Khái niệm và vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
Nội dung bài viết
- 1- Khái niệm hệ thống chính trị
- [a] Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát trỉến của nhà nước tư sản
- [b] Các tổ chức thành viên hệ thống chính trị đều là những tổ chức hợp pháp, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
- [c] Có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ cơ bản giữa các tổ chức thành viên vì mục tiêu chung là thực thi quyền lực của giai cấp và các lực lượng thống trị trong xã hội
- 2- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
1- Khái niệm hệ thống chính trị
Trong cuộc đấu tranh giành, giữ và sử dụng chính quyền, các lực lượng chính trị từng bước hình thành nên các tổ chức, tập hợp lực lượng một cách chặt chẽ, có ý chí chung và hành động thống nhất, có mục tiêu, đường lối, phương pháp cụ thể, phù hợp... nhằm đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Mới đầu, các tổ chức này còn lẻ tẻ, dần dần nó được tổ chức ngày càng đông đảo hơn. Mỗi tổ chức đại biểu cho một nhóm lợi ích nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Các tổ chức này cùng với nhà nước hợp thành hệ thống chính trị của xã hội. Ở Liên Xô, trước những năm sáu mươi của thế kỷ XX, người ta thường dùng khái niệm “hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị” (chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước họp thành một hệ thống do giai cấp thống trị dựng nên để thống trị xã hội), dần dần được thay bằng “hệ thống chuyên chính vô sản”. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX, khái niệm hệ thống chính trị chính thức được sử dụng trong các văn bản của Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết. Khái niệm này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1977 - Hiến pháp cuối cùng của Nhà nước Liên Xô.
Khái niệm “hệ thống chính trị” được xem xét từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, từ góc độ nghiên cứu nội dung và hình thức biểu hiện của các quan hệ chính trị trong xã hội, hệ thống chính trị được định nghĩa là phương thức thể hiện và phương tiện thực hiện các quan hệ chính trị. Từ góc độ nghiên cứu cơ cấu - chức năng của hệ thống chính trị thì hệ thống chính trị được quan niệm là tổng thể các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia thực thi quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của một đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền.
Hệ thống chính trị có các đặc điểm cơ bản sau đây:
[a] Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát trỉến của nhà nước tư sản
Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, chỉ có nhà nước là đại diện chính thức cho quyền ỉực chính trị của giai cấp chủ nô và giai cấp phong kiến, còn các đảng phái chính trị hoạt động hợp pháp khác chưa hình thành, do đó chưa có “hệ thống chính trị” ở hai giai đoạn này. Các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội khác được hình thành từ trong cách mạng tư sản, gắn liền với chế độ bầu cử tự do, dân chủ để thiết lập các cơ quan nhà nước cấp cao trong bối cảnh quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa, không còn được truyền cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập, nó đã được chuyển giao cho cả một giai tầng xã hội bằng con đường bầu cử tự do, dân chủ.
Hiến pháp nước Cộng hoà Pháp năm 1958 khẳng định: “Đảng phái và các đoàn thể chính trị đóng vai trò quan trọng trong bầu cử. Chúng được thành lập và hoạt động một cách tự do” (Điều 4). ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đảng cầm quyền với nhiều tên gọi khác nhau (như đảng cộng sản, đảng lao động, đảng nhân dân cách mạng,...) ra đời trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã tập họp và lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc cách mạng nhằm xoá bỏ nhà nước cũ và thiết lập nhà nước mới. Kể từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cũng được hình thành, trong đó bao gồm nhà nước, đảng cầm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội khác, nó tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Việc gắn sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống chính trị với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước là lẽ đương nhiên, bởi vì nhà nước luôn luôn là "trụ cột" của hệ thống chính trị, là "tấm gương" hội tụ và phản ánh toàn bộ đời sống chính trị của xã hội.
