Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật Bản

02/03/2023
Trần Thu Thủy
Trần Thu Thủy
Người Nhật Bản có thói quen, thậm chí có thể nói là văn hoá, né tránh kiện tụng vì cho rằng sự xuất hiện trước toà, ngay cả trong các vụ việc dân sự, cũng làm ảnh hưởng xấu tới danh dự của họ. Vì vậy, những công dân tốt có xu hướng tránh xa pháp luật, coi pháp luật là cái gì đó gắn kết với hình phạt, với nhà tù, với sự ô danh... và là cái mà họ không mong muốn phải động chạm tới. Trên thực tế, họ có xu hướng lựa chọn cách giải quyết những khúc mắc của mình bằng con đường hoà giải hơn là bằng con đường tranh tụng tại toà.

1- Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật Bản

Nhật Bản ngày nay là một trong những nước hiện đại hoá và công nghiệp hoá hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, trong lịch sử, Nhật Bản đã duy trì chính sách tự cô lập trong vài thế kỷ. Vì vậy, cho tới giữa Thế kỷ XIX, đất nước này vẫn hầu như không có mối liên hệ nào với thế giới phương Tây.

Từ Thế kỷ thứ V, Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, khởi đầu là chữ viết, rồi đến tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật và cả pháp luật. Những đạo luật đầu tiên được ban hành ở Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, vì vậy có rất nhiều điểm tương đồng với các đạo luật triều nhà Đường ở Trung Quốc (từ năm 618 - 907). Thậm chí người Nhật còn tổ chức lại Nhà nước theo mô hình nhà nước phong kiến Trung Quốc

Trong giai đoạn từ Thế kỷ XVII đến giữa Thế kỷ thứ XIX, Nhật Bản đã duy trì chính sách bế quan tỏa cảng, nội bất xuất, ngoại bất nhập, tuy nhiên chính sách này không áp dụng đối với Trung Quốc (quốc gia vốn đã có quan hệ thương mại lâu đời với Nhật Bản) và Hà Lan. Riêng đối với người Hà Lan, trong trạng thái cảnh giác cao độ, Chính phủ Nhật Bản chỉ cho phép họ ra, vào một vài hải cảng với mục đích duy nhất là thương mại.

Tuy nhiên, sau đó, nhu cầu học hỏi văn minh phương Tây đã làm người Nhật nới lỏng chính sách cấm du nhập văn hoá phương Tây vào trong nước. Vì vậy, tới đầu Thế kỷ thứ XVIII, sách báo và công nghệ phương Tây đã đóng vai trò đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hoá ở Nhật Bản.

Sang đến Thế kỷ thứ XIX, chính sách tự cô lập của Nhật Bản đã không thể tiếp tục duy trì và Nhật Bản buộc phải kí những hiệp ước bất bình đẳng với một số cường quốc phương Tây như Mỹ, Anh, Nga, Pháp và Hà Lan, theo đó Nhật Bản phải từ bỏ quyền đánh thuế nhập khẩu, phải cho phép người nước ngoài định cư ở những thành phố nhất định để tự do buôn bán và cho phép các nước nói trên đặt lãnh sự quán ở Nhật Bản...

Thời Minh Trị, cơ cấu cổ xưa của xã hội Nhật Bản đã biến mất do sự tái thiết một cách hoàn toàn xã hội Nhật Bản: nhà nước dân chủ phương Tây đã được thiết lập thay thế cho nhà nước phong kiến trước đây và sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh chóng đã đặt Nhật Bản vào vị trí hàng đầu của các quốc gia thương mại trên thế giới. Tư tưởng pháp lí, văn bản pháp luật và dường như toàn bộ xã hội Nhật Bản trong giai đoạn này đã bị Âu hoá. Để hiện đại hoá pháp luật, người Nhật cho rằng việc pháp điển hoá và ban hành hàng loạt bộ luật sẽ dễ dàng gặt hái thành công hơn là việc quay sang tiếp nhận Common law. 

