Doanh nghiệp nhượng quyền: lựa chọn mô hình phù hợp nhất

09/06/2024
Chu Minh Đức
Chu Minh Đức
Khi chuyển đổi hoặc khởi nghiệp nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền cần cân nhắc và lựa chọn mô hình nhượng quyền thích hợp nhất, cân bằng nhất giữa nhu cầu và cơ hội phát triển bên ngoài với khả năng và nguồn lực hỗ trợ bên trong của doanh nghiệp.

1- Mô hình nhượng quyền chi nhánh

Ngoài việc là mô hình phổ biến nhất đối với doanh nghiệp khi mới bắt đầu nhượng quyền thì mô hình nhượng quyền chi nhánh (single unit franchising) cùng là mô hình nhượng quyền phổ biến nhất trên thế giới. Khi thương hiệu được thành lập hoặc đặt tổng hành dinh tại thị trường nào, thị trường đó thường là do doanh nghiệp đứng ra tự phát triển và áp dụng mô hình nhượng quyền chi nhánh. Như vậy, đối với thương hiệu nhượng quyền Việt Nam, đây đương nhiên cũng sẽ là mô hình tiềm năng nhất.

Nhượng quyền chi nhánh là hình thức doanh nghiệp nhượng quyền cấp phép vận hành và kinh doanh một chi nhánh cho đối tác nhận quyền. Đối tác nhận quyền là người đứng ra đầu tư và cũng là người quản lý và vận hành chi nhánh. Mô hình này đòi hỏi đối tác nhận quyền phải là người có kỹ năng, kiến thức quản lý và cam kết tham gia vận hành, quản lý chi nhánh. Tại các thị trường phát triển, để tiết kiệm chi phí lao động và quản lý, đối tác đầu tư thông thường là người đứng ra vận hành và quản lý chi nhánh hàng ngày.

Tuy nhiên, tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam, người có khả năng đầu tư thường chỉ giữ vai trò chủ đẩu tư, thường giao việc vận hành, quản lý lại hoặc cho người nhà, hoặc cho quản lý chi nhánh, và do đó không trực tiếp tham gia quản lý chi nhánh. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp nhượng quyền cần phái quy định rô các yêu cẩu về phẩm chất và khả năng của nhân sự quản lý chi nhánh, không phân biệt người nhà hay nhân sự tuyển dụng, nhằm đảm bào việc quàn lý vận hành chi nhánh đúng chuẩn và hiệu quả.

Thông thường, trong hợp đồng nhượng quyền, doanh nghiệp có thể quy định về quyền hạn phỏng vẩn và phê duyệt nhân sự quản lý điều hành chi nhánh. Đây là mô hình thường được doanh nghiệp nhượng quyền sử dụng nhiều nhất tại thị trường bân địa. Trong trường hợp doanh nghiệp nhượng quyền là doanh nghiệp Việt Nam, mô hình nhượng quyền chi nhánh chắc chắn sẽ là mô hình đầu tỉên mà doanh nghiệp sử dụng để phát triển tại thị trường Việt Nam.

Đối với các đối tác nhận quyền chi nhánh đã vận hành và kinh doanh thành công, doanh nghiệp nhượng quyền có thể khuyến khích đối tác đầu tư chi nhánh mới với chính sách ưu đãi. Từ đối tác nhận quyền một chi nhánh, đối tác có thể trở thành đối tác nhận quyền nhiều chi nhánh (multi- unit franchise). Mặc dù cùng một chủ sở hữu, về pháp lý, các chi nhánh này vẫn ký kết hợp đồng và được quản lý theo mô hình nhượng quyền chi nhánh.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp nhượng quyền vân có the sư dụng hình thức multi-unit như trên để ký kết mở một thị trường mơi, cho phép cả doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyen tham do thi trường trước khi tiến hành các thỏa thuận cao hơn, ví dụ như trường hợp của thương hiệu nhượng quyền cửa hàng kem Dairy Queen ký kết với đối tác công ty QSR tại Việt Nam.

