Một số kỹ năng mềm trong hành nghề Luật sư (Phần 3)

"Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với những khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá".

Mirko Gomex

Một số kỹ năng mềm trong hành nghề Luật sư (Phần 3)

Trong quá trình hành nghề luật sư, thường sẽ có hai loại kỹ năng nghề nghiệp mà bạn cần có để thực hiện tốt công việc của mình đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Kỹ năng cứng là những kiến thức pháp luật về các lĩnh vực pháp luật nào đó thuộc thế mạnh của bạn. Để hành nghề luật sư một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, những luật sư nói chung và những nhân viên làm trong công ty luật của bạn nói riêng cần phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng mềm khác nhau.

Liên hệ

13- Kỹ năng làm việc với nhân viên của các cơ quan Nhà nước

Trong quá trình hành nghề luật sư, việc bạn và các nhân viên của công ty luật của bạn có thể bị một số nhân viên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cố tình gây khó khăn không cần thiết trong khi thực hiện các công việc pháp lý của khách hàng để đòi hỏi một điều gì đó là điều khó tránh khỏi.

Việc gây khó khăn như vậy thường xảy ra trong các trường hợp sau đây:

(i) Trong các văn bản quy phạm pháp luật có một số quy định không rõ ràng dẫn đến việc tồn tại những cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng luật giữa nhân viên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và công dân;

(ii)  Có những quy định riêng ví dụ như công văn, hướng dẫn được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong nội bộ của họ hay trả lời trực tiếp cho một doanh nghiệp cụ thể nào đó nhưng không được quy định một cách cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước chẳng hạn như luật, nghị định, thông tư, V.V., mà bạn cũng không biết hay sơ ý không kiểm tra kỹ sự tồn tại của nó;

(iii)  Các văn bản quy phạm pháp luật nào đó lại không quy định khung thời gian cụ thể để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất công việc theo yêu cầu của công dân, và từ đó dẫn đến tình huống thời gian xử lý hồ sơ của khách hàng của công ty luật của bạn vô tình hay hữu ý bị “ngâm” dài hơn mong đợi;

(iv) Có những thủ tục hành chính thật sự không rõ ràng cho nên bạn bị yêu cầu phải điều chỉnh hồ sơ hay cung cấp bổ sung các giấy tờ khác của khách hàng mà thật sự là không cần thiết;

(v) Khi nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thay vì linh động xử lý theo yêu cầu của công dân hay doanh nghiệp thì họ lại gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước cấp trên của họ, và trên thực tế thời gian để nhận được trả lời thỏa đáng và rõ ràng từ các cơ quan cấp trên của họ nhiều lúc rất lâu làm ảnh hưởng đến công việc của khách hàng của bạn;

(vi) Do sự chồng chéo trong việc phân định thẩm quyền quản lý, có những vấn đề được quy định là thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau nhưng khi bạn yêu cầu các cơ quan Nhà nước đó giải quyết thì nhiều khi họ lại cố tình đùn đẩy trách nhiệm xử lý cho nhau và điều này làm cho bạn không biết đích xác cơ quan Nhà nước nào sẽ là cơ quan đảm nhận công việc pháp lý mà bạn đang làm cho khách hàng của bạn; và

(vii) Có sự thay đổi nhân sự trong các cơ quan Nhà nước tại địa phương trước và sau các dịp bầu cử tại trung ương và địa phương. Vấn đề này cũng ít nhiều làm chậm đi đáng kể việc xử lý các công việc pháp lý của khách hàng vì những người mới được bổ nhiệm cũng cần có một khoảng thời gian nào đó để làm quen với công việc mới.