Vì vậy, từ cuối Thập kỷ thứ 6 của Thế kỷ thứ XIX, các bộ luật của Pháp và Đức và một số cường quốc ở châu Âu đã được biên dịch ở Nhật Bản. Các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật đều được soạn thảo dựa trên khuôn mẫu của Pháp; Bộ luật dân sự, luật tố tụng dân sự và luật tổ chức hệ thống toà án của Nhật được ban hành dựa vào kinh nghiệm của một số nước châu Âu trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất từ luật của Đức... Nói cách khác, hệ thống pháp luật của các nước phương Tây đã trở thành hình mẫu cho hệ thống pháp luật Nhật Bản trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, công cuộc đại cải tổ pháp luật ở Nhật Bản đã được tiến hành. Cuộc cải tổ diễn ra do tinh thần dân chủ hoá của người Mỹ thúc đẩy, đúng hơn là do sự chủ động và sáng tạo của người Nhật, vì vậy kết quả là hệ thống pháp luật của Nhật sau cải tổ đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật Mỹ. Cuộc cải tổ đã cho ra đời Hiển pháp mới năm 1946 với sự trợ giúp của người Mỹ để thay thế Hiến pháp năm 1889; đã đổi mới tổ chức hành chính nhà nước, thẩm quyền quản lý nhà nước; đã đổi mới cả thủ tục tố tụng và hệ thống toà án của đất nước này. Một số đạo luật thuộc mảng luật công đang có hiệu lực lúc đó đã được ban hành mới, tiếp thu kinh nghiệm của người Mỹ. Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự là những minh chứng điển hình cho xu thế này. Đây là những thành tố quan trọng của hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người ở Nhật Bản, đã được xây dựng và hoàn thiện theo mô hình pháp luật của Mỹ do quan hệ mật thiết giữa Nhật và Mỹ lúc bấy giờ.

Có thể nói, từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Mỹ đối với hệ thống pháp luật của Nhật Bản có những lúc ở vào thế cạnh tranh với sự ảnh hưởng đó của Pháp và Đức trong quá khứ. Vì vậy, ngày nay khó có thể xác định vào cuối Thập kỉ thứ 6 của Thế kỷ thứ XIX, các bộ luật của Pháp và Đức và một số cường quốc ở châu Âu đã được biên dịch ở Nhật Bản. Các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật đều được soạn thảo dựa trên khuôn mẫu của Pháp; Bộ luật dân sự, Luật tố tụng dân sự và Luật tổ chức hệ thống toà án của Nhật được ban hành dựa vào kinh nghiệm của một số nước châu Âu trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất từ luật của Đức... Nói cách khác, hệ thống pháp luật của các nước phương Tây đã trở thành hình mẫu cho hệ thống pháp luật Nhật Bản trong giai đoạn này.

Bất kể những biến chuyển của hệ thống pháp luật, xã hội Nhật Bản vẫn khác xa xã hội phương Tây. Những thói quen và nếp tư duy cũ vẫn tiếp tục tồn tại trong đại bộ phận dân cư Nhật Bản, thậm chí trong tầng lớp dân thành thị, trong giai cấp công nhân và tiểu thương. Chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được phát triển nhờ vào giới doanh nhân chiếm số ít trong xã hội chứ không phải do giai cấp nông dân và công nhân chiếm số đông. Đại đa số người Nhật, cho tới nay, vẫn chưa nhận thức được rằng họ được làm chủ vận mệnh của mình, vẫn không thích tham gia vào các các lĩnh vực hoạt động công quyền (public affairs) và có xu hướng thích giao phó những công việc đó cho thiểu số người có quyền lực trong xã hội.

Quan điểm phổ biến đó của người Nhật đã làm cho các cơ quan nhà nước có xu hướng tùy tiện hơn trong việc thực thi chức năng của mình. Ví dụ: trái với các thẩm phán của các nước phương Tây, giới thẩm phán Nhật Bản rất tiết kiệm lý lẽ khi viết án vì họ cho rằng không cần thiết phải lập luận, biện minh cho phán quyết mà họ đưa ra khi kết thúc công việc xét xử; quyền giám sát tư pháp của Toà án tối cao của Nhật về tính họp hiến của các văn bản pháp luật, mặc dù là quyền hiến định, chỉ được thực thi một cách hết sức cẩn trọng với lý do ngại động chạm tới những vấn đề chính trị nhạy cảm…