Đây là một trong những thương hiệumhượng quyền đặc biệt chú trọng việc tham gia vận hành và quản lý của đối tác nhận quyền. Năm 2015, Kumon được binh chọn thứ 20 trong bảng xếp hạng các thương hiệu nhượng quyền tiềm năng nhất. Theo báo Entrepreneur, Kumon không cho phép đối tác đầu tư mà không tham gia quản lý, và hiện nay 100% đối tác nhận quyền của Kumon là đối tác trực tiếp vận hành và quản lý chi nhánh.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Mô hình nhượng quyền - hợp đồng quản lý

Tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam, đối tác nhận quyền chi nhánh đôi khi là những cá nhân có ngân sách đầu tư nhưng không muốn trực tiếp điều hành và quản lý. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng mô hình nhượng quyền chi nhánh kết hợp với việc thỏa thuận ký kết một hợp đồng quản lý, gọi là mô hình hợp đồng quản lý (Management contract).

Hợp đổng này quy định doanh nghiệp nhượng quyền chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chi nhánh nhận quyền và do đó hưởng doanh thu là phí quản lý theo thỏa thuận. Tùy thuộc vào thỏa thuận và tình hình thị trường mà phí quản lý có thể là sự kết hợp giữa phí cố định và tỷ lệ phần trăm trên lãi hoạt động của chi nhánh hàng tháng. Trên thế giới, mô hình này được sử dụng rất phổ biến trong ngành nhượng quyền khách sạn với các thương hiệu nhượng quyền của các tập đoàn nổi tiếng như Accor, IHG, Starwoods.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

3- Nhượng quyền cấp 1 hay nhượng quyền độc quyền khu vực

Không có một công thức chung nào cho mô hình nhượng quyền cấp 1 hay nhượng quyền độc quyền khu vực (Master franchising). Mô hình này là quan hệ cấp phép của doanh nghiệp nhượng quyền cho một đối tác doanh nghiệp khác được quyền quản lý và phát triển hệ thống nhượng quyền trong phạm vi một khu vực/lãnh thổ do hai bên đồng ý và quy định. Ví dụ khi doanh nghiệp nhượng quyền cấp phép cho một đối tác doanh nghiệp khác toàn quyền phát ưiển hệ thống chi nhánh tại Hà Nội chẳng hạn thì mô hình này gọi là mô hình nhượng quyền độc quyền khu vực.

Thay vì tự mình thiết lập văn phòng và đội ngũ hỗ trợ, phát triển tại một khu vực địa lý khác, doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình nhượng quyền độc quyền khu vực để tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh các rủi ro về đầu tư và hoạt động tại một thị trường địa lý không quen thuộc. Ngoài ra, mô hình này có thể giúp doanh nghiệp nhượng quyền phát triển hệ thống nhanh chóng hơn nhờ vào nguồn lực và kinh nghiệm thị trường sẵn có của doanh nghiệp địa phương.

Dưới mô hình này, đối tác nhận quyền độc quyền khu vực được phép nhượng quyền cấp 2 (hay thứ cấp), và chịu hoàn toàn trách nhiệm hỗ trợ và quản lý các đối tác nhận quyền cấp 2 trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Mô hình này thường được sử dụng nhất khi doanh nghiệp nhượng quyền phát triển ra khu vực hoặc quốc tế, với khu vực lãnh thổ quy định là một quốc gia, ví dụ như Malaysia hoặc một cụm quốc gia, ví dụ như khối ASEAN. Thương hiệu Dunkin’ Donuts đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam qua hình thức nhượng quyền này với Công ty TNHH Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Việt Nam (VFBS), thuộc Tập đoàn Imex Pan Pacific.

Đối với thị trường Việt Nam, do tính chất ngành kinh doanh nhượng quyền chưa phát triển, do kinh nghiệm phát triển nhượng quyền của cà doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền chưa dày dặn, việc cấp phép cho đối tác nhận quyền độc quyền có quyền nhượng quyền thứ cấp sè mang lại nhiều trở ngại trong vấn đề quản lý.

