức năng thực hiện hoạt đồng đầu tư kinh doanh theo quy định định pháp luật.  Đồng thời theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức kinh tế theo Pháp luật liệt kê bao gồm: doanh nghiệp/Hợp tác xã và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật dân sự.

Vậy căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư và quy định pháp luật khác có liên quan thì tổ chức kinh tế có thể hiểu là chỉ các đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ được tổ chức và thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. Mục đích thành lập của tổ chức kinh tế là để tạo ra lợi nhuận kinh tế, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khái lược về hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập những tổ chức kinh tế như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Khi muốn thực hiện hoạt động đầu tư thì các đối tượng có nhu cầu có thể tiến hành thành lập tổ chức kinh tế. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế thì cần đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định pháp luật.

Dựa trên khái niệm về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì đặc điểm của thành lập tổ chức kinh tế bao gồm:

(i) Chủ thể muốn thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện việc đầu tư cần có những giấy tờ cần thiết phù hợp với quy định pháp luật thì mới có đầy đủ tư cách chủ thể để tiến hành thành lập. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế mới cần chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của nhà nước;

(ii) Hình thành nên tổ chức kinh tế mới theo quy định pháp luật. Hình thức này sẽ làm phát sinh một tổ chức kinh tế khi thực hiện đầy đủ các hồ sơ thủ tục. Thực hiện hoạt động đầu tư dựa trên hoạt động của tổ chức kinh tế đã thành lập theo quy định pháp luật.

Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 44 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

Tại pháp luật Việt Nam quy đinh những nội dung về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau.  Về điều kiện thành lập doanh nghiệp có các điều kiện như điều kiện về chủ thể (quyền thành lập doanh nghiệp), điều kiện về ngành nghề kinh doanh (các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định), điều kiện về tên dự kiến, điều kiện về trụ sở chính, điều kiện về hồ sơ đăng ký thành lập.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

3- Về điều kiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

(i) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

(ii) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

4- Về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

+ Nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư;

+ Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

5- Người có quyền thành lập tổ chức kinh tế

Những đối tượng sau có quyền thành lập các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam:

(i) Nhà đầu tư có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo điều 22, Luật đầu tư năm 2020 (hướng dẫn chi tiết Theo Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài).

(ii) Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

(iii) Những cá nhân (xã viên) đáp ứng đầy đủ quy định tại các điều 19 đến điều 28 thuộc Chương III, của Luật hợp tác xã 2012 quy định về thành lập và đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo dạng này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.43829 sec| 965.547 kb