Hơn nữa, người Nhật còn có thói quen, thậm chí có thể nói là văn hoá, né tránh kiện tụng vì cho rằng sự xuất hiện trước toà, ngay cả trong các vụ việc dân sự, cũng làm ảnh hưởng xấu tới danh dự của họ. Vì vậy, những công dân tốt có xu hướng tránh xa pháp luật, coi pháp luật là cái gì đó gắn kết với hình phạt, với nhà tù, với sự ô danh... và là điều mà họ không mong muốn phải động chạm tới. Trên thực tế, họ có xu hướng lựa chọn cách giải quyết những khúc mắc của mình bằng con đường hoà giải hơn là bằng con đường tranh tụng tại toà.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng (Luật sư hợp đồng) của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Hệ thống toà án và thủ tục tố tụng của Nhật bản

[a] Hệ thống toà án của Nhật Bản

Hệ thống toà án của Nhật Bản được xây dựng dựa trên mô hình hệ thống toà án của các nước châu Âu lục địa mà chủ yếu là của Đức và Pháp và chịu sự giám sát của cơ quan hành pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, hệ thống toà án của Nhật không còn chịu sự can thiệp của Chính phủ như trước mà đã có vị trí độc lập hiến định trong bộ máy nhà nước

Ngày nay, hệ thống toà án Nhật Bản gồm bốn cấp: (1) Toà án tối cao, (2) toà án cấp cao, (3) toà án quận và toà án gia đình (là hai toà đồng cấp) và (4) toà án rút gọn (Summary Courts). Toà án là cơ quan xét xử cuối cùng đối với tất cả các tranh chấp, kể cả những tranh chấp giữa các công dân và Nhà nước nảy sinh từ các quyết định hành chính.

Toà án tối cao là toà án cao nhất có thẩm quyền xét xử trên phạm vi cả nước và là cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng đối với những bản án đã được xét xử bởi toà án cấp cao. Toà có một chánh án và 14 thẩm phán với các toà chuyên trách gồm: một Thượng toà chuyên trách (Grand Bench) và ba hạ toà chuyên trách. (Petty Bench). Thượng toà chuyên trách có 15 thẩm phán còn ba hạ toà chuyên trách mỗi toà có năm thẩm phán. Các vụ việc trước tiên được đưa tới một trong ba hạ toà chuyên trách để xét xử; còn những vụ việc có liên quan tới tính hợp hiến của luật và các văn bản dưới luật hoặc của một hành vi của Chính phủ sẽ được chuyển tới Thượng toà chuyên trách để thẩm tra và xét xử. Hội đồng xét xử của Thượng toà chuyên trách gồm chín thẩm phán, còn Hội đồng đó của hạ toà chuyên trách gồm ba thẩm phán.

Chánh án Toà tối cao do Nhật Hoàng bổ nhiệm theo sự tư vấn của Nội các. Các thẩm phán Toà tối cao được Nội các bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Nhật Hoàng. Chánh án Toà tối cao có vị trí tương đương với Thủ tướng Chính phủ và các thẩm phán Toà tối cao có vị trí tương đương với các bộ trưởng. Các thẩm phán Toà tối cao được chọn ra từ những người có kiến thức pháp lý rộng và hiểu biết. Tối thiểu mười thẩm phán của Toà tối cao phải được chọn từ các thẩm phán của các toà án cấp dưới, công tố viên, luật sư và các giáo sư luật hay trợ lý giáo sư luật ở các trường đại học; số còn lại có thể lấy từ những người không nhất thiết phải là luật gia.

Việc bổ nhiệm thẩm phán của Toà tối cao sẽ được nhân dân xét lại thông qua kỳ tuyển cử thứ nhất thành viên của Hạ nghị viện, được tổ chức sau khi bổ nhiệm các thẩm phán. Kết quả tuyển cử sau đó lại được rà soát lại trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức mười năm một lần ở vào cùng thời điểm tổng tuyển cử. Thẩm phán cũng có thể bị miễn nhiệm nếu đa số các cử tri bỏ phiếu miễn nhiệm. Thẩm phán Toà tối cao nghỉ hưu ở tuổi 70.

Toà án tối cao là toà án cao nhất có thẩm quyền xét xử trên phạm vi cả nước và là cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng đối với những bản án đã được xét xử bởi toà án cấp cao. Toà có một chánh án và 14 thẩm phán với các toà chuyên trách gồm: một Thượng toà chuyên trách (Grand Bench) và ba hạ toà chuyên trách. (Petty Bench). Thượng toà chuyên trách có 15 thẩm phán còn ba hạ toà chuyên trách mỗi toà có năm thẩm phán. Các vụ việc trước tiên được đưa tới một trong ba hạ toà chuyên trách để xét xử; còn những vụ việc có liên quan tới tính hợp hiến của luật và các văn bản dưới luật hoặc của một hành vi của Chính phủ sẽ được chuyển tới Thượng toà chuyên trách để thẩm tra và xét xử. Hội đồng xét xử của Thượng toà chuyên trách gồm chín thẩm phán, còn Hội đồng đó của hạ toà chuyên trách gồm ba thẩm phán.