Trừ phi đối tác nhận quyền là một tổ doanh nghiệp đã có kinh nghiệm về nhượng quyền và có khả năng tổ chức quản lý và hỗ trợ đối tác nhận quyền thứ cấp, doanh nghiệp Việt Nam không nên sử dụng mô hình này trong giai đoạn hiện tại. Đây là mô hình phát triển thích hợp hơn khi doanh nghiệp Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài, đặc biệt tại các nước đã phát triển về kinh doanh nhượng quyền.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Hợp đồng hợp tác phát triển khu vực

Mô hình hợp đồng hợp tác phát triển khu vực  (Area Developer) cũng do doanh nghiệp nhượng quyền cấp phép cho đối tác là một doanh nghiệp khác quyền sở hữu và phát triển một khu vực lãnh thổ nhất định. Điểm khác biệt cơ bản giữa mô hình hợp tác phát triển khu vực và mô hình nhượng quyền độc quyền là đối tác nhận quyền không có quyền nhượng quyền thứ cấp.

Ngoài ra, khu vực quy định trong hợp đồng có thể không độc quyền, nghĩa là có thể ngoại trừ các địa điểm đặc biệt, chiến lược, hoặc quan trọng đối với hình ảnh và sự phát triển của thương hiệu. Các địa điểm này thay đổi tùy theo điều kiện thị trường và do hai bên bàn bạc, thỏa thuận, ví dụ như sân bay, sân vận động, nhà ga, khu vui chơi giải trí....

Lý do ngoại trừ có thể là do doanh nghiệp nhượng quyền đã có quan hệ/hợp đồng hợp tác với một đối tác khác độc quyền khai thác các địa điểm đặc biệt trên, hoặc do khó khăn, hạn chế của đối tác hợp tác phát triển khu vực trong việc tiếp cận và ký kết hợp đồng thuê tại các địa điểm này.

Ví dụ: trong trường hợp của thương hiệu nhượng quyền Gloria Jean’s Coffees tại thị trường Malaysia, đối tác nhận quyền độc quyền được cấp phép phát triển độc quyền toàn lãnh thổ, ngoại trừ khu vực sân bay, và tất cả các khu vực sân bay được ký kết nhượng quyền không độc quyền với một đối tác chuyên quản lý sân bay nội địa và quốc tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

5- Mô hình nhượng quyền đối tác đại diện khu vực

Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền có quy mô nhỏ, chưa đủ nguồn lực để đầu tư và phát triển đội ngũ hỗ trợ có kiến thức, kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể bổ nhiệm một công ty tư vấn hoặc một cá nhân nhất định đại diện cho thương hiệu để phát triển và hỗ trợ đối tác nhận quyển trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Đôi khi, doanh nghiệp nhượng quyền cùng cổ thể ký kết hợp đồng đại diện khu vực với một đối tác hợp tác phát triến khu vực hiện có để hợp tác phát triển và hỗ trợ một khu vực khác lân cận.

Mô hình nhượng quyền đối tác đại diện khu vực (Area Representative) rất thích hợp cho các thương hiệu khu vực hoặc quốc tê cổ quy mô nhỏ khi phát triển ra các thị trường địa lý xa xôi, và cùng là mô hình vô cùng thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm về quản lý và phát triển nhượng quyền. Khi quy mô hoạt động tăng lên và ngân sách đầu tư cho phép, doanh nghiệp có thể tự mình thành lập đội ngù phát triển và hỗ trợ.

Hiện nay, trên thế giới, mô hình này được các thương hiệu quốc tế sử dụng nhiều nhất tại thị trường Trung Quốc do nhừng rào cản về ngôn ngữ và tính chất phức tạp của thị trường khổng lồ này. Ví dụ thương hiệu Yakun Café của Singapore sử dụng mô hình này để thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

6- Mô hình liên doanh

Mô hình liên doanh (Joint Venture) được sử dụng rất phổ biến đối với các thương hiệu quốc tế lớn. Các động cơ chính thúc đẩy việc sử dụng mô hình này bao gồm:

(i) Thị trường hợp tác là một thị trường chiến lược, có thể là thị trường quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, hay là thị trường có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thương hiệu trong khu vực, ví dụ như ảnh hưởng của thị trường UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập) đến khu vực Trung Đông, hay ảnh hưởng của thị trường Singapore tại khu vực châu Á.

