Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ trong các vụ án xâm phạm trật quản lý kinh tế phần ba

03/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Các quy định về sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố đã được quy định chi tiết tại Chương V Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Theo đó, những kỹ năng cụ thể sau đây các Luật sư có thể tham khảo trong quá trình tham gia tổ tụng nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

 

 

cơ quan điều tra Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Yêu cầu và phạm vi Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

 

 

Như trên đã nói, tùy theo tính chất và giai đoạn tố tụng của vụ án, luật sư có thể được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép tham khảo hồ sơ vụ án ngay sau khi kết thúc điều tra hoặc sau khi hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát, Tòa án. Việc Luật sư được tạo điều kiện tham gia nghiên cứu hồ sơ sớm sẽ giúp cho việc tư vấn và bào chữa cho bị can có kết quả hơn. Bởi lẽ nếu được nghiên cứu hồ sơ vụ án sớm, Luật sư sẽ phát hiện kịp thời những thiếu sót về tố tụng và có thể kiến nghị ngay những vấn đề cần được tiếp tục điều tra làm rõ, đổi chất, giám định hoặc thực nghiệm điều tra... Kinh nghiệm trong một số vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế lớn trong những năm vừa qua, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư cần tập trung chú ý vào những vấn đề sau:

 

 

Một là, việc đầu tiên khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần kiểm tra. tính hợp pháp của các biện pháp và thủ tục tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành. Cụ thể là xem xét nội dung và hình thức của các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khám xét, kê biên, niêm phong hiện vật, tài liệu, tài sản ... Cần chú ý sự phù hợp về thời gian, thẩm quyền người ký các quyết định và sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nội dung của hành vi và cách thức tống đạt các quyết định này. Trong nhóm các tài liệu này, cần chú ý đến các tài liệu trao đổi nội bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng, các văn bản yêu cầu điều tra bổ sung, những vướng mắc về mặt pháp lý thể hiện trong quá trình điều tra.

 

 

Hai là, cần nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp mà khách hàng là người điều hành hoặc có trách nhiệm trước thời điểm xảy ra vụ án, bao gồm các hồ sơ pháp nhân (quyết định, giấy phép thành lập, Điều lệ, quy chế); các quyết định bổ nhiệm phân công công việc và những yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp về mặt khách quan và chủ quan (tình hình sản xuất, kinh doanh vào thời điểm xảy ra vụ án, tình hình cấp vốn hoặc vay năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, V.V ... ). Nghiên  cứu các tập tài liệu liên quan đến sổ sách, giấy tờ của cá nhân hay doanh nghiệp khi xuất - nhập khẩu hàng hóa , đặc biệt hàng hóa có kê khai hải quan, các mặt hàng miễn thuế ...

 

 

Ba là, cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động mà vụ án đã xảy ra (tài liệu chuyên sâu chuyên ngành). Việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Luật sư cần chú ý quan điểm và thực tiễn tranh cãi về “tính pháp quy” và tầng nấc của các loại văn bản, vì chỉ các văn bản pháp quy từ cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ trở lên ban hành mới được coi là thuộc phạm vi các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

 

 

Bốn là, nghiên cứu kết quả điều tra thông qua các tài liệu, kết quả giám định, kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá, biên bản ghi lời khai với tính chất là các chứng cứ được thu thập theo trình tự luật định, các tài liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả nộp ngân sách (các khoản thuế), các thành tích khen thưởng của doanh nghiệp và cá nhân bị can, các tài liệu về nhân thân ...

 

 

Năm là, nghiên cứu các vấn đề về thủ tục tố tụng (Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tách nhập vụ án hình sự ... ): Chú ý căn cứ ban hành các quyết định và phê chuẩn, phân công Điều tra viên, Kiểm sát viên, thời hạn tạm giữ, tạm giam, việc thực hiện các quyền nghĩa vụ của người tiến hành và tham gia tố tụng (chẳng hạn: Điều tra viên có lập biên bản thông báo, giải thích về quyền tự bào chữa và nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa ?); Lý lịch, nhân thân của người bị bắt , bị tạm giữ, tạm giam. Về các quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định, cần nghiên cứu trong quyết định trưng cầu gửi đến cơ quan giám định có tư cách và thẩm quyền giám định không? Phạm vi, căn cứ và yêu cầu giám định? Các tài liệu cung cấp kèm theo cho cơ quan giám định? Ngoài ra, cần lưu ý liên quan công tác giám định, việc bổ nhiệm và phân công giám định viên có bảo đảm theo quy định của pháp luật? Căn cứ và phương pháp giám định? Nội dung kết luận giám định? Từ việc nghiên cứu này, xem xét, có ý kiến đánh giá xem có vi phạm hay không về thủ tục trưng cầu và giám định, cần thiết phải giám định lại hay giám định bổ sung hay không? ... Ngoài ra, cần quan tâm đến các thủ tục đổi chất, nhận dạng, thu giữ đồ vật, tài liệu,vật chứng, vấn đề thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam, thủ tục ủy thác tư pháp...

 

 

Sáu là, nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu thu thập được gắn liền với việc quy buộc tội danh, gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo: Những thao tác cần có của Luật sư, bao gồm và không hạn chế như kiểm tra, đối chiếu lại về nội dung giữa Cáo trạng và Kết luận điều tra, Kết luận điều tra bổ sung; xác định bị can, đương sự mà Luật sư nhận trách nhiệm bào chữa bị đề nghị truy tố về tội danh gì các hành vi bị coi là tội phạm, khung hình phạt ... Nghiên cứu các văn bản trao đổi giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, với cơ quan khác về việc đánh giá ban đầu về hành vi của bị can, cơ sở của việc đề nghị phê chuẩn bắt tạm giam (trong một số trường hợp, những nhận định ban đầu này không chính xác, nên sau đó cơ quan điều tra phải thay đổi quyết định khởi tố bị can ...). Nghiên cứu các kết luận giám định (tài sản, tài chính - kế toán, tâm thần, chữ ký, con dấu ...), các biên bản xác minh, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra. Quan trọng nhất, nghiên cứu các lời khai của bị can mình nhận bào chữa, các bị can khác, nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, đồng thời nghiên cứu các văn bản pháp quy điều chỉnh lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; trích lục tiền án, tiền sự ...

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

 

 

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ trong các vụ án xâm phạm trật quản lý kinh tế phần ba

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.31643 sec| 954.789 kb