Toà án Cấp cao giải quyết phúc thẩm những vụ việc đã được xét xử bởi toà án cấp quận, toà án gia đình và toà án rút gọn. Có tám toà án cấp cao đặt tại tám thành phố lớn của Nhật Bản là Tokyo, Osaka, Nagoya, Hiroshima, Fukuoka, Sendai, Sappóro và Takamatsu. Mỗi toà cấp cao có thẩm quyền xét xử trong phạm vi thành phố mà mình quản lý. Một số Toà án cấp cao có chi nhánh đặt tại sáu địa danh trên toàn quốc. Mỗi Toà án cẩp cao có một chánh án và các thẩm phán. Chánh án được Nội các chỉ định và được Nhật Hoàng phê chuẩn. Thẩm phán của Toà án cấp cao cũng như của các toà án cấp dưới do Toà án tối cao đề cử và Nội các bổ nhiệm.

Toà cấp cao vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, vừa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm. Toà xét xử sơ thầm đối với vụ việc hành , chính về bầu cử và vụ việc có liên quan tới biểu tình (insurrection). Riêng Toà án cấp cao Tokyo còn có quyền xét xử sơ thẩm đối với những quyết đinh của các tổ chức bán tư pháp như Ưỷ ban thương mại bình đẳng (Fair Trade Commission) và Phòng sáng chế. Toà án cấp cao xét xử phúc thẩm những phấn quyết của các toà án cấp quận và toà án gia đình. Các vụ việc hình sự do toà án rút gọn xét xử cũng có thể bị kháng cáo trực tiếp tới toà cấp cao. Đối với các vụ việc dân sự do toà rút gọn xét xử trước tiên phải được kháng cáo tới toà án cấp quận, sau đó mới có thể kháng cáo tiếp tới toà án cấp cao.

Vụ việc đưa ra toà án cấp cao thường được giải quyết bởi hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán. Tuy nhiên, đối với những vụ việc có liên quan tới biểu tình hay xem xét lại tính hợp pháp của các quyết định của các tổ chức bán tư pháp sẽ do hội đồng gồm năm thẩm phán xét xử.

Toà án gia đình được thành lập để chuyên xét xử và hoà giải các vụ việc về gia đình, kể cả các vụ việc có liên quan tới vị  thành niên. Toà án này được bố trí tại cùng địa bàn nơi có toà án cấp quận hoặc nơi có các chi nhánh của toà án cấp quận tọa lạc. Ngoài ra ở những nơi có nhu cầu, toà án gia đình còn có các văn phòng đặt tại các địa phương (có 77 văn phòng ở các địa phương).

Toà án gia đình có thẩm quyền xét xử đối với tất cả những tranh chấp và mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình cũng như những vấn đề có liên quan tới luật gia đình. Thường đối với những vụ tranh chấp giữa vợ và chồng, giữa những người có quan hệ họ hàng và những vụ việc ly dị sẽ được giải quyết bằng thủ tục hoà giải; những vụ việc còn lại được giải quyết bằng con đường xét xử. Toà án gia đình còn giải quyết những vụ án vị thành niên (những vụ án mà người phạm tội dưới 20 tuổi) và những vụ án mà người phạm tội đã trưởng thành nhưng có hành vi xâm hại tới sức khoẻ của vị thành niên.

Vụ việc đưa tới toà sẽ do một thẩm phán xét xử với sự hỗ trợ về mặt khoa học của các cán bộ tập sự tại toà và kết quả chuẩn đoán của các bác sĩ, các chuyên gia tâm thần học.

Toà án cấp quận giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự và hình sự, trừ những vụ việc đặc biệt do các ;toà án đặc biệt chuyển tới. Toà cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc dân sự đã được xét xử bởi toà án rút gọn.