(ii) Doanh nghiệp nhượng quyền không có hoặc chưa có kinh nghiệm phát triển hoặc quan hệ cần thiết tại thị trường, cần đối tác địa phương hỗ trợ. Việc lựa chọn đối tác liên doanh và đàm phán hình thức hợp tác tất nhiên rất quan trọng đối với mô hình này, nhất là tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam.

(iii) Doanh nghiệp nhượng quyền dồi dào về tài chính và mong muốn chủ động và trực tiếp tham gia phát triển và quản lý thị trường. Khi thị trường đã phát triển và doanh nghiệp nhượng quyền đã có đủ kinh nghiệm quản lý thị trường, doanh nghiệp nhượng quyền có thể tiến hành mua lại cổ phần của đối tác và tự mình điều hành, quản lý.

(iv) Do không có áp lực về tài chính, doanh nghiệp nhượng quyền sử dụng mô hình này tại các thị trường tiềm năng như một hình thức tầng doanh thu. Việc phân chia lợi nhuận kinh doanh khi thị trường thành công bao giờ cũng mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần so với việc thu phí nhượng quyền hàng tháng.

Khi sử dụng mô hình này, thông thường doanh nghiệp nhượng quyền tiến hành thành lập công ty liên doanh cùng với đối tác địa phương. Công ty liên doanh này trở thành đối tác được cấp phép (licensing) sử dụng va phát triển thương hiệu tại thị trường quy định. Khi cấp phép (licensing) doanh nghiệp nhượng quyền không có trách nhiệm hỗ trợ đối tác như hồ trợ các đối tác nhận quyền độc quyền hay đối tác phát triển khu vực.

Tùy theo thỏa thuận, doanh nghiệp nhượng quyền bổ nhiệm đại diện tham gia hội đồng quản trị của liên doanh, và trong nhiều trường hợp có thể trưc tiếp tham gia quản lý hoạt động tại thị trường.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

7- Mô hình kết hợp

Tùy thuộc vào tình hình thị trường và việc thương thuyết giữa hai bên, doanh nghiệp nhượng quyền có thể kết hợp các mô hình nhượng quyền trên thành một mô hình đặc thù cho đối tác và thị trường tương ứng. Không có một công thức chung cho việc kết hợp như thế nào. Tuy nhiên, các hình thức kết hợp thường sử dụng nhất có thể bao gồm:

(i) Kết hợp nhượng quyền chi nhánh giai đoạn 1 với nhượng quyền phát triển khu vực trong giai đoạn 2;

(ii) Kết hợp nhượng quyền phát triển khu vực trong giai đoạn 1 và nâng cấp thành nhượng quyền độc quyền trong giai đoạn 2;

(iii) Kết hợp nhượng quyền phát triển khu vực trong giai đoạn 1 và đại . diện khu vực khác trong giai đoạn 2;

(iv) Kết hợp mô hình liên doanh, tự phát triển một khu vực và nhượng quyền tại các khu vực khác;

(v) Do tính chất linh hoạt, mô hình kết hợp được sử dụng rất nhiều trong nhượng quyền quốc tế.

Kết luận: Các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nhượng quyền thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, nhưng đều dựa trên các nền tảng chính đó là: Mức độ lợi nhuận kinh doanh; chi phí đầu tư; khu vực địa lý có thể phát triển nhượng quyền; vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền; cơ sở vật chất và năng lực của doanh nghiệp nhượng quyền; khả năng kiểm soát kinh doanh của doanh nghiệp nhượng quyền; yêu cầu về đào tạo cho đối tác; yêu cầu về hỗ trợ đối tác tại chi nhánh; thực tế áp dụng của ngành nhượng quyền tại Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Doanh nghiệp nhượng quyền: Lựa chọn mô hình phù hợp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Doanh nghiệp nhượng quyền: Lựa chọn mô hình phù hợp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Doanh nghiệp nhượng quyền: lựa chọn mô hình phù hợp nhất

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.70298 sec| 1008.906 kb