Đứng trước những tình huống khó khăn như thế, bạn thường sẽ dễ nghĩ đến phương án nhanh nhất là dùng quà cáp hay tiền bạc gì đó để biếu, tặng nhân viên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giúp cho công việc pháp lý của khách hàng của bạn được trôi chảy, nhanh chóng và không bị làm khó. Tuy nhiên, phương án này sẽ làm cho bạn và nhân viên của công ty luật của bạn có thể được cho là đã tiếp tay cho hành vi tham nhũng, hối lộ. Nếu bị phát hiện, bạn và nhân viên của công ty luật của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đưa hối lộ theo quy định của pháp luật về hình sự mà theo đó bạn và nhân viên của công ty luật của bạn sẽ bị truy tố và sự nghiệp luật sư cả đời của bạn và danh tiếng của công ty luật của bạn có thể bị tiêu tan.

Ngoài ra, một số khách hàng có yếu tố nước ngoài không muốn thỏa hiệp với tham nhũng cho nên họ thường yêu cầu công ty luật của bạn phải ký cam kết không đưa hối lộ cho nhân viên của các cơ quan Nhà nước sở tại dưới bất kỳ hình thức nào và trong bất kỳ trường hợp nào, và hành vi nêu trên của bạn và nhân viên của công ty luật của bạn sẽ có thể vi phạm thỏa thuận này và công ty luật của bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Mặc dù vậy, nếu bạn chọn phương án tiếp tục kiên trì đối thoại, làm việc, giải trình với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho đến khi công việc pháp lý của khách hàng được hoàn tất thì công ty luật của bạn lại có thể phải đối mặt với tình huống khách hàng không hài lòng vê tiến độ thực hiện công việc pháp lý của họ. Khi đó, công ty luật của bạn sẽ vừa mất thời gian, công sức, lại vừa có nguy cơ bị khách hàng từ chối trả phí dịch vụ pháp lý, không tiếp tục sử dụng dịch vụ pháp lý hay thậm chí là đòi công ty luật của bạn bồi thường thiệt hại vì họ cho rằng nhân viên của công ty luật của bạn đã thực hiện công việc “không chuyên nghiệp” để bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngầm hồ sơ của họ quá lâu, hay họ bị phiền hà vì phải chuẩn bị quá nhiều tài liệu, giấy tờ không cần thiết. Đầy thật sự là một trong những khó khăn thử thách mà đòi hỏi quyết tâm cao của bạn khi muốn hành nghề luật sư chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu bạn đã quyết định lựa chọn cho mình con đường hành nghề luật sư chân chính và chuyên nghiệp, việc đầu tiên bạn cần phải làm là phải thường xuyên nhắc nhở, khẳng định với nhân viên trong công ty luật của bạn về việc không bao giờ có bất kỳ hành vi “chung chi” nào khi bị nhân viên của các cơ quan Nhà nước làm khó và phải xóa tan trong đầu của họ ý nghĩ về việc công ty luật của bạn sẽ có hành vi không trong sạch nào đó để giải quyết êm thấm những tình huống đó. Công ty luật của bạn cũng cần khẳng định với nhân viên của mình rằng công ty luật của bạn sẽ không duyệt chi bất kỳ chi phí nào có tính chất như vậy cho dù khách hàng có yêu cầu công ty luật của bạn phải làm như vậy hay khách hàng đồng ý chi trả các khoản chi phí đó.

Để hạn chế tình trạng bị gầy khó khăn từ nhân viên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, công ty luật của bạn cần nâng cao tay nghề, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề cho nhân viên của mình, giao cho những nhân viên có kinh nghiệm đảm nhận những công việc pháp lý có liên quan đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đồng thời kiểm tra chéo nhiều lần giữa các nhân viên trong nhóm phụ trách về các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ của khách hàng chuẩn bị nộp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giảm bớt các khe hở trong các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ đó mà dựa vào đó nhân viên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể làm khó.