Nhật Bản có tới 50 toà án cấp quận đặt tại 50 địa danh khác nhau trên cả nước (47 tỉnh có 47 toà và ba thành phố Hakodate, Asahikawa và Kushiro có ba toà) với 203 chi nhánh đặt tại 203 địa danh khác nhau khắp Nhật Bản. Trừ những vụ việc mà theo luật phải xét xử bởi một hội đồng gồm ba thẩm phán hoặc những vụ có mức phạt tử hình, tù chung thân kèm theo hoặc không kèm theo lao động cải tạo tối thiểu một năm, những vụ việc còn lại thường được xét xử bởi một thẩm phán.

Toà án rút gọn, về nguyên tắc, chỉ giải quyết những vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp không quá 900.000 yên; những vụ việc hình sự có chế tài dừng lại ở hình thức phạt tiền hoặc những hình phạt nhẹ và những vụ hình sự nhỏ khác nhừ trộm cắp,- biển thủ lặt vặt... Toà cũng có thể giải quyết vụ việc theo thủ tục hoà giải đối với những tranh chấp hàng ngày giữa các công dân. Mỗi vụ việc do một thẩm phán xét xử. Ở Nhật có khoảng 438 toà án rút gọn trên toàn quốc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.

[b] Thủ tục tố tụng của Nhật Bản

Thủ tục tố tụng của Nhật Bản, có thể nói, là hỗn hợp giữa tố tụng đối kháng và tố tụng xét hỏi dựa trên truyền thống và văn hoá Nhật Bản. Trong sự vắng bóng của bồi thẩm trong phiên toà ở Nhật, các thẩm phán Nhật Bản có quyền tự do quyết định cả về các tình tiết (facts) và pháp luật (law). Như vậy, sự phân biệt quan trọng giữa pháp luật và tình tiết rất được coi trọng ở Mỹ nhưng lại không được coi trọng lắm ở Nhật Bản. Tuy nhiên, những phiên toà ở Mỹ không có mặt bồi thẩm thì cũng tượng tự như phiên toà ở Nhật vì thủ tục tố tụng cũng nặng về xét hỏi.

Điểm khác biệt điển hình trong tranh tụng ở Nhật Bản so với tranh tụng ở Mỹ và ở nhiều nước phưong Tây là luật sư tranh tụng đóng vai trò hết sức thụ động trong phiên toà. Kỹ năng biện luận miệng của luật sư trước phiên toà ở Nhật Bản dường như không cần thiết vì hiếm khi luật sư thảo luận vấn đề gì đó trước toà. Ngay cả trường hợp trong phiên toà, thẩm phán đưa ra câu hỏi cho các luật sư, nếu luật sư chưa có sự chuẩn bị, sẽ có quyền trì hoãn việc đưa ra câu trả lời và sẽ lựa chọn phương ấn trả lời bằng vãn bản vào phiên xử tiếp theo. Vì vậy ít khi người tham dự phiên toà ở Nhật Bản được chứng kiến một cuộc tranh luận thực sự giữa luật sư của bên nguyên và bên bị tại toà. Các luật sư Nhật Bản vì vậy không cần phải có tài hùng biện, tranh cãi và đây là một yếu kém của giới luật sư Nhật Bản so với giới luật sư ở nhiều nước trên thế giới.

Đi vào các chi tiết tố tụng, sẽ còn có một số điểm khác biệt nữa giữa thủ tục tố tụng ở hai quốc gia này. Ở Mỹ, các tình tiết thực tiễn của vụ việc chỉ được xem xét và quyết định ở toà án sơ thẩm; các toà án cấp trên khi tiến hành xét xử phúc thẩm chỉ chủ yếu xem xét lại cơ sở pháp lý của bản án; các thẩm phán Mỹ tương đối độc lập và có quyền hạn rất lớn trong việc quyết định sẽ tiến hành xét xử như thế nào, thủ tục tố tụng ra sao và họ được trợ giúp bởi đội ngũ thư ký toà giàu kỹ năng. Trong khi đó, ở Nhật Bản, các tình tiết vụ việc được đưa ra xem xét ở cả toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm và thậm chí tại Toà án tối cao (nếu Toà án tối cao tin rằng có sai sót trong bản án của toà án cấp dưới). Thực tế này làm khối lượng công việc của thẩm phán Nhật bản tăng lên gấp đôi so với khối lượng công việc của thẩm phán Mỹ. Hơn nữa, trong các phiên toà ở Nhật Bản, chính thẩm phán chứ không phải bồi thẩm đoàn, sẽ giải quyết cả khía cạnh thực tiễn và pháp lý của vụ việc.

