Vấn đề chuyển giao quyền đối với giống cây

14/09/2022
Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng bao gồm hai hình thức là chuyển nhượng quyền và chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Cụ thể về vấn đề này, kính mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng bao gồm hai hình thức là chuyển nhượng quyền và chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Cụ thể về vấn đề này, kính mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Việc chuyển giao quyền đối với giống cây trồng có thể thực hiện qua hai hình thức, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng.

Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Đây là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng kí tại cơ quan quản lí nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định, bên chuyền nhượng chấm dứt quyền sở hữu đối với giống cây trồng.

Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cày trồng, được quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bào hộ bao gồm:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng;
  • Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng về các nội dung như trên. Bên chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng kí hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng và phải nộp lệ phí theo quy định.

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyên sử dụng đối với giống cây trồng của minh. Với trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Hình thức chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lí quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng. Đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.

Nội dung hợp đồng chuyển giao quyền

Về nội dung của hợp đồng được quy định bao gồm:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng thể hiện qua bằng bảo hộ giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Phạm vi chuyển giao, giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ: Trong đó, chủ bằng bảo hộ có quyền chuyển giao cho người khác sử dụng một hoặc một số quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ:

- Sản xuất hoặc nhân giống;

- Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

- Chào hàng;

- Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;

- Xuất khẩu; nhập khẩu; lưu giữ đề thực hiện các hành vi kể trên;

  • Thời hạn hợp đồng: do các bên thoả thuận nhưng phải trong phạm vi hiệu lực của bằng bảo hộ giổng cây trồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Tại Điều 195 Luật SHTT có quy định về căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các bộ, cơ quan ngang bộ khác, phù hợp với lĩnh vực quản lý của mình. Có thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần có sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền giống cây trồng. Trong các trường hợp sau:

  • Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân. Hoặc cần đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
  • Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc kí kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng. Mặc dù trong một thời gian hợp lí đã cố gắng thương lượng với mức giá, các điều kiện thương mại thỏa đáng;
  • Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật.

Khi ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ trong các trường hợp nêu trên, cơ quan nhà nước phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;

- Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước. Trừ trường hợp người nắm độc quyền sử dụng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

- Người được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác. Trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

Người được chuyển giao quyền phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sừ dụng. Tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, và phù hợp với khung giá đền bù được quy định bởi Chính phủ.

Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

Liên quan đến lợi ích của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. Khi họ bị bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng, tại Điều 197 Luật SHTT có quy định về các quyền của họ trong những trường hợp trên như sau:

Được nhận đền bù tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao. Hoặc tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn tương ứng;

Có quyền yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sửa đổi, đình chỉ hay huỷ bỏ hiệu lực của việc ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng. Khi điều kiện dẫn đến việc chuyển giao này đã chấm dứt và việc sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao theo quyết định bắt buộc.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ pháp lý thương mại 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Vấn đề chuyển giao quyền đối với giống cây

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.91643 sec| 968.297 kb