Một số nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

21/09/2022
Cần lưu ý một số vấn đề pháp luật Việt Nam quy đinh. Cùng tìm hiểu một số nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam dưới bài viết này.

Đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Luật đầu tư năm 2020. Cụ thể là Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì dù nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư Việt Nam cũng cần biết nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Cần lưu ý một số vấn đề pháp luật Việt Nam quy đinh. Cùng tìm hiểu một số nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam dưới bài viết này.

Một số nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Khái niệm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Pháp luật quy định có những doanh nghiệp lựa chọn ngành, nghề thông thường để kinh doanh, có những doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh những ngành, nghề có thể có những ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, môi trường, sức khoẻ cộng đồng V.V., và cũng có doanh nghiệp kinh doanh cùng lúc ngành, nghề thuộc cả hai nhóm này. Việc phân loại ngành, nghề đầu tư kinh doanh, phân loại điều kiện kinh doanh (bao gồm điều kiện thành lập doanh nghiệp và các điều kiện kinh doanh áp dụng với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) để quản lý và kiểm soát là việc làm cần thiết và phù hợp trong xu thế thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh Vực kế hoạch và đầu tư hiện nay.

Theo nghĩa hẹp, điều kiện đầu tư kinh doanh (còn được gọi là điều kiện kinh doanh) được định nghĩa trong sự phân biệt với điều kiện thành lập doanh nghiệp, theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định và áp dụng đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện. Điều kiện đầu tư kinh doanh là những yêu cầu, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải đáp ứng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xầ hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng? Cơ quan có thẩm quyền quyết định Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là Quốc hội. Ở thời điểm ban hành Luật Đầu tư năm 2014, Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 quy định danh mục này gồm 267 ngành nghề , ví dụ: dịch vụ mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán...

Như vậy, điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản, đó là:

Thứ nhất, về chủ thể ban hành quy định về điều kiện kinh doanh

Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Năm 2014, Quốc hội quy định có 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện1 và năm 2016, Quốc hội quy định chỉ còn 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 và Ngày 22/11/2016, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư).

Thứ hai, về phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh

Điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam áp dụng đối với các chủ thể có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, về mặt lý luận, điều kiện kinh doanh luôn gắn với ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Đây là những ngành, nghề mà sự tồn tại, phát triển của nó sẽ có ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội... Pháp luật không cấm kinh doanh, nhưng cần thiết phải có sự kiểm soát phù hợp để bảo đảm lợi ích nhiều mặt khi tiến hành đầu tư kinh doanh.

Thứ ba, về đối tượng thực hiện quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

Đối tượng thực hiện quy định-về điều kiện kinh doanh là các chủ thể kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Mọi doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh đều phải thực hiện quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh nếu có đăng ký kinh doanh những ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thứ tư, về thẩm quyền công nhận, xác nhận đủ điều kiện kinh doanh

Tuỳ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ có thẩm quyền công nhận, xác nhận điều kiện kinh doanh. Ví dụ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan...

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Một số nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Phân loại điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Dựa vào nội dung của điều kiện đầu tư kinh doanh, có thể chia thành các loại:

+ Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật:

Tuỳ thuộc vào yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, pháp luật có quy định một số điều kiện về vị trí hoạt động sản xuất, kinh doanh (cách xa khu dân cư hoặc cách xa noi ô nhiễm...), điều kiện về diện tích kho bãi, cửa hàng, hàng rào ngăn cách (kinh doanh kho bãi, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan...), điều kiện về phương tiện vận chuyển, điều kiện lưu giữ, bảo quản, hệ thống thông tin phần mềm, hệ thống camera...

+ Điều kiện về nhân sự:

Điều kiện về nhân sự là những điều kiện về con người với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, được quy định phù hợp với mỗi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

- Dựa vào cách thức thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục xác nhận việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh, có thể chia thành hai loại:

+ Loại điều kiện kinh doanh cần thực hiện thủ tục xác nhận bằng văn bản

Thuộc nhóm này, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Trong một số trường họp, pháp luật tuy không yêu câu doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin phép hoặc đăng ký để được cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép nhưng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố công khai việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

+ Loại điều kiện kinh doanh do doanh nghiệp tự thực hiện, không phải làm thủ tục xác nhận hoặc xin phép.

Thuộc nhóm này, doanh nghiệp tự đối chiếu các điều kiệh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện về nhân sự và có nghĩa vụ tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động. Có nhiều điều kiện kinh doanh thuộc loại này, như điều kiện kinh doanh áp dụng cho cơ sở sản xuất, buôn bán, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện nuôi động vật rừng thông thường...

Bảo đảm điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh là yêu cầu bắt buộc. Pháp luật nghiêm cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động (Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thuỷ sản; thực phẩm và Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014, hiện nay đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020).

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ pháp lý thuế - kế toán

Thủ tục bổ sung những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Khi có hoạt động kinh doanh ngành, nghề thuộc nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh. Thủ tục này được thực hiện sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc sau khi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong quá trình hoạt động.

Thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục thông báo đủ điều kiện kinh doanh có một số điểm đặc trưng như sau:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý yêu cầu của doanh nghiệp là cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công an, Sở Y tế...

- Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục là các luật chuyên ngành hoặc các nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh ttong từng lĩnh vực cụ thể.

- Loại thủ tục cần thực hiện: Đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Một số nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
5.70407 sec| 973.297 kb