Do các phiên toà được bố trí xen kẽ với nhiều khoảng thời gian nghỉ giải lao, các thẩm phán phải thường xuyên phục hồi trí nhớ để nghe các bên tranh luận trong phiên toà tiếp theo. Thêm vào đó, quy chế luân chuyển thẩm phán của Toà án tối cao Nhật Bản đã dẫn đến một thực tế, cứ vài năm các thẩm phán lại bị thuyên chuyển từ toà án này sang toà án khác một lần và kết quả là thẩm phán mới thay thế thẩm phán cũ lại phải nghiên cứu lại vụ việc đang xét xử dở dang, vẫn chưa hết, các thẩm phán Nhật Bản còn có ít quyền tự quyết trong quá trình tố tụng hơn thẩm phán Mỹ. Toà án tối cao của Nhật Bản kiểm soát đến từng chi tiết tố tụng thông qua những quy chế được xây dựng hết sức chi tiết. Các thẩm phán Nhật Bản đều phải tuân thủ quy chế này để đảm bảo thẩm phán mới khi tiếp nhận công việc của thẩm phán cũ sẽ không gặp phải khó khăn trong công việc nhận bàn giao. Cuối cùng, điểm khác biệt nữa giữa thẩm phán Nhật Bản và thẩm phán Mỹ là thẩm phán Nhật Bản không có trợ lý giúp việc trong nghiên cứu pháp luật cũng như trong trợ giúp các công việc khác.

(i) Thủ tục tố tụng dân sự:

Thủ tục tố tụng dân sự bắt đầu bằng việc bên nguyên đệ đơn khiếu kiện tới toà, trong đơn phải chứa đựng thông tin về các bên có liên quan và phải tóm tắt sự việc và nguyên nhân khiếu kiện. Đơn khiếu kiện phải được gửi kèm theo các giấy tờ cần thiết làm bằng chứng. Sau khi nhận đơn, toà án sẽ bố trí ngày triệu tập cả hai bên đương sự bằng cách gửi bản sao đơn khiếu kiện cho bên bị để tạo cơ hội cho bên bị phản bác đơn khiếu kiện của bên nguyên (nếu muốn).

Trong phiên toà đầu tiên, cả hai bên đương sự đều có mặt và tiến hành tranh tụng miệng công khai trước toà. Bên nguyên trình bày lý do khiếu kiện trước, sau đó bị đơn có quyền phản đối hoặc chấp nhận vụ kiện. Trong thủ tục tố tụng dân sự, việc đòi hỏi bằng đưa ra yêu cầu hoặc đưa ra các tình tiết, chứng cứ... được thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Vì vậy, trường hợp bị đơn đã chấp nhận quyền đòi hỏi của nguyên đơn hoặc không phản đối việc bên nguyên khiếu kiện thì toà án có thể ra phán quyết mà không cần xem xét chứng cứ. Trường hợp bị đơn dự định phản đối sự đòi hỏi của nguyên đơn, bị đơn sẽ phủ nhận các tình tiết sự việc do bên nguyên đưa ra đồng thời tuyên bố yêu sách của mình. Thực tế này lại đặt bên nguyên trước câu hỏi liệu có nến chấp nhận hay phủ nhận yêu sách của bên bị.

Bản chất của vụ tranh chấp được xác định thông qua việc đưa ra yêu sách, phủ nhận hoặc tranh luận hoặc bác lại luận điểm của mỗi bến đối vợi bên kia, cùng với việc xem xét chứng cứ viết. Việc  trao đổi yêu sách giữa các bên thường được tiến hành trong quá trình rà soát lại vấn đề sau ngày tổ chức phiên tranh tụng miệng đầu tiên. Khi các tình tiết thể hiện bản chất của vụ việc đã được xác nhận trong quá trình rà soát lại vấn đề, toà án sẽ tiến hành xét hỏi nhân chứng và các bên đương sự nhằm đi đến kết luận liệu bản chất của vụ việc có thể được chứng minh hay không. Việc xét hỏi sẽ được tiến hành nhanh chóng tới mức có thể. Toà án cũng có thể kiến nghị các bên giải quyết tranh chấp bàng con đường đằm phán ở bất cứ giai đoạn nào.

