Hành vi phạm tội - Cấu trúc tâm lý

06/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Hành vi phạm tội là một dạng hành vi và cũng có đầy đủ các yếu tố cấu thành của hành vi. Nhưng nó khác hành vi bình thường của con người bởi xu hướng chống đối xã hội và phương thức thực hiện mục đích. Xu hướng chống đối xã hội của hành vi phạm tội được biểu hiện rõ khi phân tích quá trình hình thành động cơ, đề ra mục đích, quyết định thực hiện hành vi cũng như sự lựa chọn phương thức nhằm đạt mục đích đã đề ra và sự thay đổi ý định phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm với các hình thức lỗi khác nhau.

1- Khái quát về cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội

Việc tìm hiểu vấn đề cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội sẽ làm rõ nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến hành vi phạm tội, như nguồn gốc, động lực thúc đẩy, diễn biến và hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.

Hành vi phạm tội là một dạng hành vi và cũng có đầy đủ các yếu tố cấu thành của hành vi. Nhưng nó khác hành vi bình thường của con người bởi xu hướng chống đối xã hội và phương thức thực hiện mục đích. Xu hướng chống đối xã hội của hành vi phạm tội được biểu hiện rõ khi phân tích quá trình hình thành động cơ, đề ra mục đích, quyết định thực hiện hành vi cũng như sự lựa chọn phương thức nhằm đạt mục đích đã đề ra và sự thay đổi ý định phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm với các hình thức lỗi khác nhau.

Vì vậy, có thể nói rằng thành phần cấu trúc của hành vi phạm tội bao gồm: [1] Nhu cầu và lợi ích; [2] Động cơ, mục đích và ý định phạm tội; [3] Quyết định thực hiện hành vi phạm tội; [4] Phương thức thực hiện hành vi phạm tội.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

2- Nhu cầu và lợi ích

[a] Nhu cầu

Nhu cầu và việc thoả mãn nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội. Nhà tâm lý học Nga A.G.Côvaliov viết: "Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân và của vài nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện để sống và phát triển. Nhu cầu quy định hướng lựa chọn của ý nghĩ, rung cảm và ý chí của con người. Nó quy định hoạt động của cá nhân, nhóm xã hội và của cả một giai cấp, một dân tộc, một thời đại".

Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và không có giới hạn cũng như không bao giờ được hoàn toàn thoả mãn. Nó muôn màu, muôn vẻ đối với mọi người, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, mọi thế hệ, mọi dân tộc. Nhà tâm lý học Nema đã đưa ra hai nhận định có tính chất quy luật về nhu cầu:

- Một nhu cầu đã được thoả mãn thì không còn là động lực thúc đẩy hành vi và ứng xử của con người trong xã hội nữa;

Hầu hết mọi người đều có một hệ thống nhu cầu. Khi nhu cầu này được thoả mãn thì nhu cầu kia trở nên bức xúc hơn. Con người không bao giờ được thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu. Sự ước muốn của con người là vô tận dẫn đến hoạt động bất tận.

Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, nhu cầu thực hiện chức năng động lực thúc đẩy hành vi của người phạm tội. Nó quy định xu hướng lựa chọn các ý định, động cơ, mục đích phạm tội. Ngoài những đặc điểm của nhu cầu chung, nhu cầu của người phạm tội được đặc trưng bởi:

- Tính nhỏ nhen, hẹp hòi, thiên về vật chất, thực dụng;

- Tính hẹp hòi của những nhu cầu xã hội cần thiết (nhu cầu lao động, nhu cầu đạo đức...);

- Tính cao siêu, vượt quá nhu cầu trung bình ngoài khả năng thoả mãn cho phép;

- Tính đồi bại, suy thoái.

Nhu cầu con người và nhu cầu xã hội nói chung thường có phần cao hơn khả năng hiện có và đây là cơ sở cho sự phát triển đi lên. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng thực tế có thể trở thành điều kiện (nhưng không phải nguyên nhân) của hành vi phạm tội (khi mức thoả mãn nhu cầu quá thấp).

Nhu cầu quá lớn, lòng tham lam, tính đố kỵ, ý muốn "hơn người" thường dẫn đến hành vi tham ô, hối lộ, trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt V.V..

[b] Lợi ích

Lợi ích là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi, là sự nhận thức nhu cầu và so sánh nó với những điều kiện và công cụ, phương tiện thực hiện đang có. Lợi ích cũng là xu hướng nhận thức đối tượng có ý nghĩa được cá nhân lựa chọn và có nội dung phong phú về mặt tình cảm.

Lợi ích con người thể hiện ở mối quan hệ của cá nhân với điều kiện hiện tại, với cái ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống của nó trong tương lai. Đôi khi những dạng hành vi nhất định trở thành lợi ích độc lập của cá nhân, tách khỏi điều kiện xuất phát. Hành vi vu khống, vu oan giáo họa, đổ lỗi cho người khác, cãi cọ, và thậm chí vi phạm pháp luật thường biểu hiện như hình thức biến dạng của sự khẳng định và của "tính tích cực xã hội".

