Mặt chủ quan của tội phạm là gì?

18/06/2021

Tội phạm là thể thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khác quan. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan của tội phạm thì việc tìm hiểu hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm cũng rất quan trọng.

 

pháp nhân thương mại Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Có tới 11/13 tội danh ở chương này chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Có 2/13 tội danh chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi vô ý. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong hầu hết các cấu thành tội phạm.

 

Về hình phạt:

 

Bộ luật hình sự năm 2015 mở rộng việc áp dụng hình phạt không tước tự do, giảm mức hình phạt cao nhất của một số tội bằng cách bỏ hình phạt tử hình, tù chung thân. Việc áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền đối với một số tội phạm xâm phạm sở hữu vừa đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp về giảm việc áp dụng hình phạt tù, nhưng vẫn đảm bảo được tính răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật. Quy định hình phạt tiền là hình phạt chính trong các tội phạm sở hữu tạo điều kiện để Tòa án có thể dễ dàng lựa chọn các hình phạt khác nhau trong đó có hình phạt tiền để cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm sở hữu nhưng vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt. Bởi lẽ, trong thực tế nhiều trường hợp người phạm tội xâm phạm sở hữu như trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…họ hoàn toàn có khả năng thực hiện hình phạt tiền là hình phạt chính. Bên cạnh đó, mục tiêu của những người phạm tội xâm phạm sở hữu chủ yếu là chiếm đoạt tài sản thì việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với họ sẽ đảm bảo tính răn đe, giáo dục của hình phạt, hơn nửa mục đích của hình phạt vẫn đạt được.(xem thêm: văn bản đơn ly hôn)

Bộ luật hình sự năm 2015 có một số khung hình phạt chỉ quy định các hình phạt không tước tự do của người phạm tội. Chẳng hạn, khoản 1 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015 (tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), khoản 1 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 2015 (tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản) đều không quy định hình phạt tù có thời hạn mà chỉ quy định chế tài lựa chọn với các hình phạt chính không tước quyền tự do. Với quy định nêu trên, chúng tôi cho rằng nhà làm luật mong muốn hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng hình phạt tù trên thực tế.(tìm hiểu về: tranh chấp tài sản sau ly hôn)

Bộ luật hình sự năm 2015 đã giảm mức hình phạt cao nhất của một số tội bằng cách bỏ hình phạt tử hình, tù chung thân, giảm hình phạt. Cụ thể, bỏ hình phạt tử hình ở tội cướp tài sản (Điều 168); Bỏ hình phạt chung thân ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); Giảm mức hình phạt cao nhất của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là tù có thời hạn từ 03 năm xuống còn 02 năm. Các quy định nêu trên thể hiện xu hướng xử lý khoan hồng của nhà nước đối với các tội xâm phạm sở hữu, qua quy định về giảm mức hình phạt cũng như các quy định khác đã nêu.

 

Một số đặc diểm của vụ án xâm phạm sở hữu

 

Từ đặc điểm pháp lý nêu trên của nhóm tội xâm phạm sở hữu, có thể xác định một số đặc diểm của vụ án xâm phạm sở hữu như sau:

(i) Người phạm tội trong các vụ án xâm phạm sở hữu rất đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn đến thành phần dân tộc. Trong những năm gần đây, tội phạm liên quan đến sở hữu ngày càng tăng và nhóm người có hiểu biết, trinh độ văn hóa cao phạm tội ngày càng nhiều, đặc biệt liên quan đến các tội lừa đảo chiếm đoat tài sản, lạm dụng chiếm đoạt tài sản, sử dụng trái phép tài sản của người khác…

(ii) Xã hội càng phát triển, phương thức và thủ đoạn chiếm đoạt tài sản càng tinh vi, nhiều hành vi chiếm đoạt mới xuất hiện như thông qua hoạt động bán hàng đa cấp, qua giao dịch trên mạng, qua các loại hoạt động giao dịch hợp đồng(đọc thêm: hợp đồng hôn nhân)

(iii) Việc hình sự hóa các quan hệ dân sự cũng hay gặp trong nhóm tội này, đặc biệt khi liên quan đến các hoạt động vay mượn, hoạt động bảo lãnh thế chấp…

(iv) Việc xác định thiệt hại, tài sản bị chiếm đoạt trong một số trường hợp khó xác định, định giá, đặc biệt liên quan đến các tài sản vô hình…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Mặt chủ quan của tội phạm là gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.30195 sec| 941.695 kb