Khái niệm cơ bản về tuyên truyền

26/07/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.

1- Khái niệm về tuyên truyền

“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.

Tuyên truyền bao hàm việc sử dụng nội dung chứ không phải địa điểm và hay thời gian phải trả tiền của tất cả phương tiện truyền tin mà các khách hàng hiện có và tiềm ẩn của công ty có thể đọc được, xem được hay nghe được, để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như góp phần đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Tuyên truyền cũng được sử dụng để phổ cập những hàng hóa đặc hiệu hay bình thường những nhân vật, địa điểm, ý tưởng, hoạt động tổ chức, thậm chí một đất nước. Các hiệp hội thương mại sử dụng tuyên truyền để thu hút quan tâm đến những mặt hàng như trứng, sữa, khoai tây. Các tổ chức sử dụng tuyên truyền để thu hút sự chú ý hay uốn nắn lại quan niệm không đúng về mình. Các quốc gia sử dụng tuyên truyền để thu hút khách du lịch, vốn đầu tư của nước ngoài và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tuyên truyền là một bộ phân cấu thành của một khái niệm rộng

Khái niệm hoạt động tổ chức dư luận xã hội. Hoạt động tổ chức dư hơn xã hội có một số nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo cho công trên danh tiếng tốt, hình thành ý niệm về công ty là một tổ chức có trách nhân dân sự cao và chống lại những tin đồn và thông tin xấu. Để giải quyết những nhiệm vụ này các phòng tổ chức dư luận xã hội sử dụng những phương tiện sau:

- Thiết lập và duy trì những mối liên hệ với giới báo chí: Mục đích của hoạt động này là đưa những thông tin có tính chất nhận thức sự kiện vào các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự chú ý đến những nhân vật, hàng hóa hay dịch vụ;

- Tuyên truyền hàng hóa: Hoạt động kết hợp nhiều nỗ lực khác nhau nhằm phổ biến nhưng hàng hóa cụ thể;

- Truyền thông chung của công ty: Hoạt động truyền thông tin đối nội, đối ngoại nhằm đảm bảo cho xã hội hiểu biết sâu hơn những nét đặc thù của công ty;

- Vận động ở hành lang: Làm việc với các nhà lập pháp và các quan chức trong Chính phủ với mục đích đạt được sự tăng cường hay không thông qua một đạo luật hay quy định nào đó;

- Tư vấn: Đề xuất với ban lãnh đạo những kiến nghị về các về các vấn đề có ý nghĩa xã hội, địa vị và hình ảnh của công ty.

Các chuyên gia tuyên truyền thường tập trung ở phòng tổ chức dư luận xã hội, chứ không phải ở phòng marketing của công ty. Phòng này thường nằm ở đại bản doanh của công ty, còn nhân viên trong phòng thì quá bận rộn với những công việc quan hệ với công chúng có liên hệ (cổ đông, nhân viên công ty, các nhà lập pháp, quan chức chính quyền thành phố, nên có thể quên lãng việc tuyên truyền nhằm hỗ trợ giải quyết những nhiệm vụ của marketing hàng hóa).

Để tránh xảy ra tình trạng này, có thể đưa chuyên gia tuyên truyền vào biên chế của phòng marketing Người ta thường gọi tuyên truyền là con riêng của marketing, bởi vì nó chỉ được sử dụng ở những quy mô hạn chế và khá thưa thớt. Thế nhưng tuyên truyền có thể gây ra tác động sâu sắc đến mức độ hay biết của xã hội và ít tốn kém hơn nhiều so với quảng cáo, vì công ty không phải thanh toán tiền chỗ và thời gian của các phương tiện truyền tin. Chỉ phải trả tiền cho công tác của nhân viên và việc gửi các tài liệu tuyên truyền đi. Nếu công ty chuẩn bị được những tư liệu lý thú, thì có thể được các phương tiện truyền tin sử dụng ngay, như vậy có nghĩa là sẽ tiết kiệm được hàng triệu bạc cho quảng cáo. Hơn nữa, người ta tin tưởng vào những tài liệu đó hơn quảng cáo.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm cơ bản về tuyên truyền được  chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm cơ bản về tuyên truyền có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm cơ bản về tuyên truyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.44005 sec| 951.969 kb