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Động cơ, mục đích, ý định phạm tội

[a] Động cơ phạm tội

Động cơ là yếu tố bên trong, là động lực thúc đẩy hành vi của con người.

Động cơ phạm tội là tất cả những gì bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: Giết người vì động cơ đê hèn, hoặc để che dấu một tội phạm khác...

Nhu cầu của con người khi đã được nhận thức và có khả nàng thực hiện thì nó trở thành động cơ.

Động cơ và thái độ xử sự của con người là hiện tượng hết sức phức tạp, nó không chỉ xuất hiện trong mỗi cá nhân trên cơ sở các nhu cầu cấp thiết, mà cả trong các mối quan hệ của cá nhân với người khác, với hoàn cảnh xã hội. Hành vi của một con người trong trạng thái bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định. Trong những trường hợp phạm tội với lỗi cố ý thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ phạm tội thúc đẩy. Chỉ trong trường hợp phạm tội vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin thì hành vi mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy. Thường những tội phạm này được thực hiện do xung đột tình cảm được tích tụ lại, thiếu sự chi phối của kích thích bên trong. Đôi khi hình ảnh xuất hiện đột ngột, kích động con người hành động mà không phân tích kỹ lưỡng hậu quả tất yếu của nó hoặc họ không biết hành vi của mình là hành vi phạm tội, hoặc tin hành vi của mình không trở thành hành vi phạm tội. Có những trường hợp con người hành động không theo ý muốn của mình và đã dẫn đến phạm tội. Trong trường hợp như vậy động co hành động mang tính chất bắt buộc.

Động cơ cũng như mục đích hành động là khái niệm tâm lý học. Nhưng trong hành vi phạm tội, động cơ thuộc phạm trù pháp luật hình sự. Phát hiện ra động cơ phạm tội và nghiên cứu chúng sẽ rất thiết thực đối với việc:

- Xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

- Dự báo khả năng tái phạm của người phạm tội;

- Xác định khung hình phạt đối với người phạm tội;

- Xác định những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Thường những hành vi phạm tội xuất phát từ những động cơ sau:

- Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi muốn có đồ vật quý, có tích lũy lớn, làm giàu bất chính;

- Động cơ gắn liền với những suy tính nhằm nâng cao thể diện cá nhân (muốn hơn người, có địa vị xã hội cao);

- Động cơ mang tính chất hiếu chiến trong khi đó lại có mâu thuẫn cá nhân, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích của người khác, của xã hội, không tôn trọng nhân phẩm con người;

- Động cơ đi ngược lại lợi ích xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.

[b] Mục đích phạm tội

Khi xem xét hành vi phạm tội như là một hành vi có lý trí, có nghĩa là chủ thể phải thấy trước kết quả tương lai của hành vi mà mình sẽ thực hiện (tức là mục đích hành vi). Mục đích hành vi xác định tính chất và phương thức hành động, lựa chọn công cụ, phương tiện thực hiện để đạt kết quả.

Mục đích phạm tội là cái mà người phạm tội đặt ra trong trí óc của mình và mong muốn đạt đến bằng hành vi phạm tội.

Người phạm tội khi thực hiện tội phạm đều nhằm tới những mục đích nhất định. Nhưng chỉ có thể nói đến mục đích phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt những mục đích nhất định. Còn ở trường hợp phạm tội khác (như phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin) người phạm tội cũng có mục đích, nhưng đó chỉ là mục đích của hành vi, vì người phạm tội hoàn toàn không mong muốn thực hiện một tội phạm, họ hoặc không biết hành vi của mình có thể trở thành một tội phạm hoặc biết nhưng không muốn nó trở thành tội phạm.

Mục đích của hành vi phạm tội không do điều kiện khách quan mà do chủ thể định ra và được nhận thức như yếu tố cần thiết và có khả năng thực hiện trong điều kiện nhất định. Sự hình thành mục đích là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành hành vi phạm tội.

Sau khi nhận thức nhu cầu và lợi ích của bản thân, chủ thể phân tích điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, đắn đo suy nghĩ đưa ra phương án thích hợp với mong muốn của chủ thể. Trong số các phương án có khả năng thực hiện, chủ thể cân nhác, lựa chọn một phương án tối ưu nhất theo ý định chủ quan.

Việc lựa chọn mục đích là do động cơ quyết định. Động cơ là động lực thúc đẩy hành vi con người. Nhu cầu con người khi đã được nhận thức và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ. Từ động cơ người ta xác định mục đích hành vi, vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được kết quả tối ưu.

[c] Mối quan hệ giữa động cơ và mục đích

Động cơ và mục đích liên quan chặt chẽ với nhau. Nhờ động cơ thúc đẩy nên người phạm tội mới hành động quyết liệt để thực hiện mục đích đã định. Động cơ là nguyên nhân chủ quan, còn mục đích là xu hướng ý chí của hành vi. Trong quá trình hình thành hành vi phạm tội thì mục đích là hình ảnh của kết quả mà người phạm tội nhằm đạt được, còn động cơ là nhân tố thúc đẩy họ đi đến kết quả đó. Vì có sự gần gũi như vậy giữa động cơ và mục đích, cho nên hai khái niệm này có khi được dùng thay thế cho nhau.