Bên cạnh đó, những luật sư phụ trách hồ sơ pháp lý của khách hàng cũng phải kiểm tra thực tế các quy định riêng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyến ở địa phương để bảo đảm rằng các yêu cầu bổ sung đó nằm ngoài các quy định của pháp luật, nếu có, đã được trù liệu và chuẩn bị đầy đủ trong hồ sơ của khách hàng chưa. Bạn cũng cẩn theo dõi hồ sơ khách hàng đang được xử lý như thế nào để tránh trường hợp hồ sơ bị ngâm quá lâu mà không có lý do chính đáng. Sau cùng, với những công việc pháp lý khó và phức tạp của khách hàng mà theo kinh nghiệm của bạn là sẽ gặp khó khăn khi nộp hồ sơ của khách hàng thì bạn phải dự báo cho khách hàng trước khi nhận công việc pháp lý của họ để khách hàng không bị động trong công việc kinh doanh của họ, không thất vọng về chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn.

Chỉ có sự chuyên nghiệp trong giao tiếp với khách hàng, sự cắn trọng trong công việc, chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn lầu năm của đội ngũ nhân viên lành nghề, tinh thần đồng đội cao, sự nhẫn nại và thái độ hết lòng vì khách hàng mới mang lại thành công khi phải giải quyết những tình huống khó như vậy. Nếu bạn đồng ý thỏa hiệp với nhân viên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì ngoài rủi ro về trách nhiệm hình sự như trên, bạn cũng vô tình tạo ra một tiền lệ xấu không thể thay đổi được trong công ty luật của bạn, làm hư hỏng đạo đức nghề' nghiệp không chỉ với bạn và nhân viên của công ty luật của bạn mà còn đối với các công chức, viên chức Nhà nước, gián tiếp khiến cho Việt Nam mãi tụt hậu trong công tác hành chính công và công tác phòng chống tham nhũng mà từ đó gián tiếp làm sụt giảm sự tin tưởng vào pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư tại Việt Nam.

14- Kỹ năng làm việc với đại diện hoặc nhân viên của khách hàng

Trong quá trình hành nghề luật sư, nhân viên của công ty luật của bạn cũng có thể bị một số nhân viên của chính khách hàng yêu cầu phải trả cho họ tiền hoa hồng phần trăm phí dịch vụ pháp lý để với tư cách là người có thẩm quyền của khách hàng, họ sẽ chấp nhận bảng chào phí dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn cũng như không gây khó khăn cho bạn trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho họ. Trong nhiều tình huống, số tiền mà họ đòi công ty luật của bạn phải trả thậm chí còn lớn hơn số tiền chào phí dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn.

Việc thỏa hiệp với nhân viên của khách hàng như vậy, dù mang lại hiệu quả tức thì cho công ty luật của bạn là có thêm các công việc pháp lý của khách hàng, có việc làm cho nhân viên và hơn thế nữa là có thêm doanh thu, nhưng lại để lại những hệ quả khó lường cho khách hàng của công ty luật của bạn. Những hệ quả từ những việc đó chính là chất lượng yếu kém của dịch vụ pháp lý mà công ty luật của bạn cung cấp do nhân viên của công ty luật của bạn bị chi phối phải tư vấn theo định hướng của nhân viên của khách hàng mà không quan tâm nhiều đến các quy định của pháp luật có liên quan, hay đơn giản đó là nhân viên của khách hàng chỉ muốn tạo ra một công việc pháp lý nào đó mà cần phải có luật sư bên ngoài hỗ trợ để họ nhận được tiền hoa hồng và vì thế họ sẽ không chú trọng nhiều đến chất lượng dịch vụ của công ty luật của bạn.

