Giới thiệu về luật đầu tư của Campuchia

16/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Để hội nhập cùng thế giới thì ngoài việc quy định rõ ràng pháp luật của Việt Nam, chúng ta cũng cần tìm hiểu luật đầu tư của các nước khác. Bài viết này chia sẻ và giới thiệu về luật đầu tư của Campuchia.

1- Quan điểm của Chính phủ Campuchia về chính sách đầu tư

Là một trong những nước nghèo nhất khu vực, đi kèm là sự chậm phát triển. Sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là một trong những yêu cầu sống còn đối với sự phát triển của Campuchia để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với đất nước, do thành phần kinh tế tư nhân đang đảm nhận vị trí đầu tầu đối với sự tăng trưởng của Campuchia. Để đạt được điều này, Chính phủ Hoàng gia Campuchia coi đầu tư tư nhân như một bộ phận gắn liền với sự phát triển của nền dân chủ toàn diện và thịnh vượng ở Campuchia trong những năm tới.

Chính phủ hoàn toàn nhận thức được rằng nếu đất nước muôh thực hiện các mục tiêu phát triển của mình thì không thể dựa vào viện trợ nước ngoài một cách vô giới hạn.

Đầu tư là hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội khác. Đầu tư cũng là hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân trong xã hội, phát triển sản xuất. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khung pháp luật về đầu tư của luật đầu tư Campuchia

- Luật đất đai (ngày 13/10/1992);

- Luật đầu tư của Vương quốc Campuchia (ngày 04/08/1994);

- Nghị định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) (ngày 26/06/1995);

- Nghị định số 048 ANKR-KB về sửa đổi Nghị định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) (ngày 21/05/1999);

- Nghị định về thực hiện Luật đầu tư của Vương quốc Campuchia (ngày 29/12/1997);

- Nghị định về ngoại hối (ngày 28/12/1997);

- Nghị định số 053 ANKR-KB về sửa đổi Nghị định về thực hiện Luật đầu tư của Vương quốc Campuchia (ngày 11/06/1999);

Luật đầu tư của Campuchia được Quốc hội phê chuẩn ngày 04/08/1994, sau đó được sửa đổi, bổ sung ngày 03/02/2003. Luật này điều chỉnh cả hoạt động đầu tư nước ngoài và hoạt động đầu tư trong nước, thể hiện việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia (NT) đối với hoạt động đầu tư (Điều 1). Như vậy, khi soạn thảo Luật đầu tư, Campuchia đã theo mô hình “Luật đầu tư thống nhất”, nghĩa là không có quy định riêng về đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, trong Luật đầu tư của Campuchia không có điều khoản nào đưa ra định nghĩa “đầu tư”. Do đó, vấn đề Luật này điều chỉnh đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp hay tất cả các hình thức đầu tư vẫn còn chưa rõ ràng.

Việc quản lí hoạt động đầu tư được trao cho CDC. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ Hoàng gia có tráuh nhiệm đánh giá và ban hành chính sách về tất cả các hoạt động dự án tái thiết, phát triển và đầu tư (Điều 3 Luật đầu tư).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

3- Các biện pháp đảm bảo đầu tư của Campuchia

Thứ nhất, các nhà đầu tư phải được hưởng sự không phân biệt đối xử theo quy định của pháp luật, ngoại trừ quyền sở hữu đất được quy định theo Hiến pháp của Vương quốc Campuchia (Điều 8 Luật đầu tư).

Theo Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh quan hệ sở hữu và sử dụng đất, chỉ các cá nhân hoặc các pháp nhân có quốc tịch Campuchia mới được trao quyền sở hữu đất nhằm mục đích thực hiện các hoạt động đầu tư. “Pháp nhân có quốc tịch Campuchia” được hiểu là pháp nhân trong đó các cá nhân hoặc các pháp nhân có quốc tịch Campuchia sở hữu trên 51% cổ phần (Điều 16 (1) Luật đầu tư).

Các nhà đầu tư được phép sử dụng đất, kể cả thuê dài hạn với thời hạn tối đa 70 năm và được gia hạn. Việc sử dụng đất có thể bao gồm cả quyền sở hữu đối với bất đông sản và động sản gắn liền với đất nêu pháp luật cho phép (Điều 16(2) Luật đầu tư).

Thứ hai, Chính phủ cam kết không thực hiện chính sách quốc hữu hoầ gây tổn hại tới sở hữu tư nhân của các nhà đầu tư ở Vương quốc Campuchia (Điều 9 Luật đầu tư).

Thứ ba, Chính phủ không áp đặt việc kiểm soát giá đối với các hàng hoá hoặc các dịch vụ của các nhà đầu tư có phê chuẩn từ trước của Chính phủ (Điều 10 Luật đầu tư).

Thứ tư, theo đúng các quy định của Ngân hàng quốc gia Campuchia, Chính phủ phải cho phép các nhà đầu tư mua ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đầu tư (Điều 11 Luật đầu tư)

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

4- Quan hệ lao động tại Campuchia

Theo Điều 17 Luật đầu tư, các nhà đầu tư ở Campuchia được tự do lựa chọn việc thuê lao động là người Campuchia và người nước ngoài phù hợp với luật lao động và luật xuất nhập cảnh.

Các nhà đầu tư được phép thuê người lao động nước ngoài ở các vị trí nhà quản lí, chuyên gia, nhân viên kĩ thuật, công nhân lành nghề trong trường hợp người Campuchia không đáp ứng được các đòi hỏi về chất lượng, kĩ năng và kinh nghiệm để thực hiện công việc. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có nghĩa vụ đào tạo người lao động Campuchia. Pháp luật khuyến khích việc bổ nhiệm người Campuchia vào các vị trí quan trọng của doanh nghiệp (Điều 18 Luật đầu tư).

5- Giải quyết tranh chấp theo pháp luật Campuchia

Điều 20 Luật đầu tư quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp, theo đó các tranh chấp về đầu tư tại Campuchia của một người Campuchia hoặc của một người nước ngoài liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật này phải được cố gắng giải quyết một cách hữu nghị thông qua tham vấn giữa các bên tranh chấp.

Nếu các bên không giải quyết được tranh chấp một cách hữu nghị trong vòng 2 tháng thì một trong các bên phải đề xuất giải quyết tranh chấp theo các cách sau đây:

- Thương lượng trước CDC và CDC phải đưa ra ý kiến;

- Đưa tranh chấp ra giải quyết tại toà án Campuchia;

- Áp dụng các quy định pháp luật quốc tế nào đó để giải quyết tranh chấp với sự đồng thuận của các bên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Giới thiệu về luật đầu tư của Campuchia được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Giới thiệu về luật đầu tư của Campuchia có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Giới thiệu về luật đầu tư của Campuchia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.47768 sec| 973.352 kb