Lựa chọn trọng tài và những lưu ý khi chỉ định trọng tài

20/06/2021
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Việc thành lập Hội đồng trọng tài tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp là rất cần thiết. Vậy những tiêu chí để lựa chọn trọng tài viên và những vấn đề thực tiễn cần lưu ý khi chỉ định trọng tài viên Việt Nam như thế nào?

1- Những tiêu chí để lựa chọn trọng tài viên

Những tiêu chí để lựa chọn trọng tài viên cho một tranh chấp cụ thể có thể tham khảo Lưu ý của ICC đối với các Ủy ban quốc gia và Nhóm của ICC trong việc đề cử trọng tài viên, gồm có những tiêu thị cụ thể sau đây :

- Các sự kiện và tình tiết của một vụ việc cụ thể;

- Mức độ kinh nghiệm được yêu cầu;

- Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (place of arbitration);

- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;

- Giá trị vụ tranh chấp;

- Ngôn ngữ trọng tài;

- Khả năng sẵn sàng tham gia của trọng tài viên;

- Quốc tịch của trọng tài viên,

- Tính độc lập và khách quan của trọng tài viên.

Tìm hiểu thông tin cá nhân và quan điểm học thuật của ứng viên tương lai cho vị trí trọng tài viên thông qua :

- Danh sách và Sơ yếu lý lịch nghề nghiệp của trọng tài viên công bố bởi tổ chức trọng tài như SIAC , HKIAC , AAA , LCIA , SCC hay VLACL.

- Lý lịch nghề nghiệp của trọng tài viên công bố bởi hãng luật hay Phòng trọng tài (Arbitration/ADR Chambers) nơi trọng tài viên đang tìm việc toàn thời gian

- Trang thông tin điện tử (website), các trang mạng xã hội của cả nhân trọng tài viên như Facebook hay LinkedIn ... ,

- Các bảng xếp hạng tín nhiệm nghề nghiệp có uy tín trong lĩnh vực trọng tài : Global Arbitration Review (GAR), WhoswhoLegal: Arbitration, Legal500, Chambers and Partners, Assialaw, v.v. ,

- Các website chuyên đăng các ấn phẩm về trọng tài như Kluwer Arbitration, GAR, v.v .;

- Tham vấn trực tiếp với các luật sư chuyên sâu về trọng tài đã có kinh nghiệm tranh tụng trước các trọng tài viên này;

- Phỏng vấn trực tiếp ứng viên trọng tài viên tiềm năng cho vụ tranh chấp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Những vấn đề thực tiễn cần lưu ý khi chỉ định trọng tài viên Việt Nam

Vẫn tồn tại không ít nhận thức sai lầm ở Việt Nam coi trọng tài viên mà bên tranh chấp có quyền chỉ định như là “luật sư thứ hai" của bên đó ngồi trong Hội đồng trọng tài với kỳ vọng trọng tài viên đó có khả năng đưa ra phán quyết có lợi cho bên chỉ định. Hơn nữa, với những hạn chế về thông tin cá nhân và nghề nghiệp của trọng tài viên cùng với nguyên tắc bảo mật thông cho phép tiết lộ phán quyết trọng tài mà các trọng tài viên có liên quan nên việc lựa chọn trọng tài viên không thật sự khoa học.

Khoảng cách giữa thực tiễn kinh doanh, thương mại và đầu tư trên thị trường với việc nghiên cứu, giảng dạy mang nặng tính lý thuyết trong môi trường học thuật cũng có thể là một trở ngại không nhỏ đối với đội ngũ trọng tài viên vốn còn ít ở Việt Nam. Vì vậy, khi cân nhắc chỉ định một trọng tài viên tiềm năng ở Việt Nam, ngoài các tiêu chí nêu, các luật sư cần trả lời những câu hỏi tiếp theo:

- Với việc lựa chọn ứng viên tiềm năng này làm trọng tài viên cho mình thì khả năng bên tranh chấp còn lại sẽ lựa chọn trọng tài viên như thế nào?

- Liệu Chủ tịch Hội đồng trọng tài có thể được các trọng tài viên do các bên chỉ định thỏa thuận bầu hay không và nếu không thì Trung và tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên thay thế như thế nào?

- Liệu trọng tài viên mà bên mình lựa chọn có khả năng làm việc một cách cân xứng với các thành viên còn lại về thâm niên kinh nghiệm (seniority), uy tín nghề nghiệp (professional reputation) hay hiểu biết sâu về lĩnh vực tranh chấp (expertise)... hay không?

Nên lưu ý rằng, thực tiễn trọng tài của VIAC cho thấy các bên tranh chấp không bị ràng buộc phải chỉ định trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của VIAC. Điều này cho phép các bên tranh chấp mở rộng phạm vi lựa chọn ứng viên trọng tài tiềm năng không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra đội ngũ trọng tài viên quốc tế trong khu vực. Tuy nhiên, do không có cơ chế kiểm soát chất lượng trọng tài viên tương tự như thẩm quyền xác nhận (contration) trọng tài viên của Tòa trọng tài quốc tế ICC nên đây cũng là điểm yếu của trọng tài trong nước dễ bị các bên tranh chấp thiếu chuyên nghiệp lạm dụng.

Chủ tịch VIAC có quyền chỉ định trọng tài viên và Chủ tịch Hội đồng trọng tài nằm ngoài danh sách trọng tài viên của VLC nếu thấy thích hợp cũng là sự linh hoạt cần thiết trong môi trường pháp lý của Việt Nam nhưng cũng tạo ra những thách thức không nhỏ dưới góc nhìn của cộng đồng trọng tài quốc tế về tính minh bạch, sự ổn định, chắc chắn và có thể dự liệu trước của việc thành lập Hội đồng trọng tài theo quy tắc trọng tài của VIAC.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Lựa chọn trọng tài và những lưu ý khi chỉ định trọng tài được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Lựa chọn trọng tài và những lưu ý khi chỉ định trọng tài có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Lựa chọn trọng tài và những lưu ý khi chỉ định trọng tài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.55571 sec| 961.594 kb