[b] Các tổ chức thành viên hệ thống chính trị đều là những tổ chức hợp pháp, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định: “Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa nguyên, đa đảng” (khoản 3 Điều 13); “Các tổ chức xã hội bình đẳng trước pháp luật” (khoản 4 Điều 13); “Cấm thành lập và cẩm sự hoạt động của các tố chức xã hội có mục đích hay hành động hướng tới dùng bạo lực đế thay đối nền tảng chế độ hiến pháp và xâm phạm sự toàn vẹn của Liên bang Nga, đe dọa an ninh quốc gia, thành lập các tố chức vũ trang, gây sự chia rẽ về xã hội, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo” (khoản 5 - Điều 13). Hiến pháp Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1982 “Các chính đảng và đoàn thể xã hội... đều phải lấy Hiến pháp làm tiêu chuẩn xử sự căn bản trong hoạt động của mình ” (Lời nói đầu); “các đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội... đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật... Hành vi của mọi tổ chức hoặc cá nhân đều không vượt quá quy định của Hiển pháp và pháp luật” (Điều 5). Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng quy định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
[c] Có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ cơ bản giữa các tổ chức thành viên vì mục tiêu chung là thực thi quyền lực của giai cấp và các lực lượng thống trị trong xã hội
Trong hệ thống chính trị, đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; nhà nước quản lý xã hội theo chủ trương, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền và trên cơ sở pháp luật do mình ban hành; các tổ chức họp pháp khác tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
2- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
Trong hệ thống chính trị của các quốc gia trên thế giới hiện nay, nhà nước giữ vị trí trung tâm, nó có sự liên hệ, tác động qua lại đối với tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Nhà nước được xem như nơi hội tụ của đời sống chính trị xã hội. Nhà nước có vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định trong hệ thống chính trị.
Nhà nước quyết định bản chất, đặc trưng, quá trình tồn tại và phát triển của cả hệ thống chính trị. Nhà nước có thế làm xuất hiện thêm hoặc làm mất đi một tổ chức nào đó trong hệ thống chính trị. Sở dĩ nhà nước giữ được vị trí trung tâm và có vai trò chủ đạo đó là vì, so với các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị, nhà nước có những ưu thế đặc biệt quan trọng:
(i) So với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, nhà nước được xây dựng, bảo vệ, củng cố, phát triển trên nền tảng xã hội rộng lớn nhất. Nhờ đó, nhà nước có khả năng và điều kiện triển khai thực hiện pháp luật cũng như các chủ trương chính sách của nó một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất.
(ii) Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức, hợp pháp cho toàn thể xã hội, nhân danh xã hội để thực hiện việc tổ chức và quản lý hầu hết các mặt của đời sống xã hội. Tư cách và địa vị của nhà nước đã tạo cho nhà nước một vị thế vững chắc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
(iii) Nhà nước có quyền lực công khai, bao trùm toàn xã hội, quyền lực nhà nước có phạm vi tác động rộng lớn nhất so với quyền lực của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Để thực hiện quyền lực của mình, nhà nước có bộ máy hùng mạnh nhất, bao gồm đội ngũ công chức đông đảo, được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, được vận hành theo những nguyên tắc, quy định thống nhất và thông suốt, tạo thành hệ thống thống nhất và đồng bộ cùng thực hiện quyền lực nhà nước.
(iv) Nhà nước có pháp luật, công cụ quản lý xã hội có hiệu quả nhất. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với tất cả mọi người. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng tất cả sức mạnh của mình, trong đó có sức mạnh cưỡng chế. Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, nhà nước thiết lập một hệ thống các quy phạm pháp luật mang tính chất bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Các tổ chức khác trong hệ thống chính trị không có quyền ban hành pháp luật. Chỉ trong những trường họp được pháp luật quy định, các tổ chức đó mới có quyền đưa ra sáng kiến pháp luật trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn. Nhà nước sử dụng toàn bộ sức mạnh vật chất, tinh thấn của mình để tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Khi cần thiết, nhà nước sử dụng sức mạnh bạo lực của mình để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
(v) Nhà nước có sức mạnh vật chất to lớn nhất, vì vậy nhà nước có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Với tư cách là tổ chức đại diện cho toàn xã hội, nhà nước có thể trở thành chủ sở hữu những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Mặt khác, nhà nước có quyền đặt ra và thu các loại thuế, nhờ đó nhà nước có nguồn lực vật chất to lớn không những có khả năng bảo đảm sự hoạt động bình thường của mình mà còn có thể có sự hỗ trợ các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị.
(vi) Nhà nước là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị mang chủ quyền quốc gia. Đặc tính này thể hiện ở chỗ, nhà nước có toàn quyền quyết định và thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của mình, không lệ thuộc vào ý chí từ bên ngoài; có quyền nhân danh cả quốc gia và toàn thể dân tộc trong quan hệ đối ngoại và là chủ thể của công pháp quốc tế. Những mối quan hệ quốc tế về chính trị và kinh tế làm cho nhà nước càng nổi bật hơn trong hệ thống chính trị, giúp nó củng cố và nâng cao vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Khái niệm và vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Khái niệm và vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm