Kỹ năng của luật sư: làm việc với bị can trong trại tạm giam

02/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Các quy định về sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố đã được quy định chi tiết tại Chương V Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Theo đó, những kỹ năng cụ thể sau đây các Luật sư có thể tham khảo trong quá trình tham gia tổ tụng nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, chẳng hạn như kỹ năng làm việc, tham dự hỏi cung bị can trong trại tạm giam.

1- Kỹ năng gặp, làm việc, tham dự hỏi cùng với bị can trong Trại tạm giam

Kỹ năng gặp, làm việc, tham dự các buổi hỏi cung của luật sư với bị can trong trại tạm giam là một kỹ năng quan trọng, Pháp luật có quy định rõ ràng, nhưng thực tế luật sư gặp nhiều khó khăn, cản trở mà bắt nguồn từ những nhận thức về phía Điều tra viên cũng như bản thân Luật sư.

Thực trạng này thường xảy ra khi Luật sư tham gia tố tụng trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bởi trong các vụ “đại án” liên quan đến ngân hàng, các vụ án buôn lậu, làm hàng giả với số lượng bị can đông, kế hoạch xét hỏi của Điều tra viên cho nhiều bị can; thậm chí do các bị can là doanh nhân, người điều hành tố chức kinh tế có trình độ hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực mà họ phạm tội, trải nghiệm nhất định, nên họ không dễ dàng nhận tội danh bị khởi tố.

Chính vì bị can không nhận tội hoặc do tính chất phức tạp của vụ án, nên tâm lý một số Điều tra viên chưa muốn sự có mặt Luật sư trong giai đoạn điều tra, theo họ sự có mặt của Luật sư chỉ gây cản trở cho hoạt động điều tra.

Để bảo đảm quyền gặp mặt, nhằm thực hiện quyền tự bào chữa và nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình, vấn đề giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can có ý nghĩa rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT - BCA ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an, ngay khi giao các quyết định tố tụng và trong buổi hỏi cung đầu tiên, Điều tra viên phải giải thích quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và thực hiện thủ tục nhờ người cho người bị tạm giữ, bị can.

Phù hợp với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, khi giao Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, Điều tra viên phải đọc và rất thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định tại các Điều 58, 59, 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không.

Trường hợp bị can phạm tội mà khung hình phạt đối với tội đó có mức cao nhất từ 20 năm tù trở lên được quy định tại Điều 188; 193; 194; 195; 206; 207; 219; 222; 223; 230 Bộ luật hình sự năm 2015 , trong đó Điều 207 quy định mức hình phạt cao nhất là chung thân, Điều 194 quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình; bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, nếu sau khi giải thích và thông báo cho bị can, người đại diện hợp pháp của họ quyền được nhờ người bào chữa mà họ từ chối thì cơ quan điều tra phải làm bản yêu cầu Đoàn Luật sư thuộc địa bàn cơ quan điều tra đang thụ lý vụ cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên tổ chức mình, trường hợp Đoàn Luật sư, Uỷ ban Mặt trận quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận đã cử người bảo chữa nhưng bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đề nghị thay đôi hoặc từ chối người bào chữa thì Điều tra viên phải lập biên bản ghi rõ ý kiến của họ.

Trường hợp người bị tạm giữ, bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đề nghị thay đổi người bào chữa thì cơ quan điều tra phải có văn bản yêu cầu Đoàn Luật sư cử người khác bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người khác bào chữa cho thành viên tổ chức mình.

Như vậy, trên cơ sở các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đã phân biệt rõ ràng hai (02) trình tự gặp mặt giữa người bào chữa với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và hoạt động tố tụng khác:

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Trình tự luật sư  bào chữa của động gặp, làm việc với người bị buộc tội đang bị tạm giam

Một là, cuộc gặp, hỏi một cách chủ động giữa người bào chữa với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong trại tạm giam - Điểm a Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:

Về nội hàm của Điều luật, cần khẳng định trình tự cuộc gặp này hoàn toàn do Luật sư chủ động tiến hành trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào và không bị hạn chế số lần, thời gian gặp; được hỏi, trao đổi hoàn toàn riêng tư với người bị buộc tội trong điều kiện giám sát theo quy định của cơ sở giam giữ mà không bắt buộc phải có mặt những người tiến hành tố tụng. Thực tế không có nội dung nào quy định việc gặp, hỏi giữa người bào chữa với người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra lại phải xin phép hoặc được sự chấp thuận của cơ quan điều tra hoặc Điều tra viên.

Để được gặp người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, đang bị tạm giam theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người bào chữa chỉ cần xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ Luật sư để gặp bị can đang bị tạm giam mà không phải xin phép Điều tra viên, trừ trường hợp các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Khi Luật sư vào gặp, cơ quan quản lý người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam sẽ phải biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu Luật sư chấp hành nghiêm chỉnh. Chỉ trong trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm các quy định về việc gặp thì cán bộ giám sát của Trại mới phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Ví dụ:

Khi gặp tình huống nói trên, Luật sư cần tự đánh giá lại hành vi của mình và cần yêu cầu làm rõ “vi phạm các quy định về việc gặp” bao gồm những vi phạm gì, khi phát hiện thì ai là người có quyền định giá mức độ vi phạm của người bào chữa và quyết định dừng ngay việc gặp? Mặt khác, khi gặp, hỏi người bị buộc tội, Luật sư có quyền đưa ra, xem xét, trao đổi về các tài liệu, chứng cứ liên quan trực tiếp đến việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp; đề xuất các phương án bào chữa trình bày trước các cơ quan có thẩm quyền tố tụng.

Điểm a khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền “gặp, hỏi người bị buộc tội” chỉ nêu một cách tổng quát, không quy định cụ thể gặp như thế nào, cách thức ghi nhận nội dung cuộc gặp, trao đổi. Do đó, theo trình tự gặp và hỏi riêng này, Luật sư có quyền lập biên bản ghi nhận nội dung câu hỏi và trả lời của người bị buộc tội, nếu cần thiết, cần có liên hệ để có sự xác nhận của Giám thị Trại tạm giam. Biên bản này được coi là chứng cứ do Luật sư thu thập, là căn cứ để bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng của mình.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

3- Luật sư tham dự cuộc gặp do người có thẩm quyền lấy lời khai, hỏi cung chủ động tiến hành

Luật sư tham dự cuộc gặp do người có thẩm quyền lấy lời khai, hỏi cung chủ động tiến hành (điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

Theo điểm b khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì Luật sư có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Đây là trình tự thứ hai của Luật sư được gặp bị can theo thông báo và kế hoạch hỏi cung của Điều tra viên.

Như vậy, liên quan đến cuộc gặp theo trình tự này, Luật sư chỉ được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can trong Trại tạm giam khi Điều tra viên tiến hành là lời khai, hỏi cung đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của Điều tra viên kết thúc thì Luật sư có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can (điểm b khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Quy định này là phù hợp vì Luật sư đã chủ động có các buổi gặp, làm việc riêng với người bị buộc tội, nên trong buổi gặp do Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến  hành, người bào chữa chỉ hỏi khi được họ đồng ý.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Kỹ năng của luật sư: làm việc với bị can trong trại tạm giam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết  Kỹ năng của luật sư: làm việc với bị can trong trại tạm giam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: làm việc với bị can trong trại tạm giam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58867 sec| 967.297 kb