[d] Ý định phạm tội

Động cơ và mục đích được gọi chung là ý định phạm tội.

Ý định phạm tội là một hiện tượng năng động. Nó xuất hiện trên cơ sở những động lực nhất định thúc đẩy và gắn liền với sự phân tích, đánh giá hoàn cảnh cụ thể, và việc xác định mục đích cụ thể. Trước khi hoàn thành hành vi phạm tội, ý định phạm tội không mang tính khách quan. Nó là yếu tố tâm lý có tính chất chủ quan.

Trong lĩnh vực pháp luật hình sự, chủ thể chịu trách nhiệm hình sự không phải là vì ý định phạm tội của mình, mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người phạm tội đã có những hành vi nguy hiểm cụ thể để thực hiện ra bên ngoài thế giới khách quan. Ví dụ như: tìm kiếm dao súng, để giết người (giai đoạn chuẩn bị phạm tội) hoặc can phạm đã có những hành vi đâm, bắn, bóp cổ trong tội giết người (giai đoạn thực hiện tội phạm). Tuy nhiên khi đã xác định ý định phạm tội thì đó chính là cơ sở tâm lý dẫn đến việc thực hiện tội phạm.

Ý định phạm tội quan hệ chặt chẽ với điều kiện thực hiện tội phạm. Điều kiện thay đổi có thể làm thay đổi ý định phạm tội hoặc làm xuất hiện ý định phạm tội mới. Ví dụ: lúc đầu chủ thể có ý định trộm cắp nhưng khi điều kiện thay đổi y thực hiện hành vi cướp. Ý định sẽ biến mất khi không có điều kiện khách quan thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Đôi khi có điều kiện phạm tội nhưng chủ thể tự nguyện từ bỏ ý định phạm tội vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

 

4- Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Cực điểm dẫn đến hành vi phạm tội là việc hình thành quyết định hành động cụ thể, sự "khẳng định" hoàn toàn phương án đã chọn là thời điểm xuất phát để thực hiện hành động là "điểm nút" của toàn bộ quá trình chuẩn bị phạm tội.

Có thể nói rằng đến thời điểm này nhân cách đã chuyển hóa, mục đích mà chủ thể đã định nổi lên trên hết, mọi ý nghĩ đều tập trung hướng đến kết quả phạm tội.

Trong thực tế, sự lựa chọn phương án hành động có thể thích hợp, có cơ sở, hợp lý, có tính đến lôgíc phát triển của các sự kiện. Nhưng cũng có thể không thích họp, không họp lý khi những phương án có khả năng không được sắp xếp theo trình tự "họp lý" không được so sánh một cách kỹ lưỡng. Tuy vậy, đối với tất cả mọi hành vi phạm tội họp lý và không hợp lý xét dưới góc độ dự đoán tình huống đều không hợp lý ở chỗ nó không tính đến hậu quả sẽ đem lại cho xã hội và sự trừng phạt không thể tránh khỏi sau đó.

Rất nhiều trường họp người phạm tội đã không dự tính đầy đủ những khả năng có thể xảy ra nên khi hành động gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là những hiện tượng vẫn thường xảy ra do hạn chế về mặt trí tuệ, nhận thức của người phạm tội, do thao tác vụng về và trí nhớ có hạn của họ. Đa số người phạm tội là những người không biết tính toán kỹ lưỡng, không có tầm nhìn xa trông rộng, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

5- Phương thức thực hiện hành vi phạm tội

Ý định phạm tội được cụ thể hóa qua phương thức và kết quả thực hiện hành vi phạm tội.

Phương thức hành động là hệ thống phương pháp được lựa chọn xuất phát từ động cơ và mục đích đã hình thành và do đặc điểm tâm lý của người hành động quy định. Đây là mặt khách quan của hành vi phạm tội có ý thức.

Phương thức hành động phạm tội phản ánh ý định và quá trình chuẩn bị phạm tội. Làm rõ phương thức hành động chúng ta thấy được động cơ mà người phạm tội tuân thủ, mục đích mà họ theo đuổi. Trong phương thức còn thể hiện đặc điếm tâm lý, vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, các mối quan hệ xã hội, kiểu khí chất, trạng thái tâm lý của người phạm tội. Ví dụ: Những hành vi côn đồ thường có ở những người thuộc khí chất nóng, không biết kiềm chế, thiếu giáo dục V.V..

Trong hành vi phạm tội phương thức hành động quan hệ mật thiết với động cơ và mục đích. Nếu động cơ xác định mục đích, thì đến lượt mình mục đích lại xác định tính chất và phương thức hành động đạt kết quả. Vì thế làm rõ phương thức phạm tội giúp ta hiểu thêm về động cơ, mục đích phạm tội.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hành vi phạm tội - Cấu trúc tâm lý được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hành vi phạm tội - Cấu trúc tâm lý có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hành vi phạm tội - Cấu trúc tâm lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20208 sec| 1018.906 kb