Bên cạnh đó, rủi ro có thể xảy đến đối với khách hàng là họ có thể bị thiệt hại nếu sau đó họ làm theo những tư vấn pháp lý không có chất lượng của công ty luật của bạn. Về phía công ty luật của bạn, do không bị đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp, nhân viên của công ty luật của bạn sẽ không chú trọng đào sâu nghiên cứu, tìm tòi để cung cấp những tư vấn pháp lý có chất lượng. Điều này vô hình trung làm cản trở sự phát triển, hoặc thậm chí làm cho trình độ chuyên môn của công ty luật của bạn bị thụt lùi. Ngoài ra, việc xuất hóa đơn

thuế giá trị gia tăng trên tổng giá trị của hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với khách hàng trong khi trên thực tế bạn phai chi cho nhan vien cua khách hàng một số tiền hoa hồng lớn, lại không có hóa đơn, chứng từ thu chi theo quy định của pháp luật về thuế, sẽ làm cho các khoản chi này không được xem là chi phí được trừ của công ty luật của bạn. Một hệ quả tiêu cực khác là việc chi trả tiền hoa hồng như thế sẽ trở thành một tiền lệ xấu mà công ty luật của bạn phải thực hiện trong tương lai để chiều lòng nhân viên của khách hàng. Điều này sẽ làm mất đi tính minh bạch, sự chuyên nghiệp của công ty luật của bạn và tạo ảnh hưởng xấu và rất nghiêm trọng trong việc mở rộng và phát triển công ty luật của bạn trong tương lai.

Lời khuyên cho bạn trong việc giải quyết vấn đề này là không bao giờ thỏa hiệp với việc trả tiền hoa hồng cho dù trong bất kỳ tình huống nào. Công ty luật của bạn phải tổ chức các khóa huấn luyện nội bộ để huấn luyện cho các nhân viên của công ty luật của bạn biết cách tránh né các đòi hỏi quá đáng của nhân viên của khách hàng một cách lịch sự và chuyên nghiệp. Bạn có thể cho nhân viên của công ty luật của bạn mời họ dùng cơm thân mật để thay thế cho việc phải chi trả hoa hồng hay có thể tìm cách tặng quà cho họ nhân dịp các ngày kỷ niệm quan trọng của họ hay gia đình họ. Nhiều lúc sẵn sàng hy sinh một vài khách hàng như thế để giữ gìn kỷ cương, đạo đức hành nghề luật sư còn quan trọng hơn việc có thêm doanh thu từ họ.

15- Kỹ năng không bị khách hàng ép buộc vi phạm pháp luật  

Trong thực tiễn hành nghề luật sư, có lúc bạn bị rơi vào tình huống là có một vài khách hàng nào đó thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý công ty luật của bạn nhiều năm, lại đồng ý trả phí dịch vụ pháp lý cao cho bạn nhưng lại đòi hỏi mọi công việc pháp lý mà họ giao cho công ty luật của bạn phải có kết quả khả quan như họ mong muốn. Ví dụ, trong các vụ kiện tranh chấp giữa họ và các bên thứ ba, dù biết rằng vị thế pháp lý của họ yếu hơn đối thủ của họ, họ vẫn muốn có được

phán quyết của tòa án, trọng tài thuận lợi cho họ, hay trong lĩnh vực cấp giấy phép kinh doanh cho những ngành nghề kinh doanh có điều kiện dù họ không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng vẫn muốn được cấp phép những ngành nghề đó. Trong những tình huống như thế, nếu bạn chọn phương án làm hài lòng khách hàng thì điều khó tránh khỏi đó là bạn phải thực hiện một số hành vi vi phạm pháp luật mà hệ quả của nó là bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị chấm dứt nghề nghiệp luật sư của bạn. Còn đối với công ty luật của bạn, tùy vào mức độ của hành vi vi phạm, sẽ có thể sẽ bị Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi công ty luật của bạn đặt trụ sở xử phạt vi phạm hành chính hay thậm chí là bị tạm đình chỉ hoạt động trong một thời gian nào đó hay nghiêm trọng hơn là bị rút giấy đăng ký hoạt động vĩnh viễn.