Sau những thủ tục này, toà sẽ chấm dứt tố tụng xét hỏi và đưa ra phán quyết. Đương sự nếu không đồng ý với phán quyết của toà có quyền kháng cáo lên toà ấn cấp trên.

(ii) Thủ tục tố tụng hình sự:

Khi hành vi phạm tội xảy ra, cảnh sát sẽ thu thập chứng cứ bằng cách tìm kiếm, tịch thu và thanh tra, rồi phỏng vấn nghi can và các nhân chứng. Trong những trường hợp nhất định, cảnh sát có thể bắt giữ nghi can, tiến hành điều tra và gửi vụ việc tới cơ quan công tố.

Cơ quan công tố hoặc sẽ hướng dẫn cảnh sát tiến hành điều tra thêm hoặc tự tiến hành điều tra vụ việc do cảnh sát chuyển tới. Vì cơ quan công tố có quyền điều tra mọi loại tội phạm, cơ quan này thường tự tiến hành điều tra trước cả cảnh sát đối với những vụ việc có liên quan tới tội trốn thuế, tội vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các tội phạm có liên quan tới vấn đề dân sự và thương mại khác khi thấy cần thiết.

Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan công tố sẽ xem xét chứng cứ và quyết định liệu có nên khởi tố. Công tố viên có thể quyết định không khởi tố ngay cả khi lời buộc tội nghi can rõ ràng đã được chứng thực, dựa vào nhân cách của nghi can, tuổi, hoàn cảnh cá nhân, mức độ nghiêm trọng, hoàn cảnh phạm tội và trạng thái của người phạm tội-sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Neu quyết định khởi tố, công tố viên sẽ gửi quyết định khởi tố bằng văn bản sang toà án. Quyết định khởi tố có thể yêu cầu toà án tiến hành xét xử theo đúng nghi thức hoặc chỉ yêu cầu toà tiến hành xét xử theo thủ tục rút gọn nhằm áp đặt hình phạt tiền ở một mức nhất định.

Nhận được quyết định khởi tố với yêu cầu xét xử theo nghi thức từ cơ quan công tố, toà án sẽ gửi quyết định khởi tố bằng văn bản cho bị cáo và triệu tập bị cáo tới toà vào phiên toà xét xử công khai đầu tiên. Nếu được yêu cầu, toà án sẽ chỉ định luật sư biện hộ chính thức cho bị cáo.

Thủ tục tố tụng bắt đầu bằng việc khai mạc phiên toà, trong đó toà yêu cầu các bên làm rõ nhân thân; công to viên đọc to bản cáo trạng; và bị. đơn có quyền im lặng hoặc đưa ra ý kiến của mình về lời buộc tội của cơ quan công tố. Tiếp theo là bước xem xét chứng cứ, trong đó, công tố viên đưa ra lời buộc tội kèm theo chứng cứ minh chứng cho lời buộc tội đó và yêu cầu toà xem xét từng chi tiết của chứng cứ.

Bước tiếp theo, toà án chất vấn bên bị buộc tội và luật sư biện hộ về chứng cứ để xác định tính đúng đắn của lời buộc tội; sau đó toà xem xét chứng cứ. Khi chứng cứ đã được xem xét xong cũng là lúc bước sang giai đoạn phát biểu lần cuối, trong đó công tố viên sẽ phát biểu và kiến nghị hình phạt, tiếp theo là lời phát biểu cuối cùng của luật sư biện hộ và rồi của bị cáo.

Cuối cùng, toà sẽ tuyên án là bị cáo có tội hoặc vô tội và lý do cho kết luận đó của toà; quyền kháng án của bị cáo trong trường hợp toà tuyên bị cáo có tội cũng phải được toà án công bố. không khởi tố ngay cả khi lời buộc tội nghi can rõ ràng đã được chứng thực, dựa vào nhân cách của nghi can, tuổi, hoàn cảnh cá nhân, mức độ nghiêm trọng, hoàn cảnh phạm tội và trạng thái của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Nếu quyết định khởi tố, công tố viên sẽ gửi quyết định khởi tố bằng văn bản sang toà án. Quyết định khởi tố có thể yêu cầu toà án tiến hành xét xử theo đúng nghi thức hoặc chỉ yêu cầu toà tiến hành xét xử theo thủ tục rút gọn nhằm áp đặt hình phạt tiền ở một mức nhất định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật Bản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật Bản có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật Bản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.34619 sec| 1047.219 kb