Kỹ năng giao tiếp của Luật sư trong quá trình trao đổi

19/06/2021
Trong quá trình giao tiếp, trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng, Luật sư phải chú ý lắng nghe, quan sát thái độ, cử chỉ của người tiến hành tố tụng để đưa ra phương án giao tiếp, trao đổi phù hợp. Luật sư cũng cần lưu ý về thái độ và cách đưa ra đề xuất của mình, tránh thể hiện sự kích động, chỉ trích, phê phán.

 

quá trình giao tiếp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

1- Kỹ năng giao tiếp của Luật sư trong quá trình trao đổi

Trong quá trình giao tiếp, trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng, Luật sư phải chú ý lắng nghe, quan sát thái độ, cử chỉ của người tiến hành tố tụng để đưa ra phương án giao tiếp, trao đổi phù hợp. Luật sư cũng cần lưu ý về thái độ và cách đưa ra đề xuất của mình, tránh thể hiện sự kích động, chỉ trích, phê phán... mà cần cho họ thấy thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng của Luật sư đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.(xem thêm: tranh chấp tài sản sau ly hôn)

Trong giai đoạn điều tra, một số Luật sư gặp không ít khó khăn từ phía các Cơ quan điều tra. Có Luật sư cho rằng, họ chỉ được vào lấy lời khai bị can cùng Điều tra viên khi Điều tra viên cần Luật sư giải thích, tác động để bị can hiểu hành vi phạm tội... Thậm chí có trường hợp, sự tham gia của Luật sư gặp một số khó khăn không cần thiết. Bởi vậy, các Luật sư đã có những cách ứng xử khác nhau. Có Luật sư bình tĩnh, làm theo yêu cầu của Cơ quan điều tra để tránh những phiền hà, mâu thuẫn không đáng có nhưng cũng có Luật sư không giữ được bình tĩnh đã to tiếng và đôi co lại với Điều tra viên, gây nên không khí căng thẳng giữa Điều tra viên và Luật sư. Vậy giao tiếp của Luật sư như thế nào là phù hợp? Về cơ bản, đối với những ý kiến phản đối, không có thiện chí từ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cách giao tiếp hiệu quả là không nên đáp lại bằng những ngôn từ thể hiện sự khó chịu, không hài lòng. Khi bị đẩy vào tình huống bất lợi đòi hỏi Luật sư phải giữ bình tĩnh và có kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. Trên thực tế, đôi khi Luật sư có thể gặp những yêu cầu, đòi hỏi vô lý, không đúng quy định của pháp luật. Trước những tình huống đó, Luật sư không nên bác bỏ thẳng thừng mà hãy khéo léo chỉ ra sự vô lý trong yêu cầu, dẫn đến điều không thể thực hiện được, cũng có thể cảnh tinh bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó vẫn giữ nguyên ý kiến. Luật sư cần chú ý ngôn ngữ khi sử dụng trong giao tiếp, ứng xử, không nên gay gắt nhưng cần tỏ ra cương quyết.

2- Những điều Luật sư nên chú ý khi tham gia phiên tòa

Tại phiên tòa, để quan hệ giao tiếp của Luật sư với các bên chuẩn mực, Luật sư nên lắng nghe, thẳng thắn xin lỗi, nhìn nhận nếu có sai sót và đấu tranh đúng mực để bảo vệ quan điểm với thái độ khiêm tốn, bình tĩnh sẽ làm cho không khí tranh luận bớt căng thẳng, giữ được văn hóa pháp đình. Nếu thể hiện quan điểm không đồng tình, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Luật sư nên tiếp thu ý kiến của người tiến hành tố tụng, Luật sư khác, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của mình. Luật sư phải nắm vững nguyên tắc, không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương, hãy dùng lời để chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của Luật sư.(tìm hiểu: hợp đồng hôn nhân)

Ví dụ số minh họa: Giao tiếp không chuẩn mực của Luật sư với khách hàng

Trong quá trình giao tiếp, Luật sư thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, công chức có thẩm quyền khác... hoặc áp dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích giành giật khách hàng, như: so sánh năng lực nghề nghiệp của mình hoặc tổ chức hành nghề của mình với các Luật sư khác, tổ chức hành nghề khác; xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình. Những biểu hiện trên thể hiện cách giao tiếp không chuẩn mực của Luật sư với khách hàng.(quan tâm tới: tư vấn pháp luật đất đai)

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giao tiếp của Luật sư trong quá trình trao đổi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19118 sec| 942.641 kb