Để tránh không bị khách hàng ép buộc công ty luật của bạn phải thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như trên, trước tiên, bản thân công ty luật của bạn cần tạo sự chuyên nghiệp của mình trong mắt của khách hàng để ngầm đưa thông điệp rằng công ty luật của bạn không muốn thực hiện những việc vi phạm pháp luật như thế trong bất kỳ trường hợp nào. Khi khách hàng hiểu được thông điệp đó của bạn, họ sẽ cần nhắc trước khi yêu cầu công ty luật của bạn phải làm những việc pháp lý trái pháp luật như vậy theo ý của họ. Nếu khách hàng vẫn tiếp tục yêu cầu như vậy, cho dù họ có hiểu hoặc không hiểu thông điệp ngầm của bạn, bạn cũng nên dành thời gian phân tích cho khách hàng hiểu về vị thế pháp lý của khách hàng trong vụ việc của họ, tính hợp pháp của yêu cầu của họ và những rủi ro pháp lý họ phải gánh chịu khi thực hiện ý định đó mà bất chấp rủi ro. Đi kèm với việc phân tích như thế, bạn cũng cần thể hiện thái độ dứt khoát của công ty luật của bạn là không thực hiện hành vi trái pháp luật theo ý muốn của họ mà chỉ nỗ lực cung cấp dịch vụ pháp lý cho họ một cách chuyên nghiệp trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Sự kiên định và dứt khoát của bạn, trong một chừng mực nào đó, sẽ khiến cho khách hàng tôn trọng bạn và công ty luật của bạn hơn và từ đó sẽ thay đổi ý định ban đầu của họ.

16- Kỹ năng làm việc hiệu quả với luật sư nội bộ của khách hàng  

Trong quá trình hành nghề luật sư và tham gia tư vấn pháp lý cho khách hàng lớn, bạn có thể sẽ phải làm việc với luật sư nội bộ của họ. Đây thật sự là một trải nghiệm nghề nghiệp tuyệt vời giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích mà không nên bỏ qua.

Khi làm việc với luật sư nội bộ của khách hàng, bạn sẽ có các lợi ích sau đây:

Bạn sẽ có được những thông tin cần thiết có hên quan đến công việc pháp lý của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và đúng trọng tâm vì họ có kiến thức pháp luật khá tương đồng với bạn cho nên họ biết cách truyền đạt thông tin các vụ việc pháp lý theo cách tốt nhất giữa các luật sư đồng nghiệp với nhau;

 Vì luật sư nội bộ là những người được đào tạo pháp luật bài bản, bạn phải thận trọng hơn khi thực hiện công việc pháp lý của họ so với những trường hợp bình thường khác. Điều này giúp bạn tăng thêm tính cẩn thận trong công việc, các kỹ năng mềm của bạn cũng được vận dụng và thực tập nhiều hơn, giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong công việc và trong giao tiếp với khách hàng;

Nhờ sự tham gia của luật sư nội bộ, các tư vấn pháp lý của công ty luật của bạn sẽ được khách hàng thông hiểu tường tận hơn, được họ thực hiện một cách bài bản theo đúng yêu cầu của pháp luật, tránh trường hợp công ty luật của bạn tư vấn một đường nhưng do nhân sự của khách hàng không có đủ sự hiểu biết pháp luật cần thiết lại hiểu một nẻo dẫn đến làm không đúng với những tư vấn của công ty luật của bạn; và

Do luật sư nội bộ đã có kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật nội bộ trong công ty của họ cũng như hiểu được tình hình thực tiễn của công ty của họ, họ sẽ đóng góp ý kiến thực tiễn của họ cho những tư vấn pháp lý của công ty luật của bạn, giúp tăng thêm tính áp dụng trong thực tiễn, tránh trường hợp ý kiến tư vấn của công ty luật của bạn đơn thuẫn chỉ dựa trên các quy định của pháp luật có liên quan mà thiếu đi tính thực tiễn áp dụng trong thực tế.

