Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

09/03/2023
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Nội dung của hợp đồng bao gồm các điểu khoản do các bên đã thống nhất và ghi vào hợp đổng. Trong điểu kiện pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, bên mua, bên bán phải dự liệu những vấn đề nảy sinh trong và sau quá trình mua bán doanh nghiệp để đưa vào hợp đổng những nội dung thỏa thuận cẩn thiết.

I- Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là sự thòa thuận giữa bên mua và bên bán về việc chuyển giao quyển sở hữu doanh nghiệp có thu tiền. Bằn chất của mua bán là chuyển quyển sở hữu, vấn đề đặt ra để phân biệt mua bán doanh nghiệp với các quan hệ mua bán khác, đó là: ai được quyển mua bán doanh nghiệp (chủ thể) và đối tượng của việc mua bán có gì khác so với mua bán các loại tài sản khác?

1- Về đối tượng

Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp. Cần phải hiểu “doanh nghiệp" được mua bán có ý nghĩa là một bộ máy đang vận hành mà người mua nó có thể tiếp tục sử dụng, khai thác để mang lại lợi nhuận nhanh nhất. Do vậy, trong mua bán doanh nghiệp, đối tượng được chuyển giao bao gổm hệ thống tài sản hữu hình, tài sản vô hình (bộ máy hành chính - nhân sự, đội ngũ nhân công, hệ thống khách hàng, hệthông đại lý phân phối, thậm chí bao gồm cả quyển và nghĩa vụ tài sản với người thứ ba...). Điều này cho phép phân biệt mua bán doanh nghiệp và mua bán tài sản cua doanh nghiêp đó.

Có thể mua bán một phần doanh nghiệp hay không? Pháp luật hiện hành của Việt Nam có quy định truờng hợp mua bán một đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp, điểu này đổng nghĩa với việc, thỏa thuận mua bán môt phân doanh nghiệp có thể được diễn ra.

Về chủ thể của hợp đổng: Bên bán là doanh nghiệp đang hoạt động hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp, muốn bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trường hợp bán một phần doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đứng vào vị trí là chủ thể bên bán trong hợp đổng thì xét vể bản chất, người quyết định việc bán doanh nghiệp Vẫn là chủ sở hữu doanh nghiệp, bời vì, việc bán một phân doanh nghiệp là một vấn để quan trọng của công ty, sẽ do chủ sở hữu/ đồng chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định thông qua biểu quyết, phù hợp với quy định về quản trị nội bộ của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Một công ty cổ phần muốn bán một phân xuòng sán xuất để có vốn đầu tư vào dự án khác. Nếu công ty cổ phần đó đứng tên bên bán để thực hiện việc ký họp đồng thì để bảo dảm tính họp lê, việc bán một bô phân của công ty phải do đại hội đồng cổ đông quyết định thông qua bỏ phiếu hoặc cho ý kiến bằng vǎn bản (nếu giá trị tài sán bán bàng hoặc lớn hơn 35% tông giá trị tài sản đưọc ghi trong báo cáo tài chính gân nhất của công ty). Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sởhữu duy nhất của công ty (cho dù là tổ chúc hay cá nhân) luòn là người có quyển quyết định việc bán công ty và trở thành chủthể của hợp đồng bán công ty. Viêc bán doanh nghiêp nhà nuớc cũng được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyển (với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước). Người đại diện của doanh nghiệp nhà nuớc khi ký kết họp đồng mua bán doanh nghiệp chỉ với tư cách là đại diện theo ủy quyên mà thôi.

Bên mua lại doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp khác hoặc cá nhân, tổ chức chưa có đăng ký kinh doanh muốn khởi nghiệp kinh doanh từ một doanh nghiệp cũ. Vấn để đặt ra là, tại sao Luật Cạnh tranh năm 2018 lại quy định bên mua lại doanh nghiệp là doanh nghiệp?. Vể vấn để này, cẩn lưu ý rằng, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định mua lại doanh nghiệp là một hình thúc tập trung kinh tế. Luật pháp không cấm việc mua lại doanh nghiệp nhưng kiểm soát hành vi tập trung kinh tế nhằm bảo đảm và khuyến khích cạnh tranh bình dằng,lành mạnh.Chí khi bên mua lai doanh nghiêp là doanh nghiêp thì táp trung kinh tě môi xuất hiện và quan hệ này môi thuóc pham vi áp dụng của Luặt Cạnh tranh năm 2018. Điêu này cùng cho phép khằng định, něu bên mua lại doanh nghiệp là một doanh nghiêp khác thì việc muabán còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh, bên cạnh các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mặt khác, đối với doanh nghiêp nhà nước, người mua doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp còn có thể là tập thể người lao động trong doanh nghiệp. Đây là quy định phù hợp với đặc thù của việc bán doanh nghiệp nhà nước diễn ra trong bối cảnh thực hiện tổ chức lại hế thống doanh nghiêp 100% vốn nhà nước ở Viêt Nam.

2- Về hình thức

Chưa có quy định cụ thể về hình thúc của hợp đổng mua bán doanh nghiệp, nhung xuất phát từ tính phúc tap cua quan hê này cũng như cần có căn cú pháp lý để thực hiện nhiểu thủ tục khác nhau, các chủ thể cần sử dụng hình thúc hợp đổng bằng văn bản. Thục tế, các bên tham gia quan hệ mua bán doanh nghiệp thuờng sủ dụng hình thức văn bản để ghi nhận nội dung thỏa thuận, làm cơ sở thực hiện hợp đồng và các thủ tục đăng ký kinh doanh cần thiết.

Xem thêmDịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest 

II- Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Nội dung của hợp đổng bao gổm các điểu khoản do các bên đã thống nhất và ghi vào hợp đổng. Trong điểu kiện pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, bên mua, bên bán phải dự liệu những vấn để náy sinh trong và sau quá trình mua bán doanh nghiệp đểđưa vào hợp đổng những nội dung thỏa thuận cẩn thiết. Thông thường, một hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ bao gồm những điều khoản như sau:

(1) Điều khoản liên quan đến ngày ký hợp đồng, thông tin liên quan đến bên bán, bên mua.

(2) Đối tượng của hợp đồng: cần thỏa thuận cụ thể về:

  • Tên doanh nghiệp hoặc phân xưởng, nhà máy, chi nhánh thuộc doanh nghiệp;
  • Vị trí địa lý, trụ sở của doanh nghiệp;
  • Ngành nghề, mặt hàng kinh doanh;
  • Hệ thống tài sản hữu hình, tài sản vô hình...

(3) Thỏa thuận về giá trị doanh nghiệp (xác định giá trị doanh nghiệp):

Do các bên thỏa thuận hoặc có thể thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp thục hiện. Việc xác định giá trị doanh nghiệp được tiến hành trên co so giá trị tài sản hữu hình và các giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Các thỏa thuận chuyển giao các quyển và nghĩa vụ tài sản (các khoản nợ cẩn trả, các khoản nợ chưa được thanh toán...) sẽ ảnh hưởng đến điểu khoản về giá cả của hợp đồng.

(4) Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyển tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, quyển tiếp tục kinh doanh ngành nghể, mặt hàng của doanh nghiệp được bán.

Nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, quyển tiếp tục kinh doanh ngành nghề, mặt hàng của doanh nghiệp được bán... đểu là những giá trị có thể chuyển nhượng. Để an toàn cho bên mua trong quá trình tiếp tục kinh doanh, việc chuyển giao các đối tượng này cần quy định rõ trong hợp đồng.

(5) Thỏa thuận về kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp:

Việc chuyển giao quyển sở hữu doanh nghiệp cho chủ đầu tưmới luôn đặt ra vấn để chuyển giao quyển và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Đây có thể là các nghĩa vụ tài sản chưa thực hiện, các trái vu cân duọc tiếp tục thực hiện, các quyển tài sản thuộc vể doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa được thụ hưởng. Việc chuyển giao quyển và nghĩa vụ tài sản liên quan dến nguời thứ ba thưòng xuất hiện khi trong quan hệ mua bán doanh nghiệp, các bên thỏa thuận chuyển nhượng cả hệ thống khách hàng, bộ máy tổ chức nhân sự, lao động..

Trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận rõ:

Những quyền và nghĩa vụ được chuyển giao;

Những quyền và nghĩa vụ không được chuyển giao sẽ do ai tiếp tục thực hiện.

Nguyên tắc chủ yếu của việc chuyển giao (kế thừa) quyên và nghǐa vụ tài sản là dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của bên mua và bên bán, đồng thời tuân thủ quy định về chuyên giao nghĩa vụ dân sự tại Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nếu các bên đạt được sự thỏa thuận chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tài sản, bên mua doanh nghiêp sẽ kế thừa phần quyền và nghĩa vụ được chuyển giao. Đối với phẩn không đạt được sự thỏa thuận, bên mua doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải kế thừa và thực hiện. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, trường hợp này đòi hỏi các cách xử lý khác nhau đối với quyển và nghĩa vụ tài sản với người thứ ba. Đối với doanh nghiệp tư nhân, sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tu nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nọ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

Đối với các doanh nghiệp khác, nếu không thỏa thuận được việc chuyển giao các quyển và nghĩa vụ tài sản, bên bán doanh nghiệp và người thứ ba phải thực hiện thanh lý hợp đồng trước khi doanh nghiệp được chuyển giao sở hữu cho người khác.

Khi việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ có liên quan đến người thứ ba (như người lao động trong quan hệ hợp đồng lao động, bên nhận đại lý trong quan hệ đại lý, khách hàng trong quan hệ cung ứng dịch vụ ...), theo quy định của Bộ luật Dân sự, bên có nghĩa vụ chỉ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho nguời thế nghĩa vụ nếu được bên có quyến đồng ý. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ. Quy định này đòi hỏi bên bán và bên mua doanh nghiệp phai xét đến thái độ của người thứ ba khi thỏa thuận chuyển giao quyền, nghĩa vụ tài sản.

(6) Điêu khoan về giao nhận doanh nghiệp:

Điêu khoản này có vai trò dặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiên hợp đồng mua bán doanh nghiêp.Thòi diêm giao nhận, hiện trang doanh nghiệp khi bàn giao, cách thức kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài sản khi giao nhận là những nội dung cần quy định rõ trong hợp đồng.

(7) Điều khoản về thời diểm chuyển giao quyên sở hữu và chuyển giao rủi ro.

(8) Điều khoản vê thời diêm và phuong thuc thanh toán.

(9) Ðiều khoản về nghĩa vụ cung cấp thông tin (liên quan đến vận hành doanh nghiệp) của nguời bán doanh nghiệp.

(10) Điều khoản vê giai quyết tranh chấp.

(11) Điêu khoan vê thời điểm hiệu luc cua hop dông.

(12) Các thoa thuân khác...

III- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.91835 sec| 982.211 kb