Tuy nhiên, trong thực tiễn hành nghề luật sư, đôi khi bạn cũng rơi vào một số tình huống khó xử là trường hợp luật sư nội bộ của khách hàng không thích sự tham gia của bạn với tư cách là luật sư độc lập vào công việc pháp lý của khách hàng. Có một số lý do của việc này như sau:

Luật sư nội bộ thường là người chịu trách nhiệm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong công ty của họ, nay bạn được sếp của họ mời vào để kiểm tra sự tuân thủ pháp luật và nếu bạn tìm thấy một số vấn đề pháp lý nào đó có liên quan đến việc không tuân thủ pháp luật của công ty của họ thì với tư cách là luật sư nội bộ, tùy vào từng tình huống cụ thể, họ sẽ có thể phải chịu trách nhiệm hay bị sếp của họ khiển trách hoặc thậm chí làm cho họ bị mất mặt hay họ sẽ được đánh giá là không hoàn thành công việc được giao làm ảnh hưởng đến tiến lương, thưởng, thăng chức của họ;

Bạn cung cấp dịch vụ pháp lý cho công ty của họ với tư cách là luật sư độc lập nhưng bạn lại chỉ ra được các vấn đề pháp lý của công ty của họ và đưa ra các giải pháp hợp lý và phù hợp trong khi họ là luật sư nội bộ, có sự am hiểu sâu sắc về các hoạt động kinh doanh của công ty của họ nhưng lại không thể làm được như vậy. Điều này, trong một chừng mực nào đó, sẽ khiến cho họ bị sếp của họ đánh giá năng lực làm việc của họ không cao;

Với thực tế phần lớn luật sư nội bộ thường chỉ cọ xát với các công việc pháp lý trong phạm vi công ty của họ và trong các lĩnh vực ngành, nghề của công ty của họ cho nên họ không có nhiều cơ hội cập nhật các quy định của pháp luật mới và tham gia tư vấn, tranh tụng ở những lĩnh vực pháp luật phức tạp, cũng như trên thực tế trong giới luật sư thường có suy nghĩ không chính xác rằng luật sư nội bộ thường có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn kém hơn luật sư hành nghề độc lập. Từ đó, làm cho một số luật sư nội bộ có cảm giác tự ti, không thật sự thoải mái, thận trọng và luôn tạo khoảng cách khi làm việc với các luật sư độc lập bên ngoài; và Luật sư nội bộ không cảm thấy giá trị hữu ích nào đáng kể mà công ty luật của bạn mang lại cho công ty của họ hay những tư vấn của công ty luật của bạn không thật sự làm cho họ cảm thấy tầm phục, khẩu phục vê' kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề.

Từ những lý do đó, họ sẽ có thể làm cho công việc của bạn gặp phải một số khó khăn như sau:

-  Đối với các công việc pháp lý của công ty của họ, họ đều chủ động mời nhiều công ty luật tham gia báo phí dịch vụ pháp lý cùng một lúc để họ có cơ sở so sánh phí dịch vụ pháp lý, chất lượng dịch vụ, phạm vi công việc và yêu cầu giảm phí dịch vụ pháp lý khi cần thiết. Điểu này ít nhiều làm cho bạn mất nhiêu thời gian và công sức hơn để nhận được các công việc pháp lý từ công ty của họ;

-  Họ có thể đưa ra nhiều yêu cầu công việc không hợp lý và đòi các công việc đó phải được quy định trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, gây khó khăn cho bạn, ví dụ như họ đòi công ty luật của bạn phải bồi thường số tiền lớn hơn rất nhiều so với số tiền bảo hiểm trách nhiệm nghề' nghiệp mà công ty luật của bạn đã mua;

-  Họ có thể trả giá phí dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn rất sát sao so với giá thị trường, trì hoãn việc thanh toán phí cho đến khi toàn bộ công việc pháp lý được thực hiện xong và thỏa mãn yêu cầu của họ, từ chối trả phí dịch vụ pháp lý tạm ứng ban đầu hay thương lượng thời gian thanh toán phí dịch vụ pháp lý rất dài từ 03 đến 06 tháng sau khi công ty luật của bạn đã xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho công ty của họ;

-   Họ cũng có thể yêu cầu bạn liệt kê chi tiết từng công việc nhỏ trong các đầu việc lớn mà công ty luật của bạn đã thực hiện cho công ty của họ;

-   Họ cũng có thể tìm cách bắt lỗi bạn kể cả những sai sót không đáng kê’ trong quá trình thực hiện công việc chẳng hạn như sai chính tả, viết sai tên của họ hay công ty của họ, hay nói về một thông tin nào đó không hoàn toàn chính xác, V.V., và yêu cầu công ty luật của bạn phải xin lỗi, phải giảm phí dịch vụ pháp lý hay bồi thường thiệt hại cho công ty của họ đối với những sai sót không đáng kể đó;

-   Họ cũng có thể trách móc bạn và các cộng sự của bạn về những sai sót không đáng có bằng những từ ngữ không chuyên nghiệp; và

-   Họ cũng có thể gây khó khăn cho công ty luật của bạn bằng cách yêu cầu công ty luật của bạn phải báo cáo chi tiết tình hình thực hiện công việc pháp lý tại từng thời điểm hay theo những yêu cầu bất chợt của họ trong khi chỉ cho bạn thời gian rất ít để trả lời.

Trong những trường hợp như vậy, để bạn có thể làm việc hiệu quả với luật sư nội bộ của khách hàng và không bị mất khách hàng thì bạn sẽ phải làm thế nào? Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn dù việc thực hiện những lời khuyên này không đảm bảo một cách chắc chắn rằng nó sẽ giải quyết tận gốc những khó khăn ở trên:

-   Bạn nên chọn những luật sư có kinh nghiệm trong công ty luật của bạn, đặc biệt là những người đã từng có kinh nghiệm làm việc với luật sư nội bộ của khách hàng. Điều này sẽ giảm đi phần nào những rủi ro, sai sót không đáng có trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho họ;

-   Các tư vấn pháp lý của công ty luật của bạn trước khi gửi ra cần được duyệt qua nhiều vòng kiểm tra nghiêm ngặt, có phản biện nội bộ để tránh những sai sót, mơ hồ không đáng có;

-  Khi làm việc với luật sư nội bộ của khách hàng, bạn cần chú ý nắm bắt những quan điểm, cách nhìn nhận và xử lý vấn để của họ để từ đó có hướng xử lý hợp lý phẩn nào chiểu theo quan điểm, yêu cầu, kỳ vọng của họ;

-  Bạn nên tránh hay nếu không thể tránh thì nên giảm bớt những sự việc có thể làm họ bị mất mặt trước sếp của họ;

-  Nên tham khảo ý kiến thực tiễn của họ đối với ý kiến tư vấn của bạn trước khi gửi thư tư vấn chính thức cho sếp của họ, Điểu này sẽ khiến cho họ cảm thấy được tôn trọng và được xem như họ cũng có đóng góp gì đó trong phần tư vấn pháp lý của bạn;

-  Nếu có dịp trao đổi với sếp của họ tại các cuộc gặp hay qua email, bạn nên cố gắng đê' cao vai trò quan trọng của họ trong việc hỗ trợ bạn xử lý các công việc pháp lý của công ty;

-  Kết bạn với họ trên các mạng xã hội hay mời họ đi ăn đề tạo thiện cảm, thân tình, hoặc gửi lời chúc nhân những ngày kỷ niệm quan trọng của họ chẳng hạn như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; và

-  Thường xuyên gửi cho họ các bài viết phân tích pháp lý hay các cập nhật pháp luật (newsletter) định kỳ của công ty luật của bạn mà giúp ích cho công việc hằng ngày của họ, luôn lắng nghe và chia sẻ cũng như tư vấn miễn phí cho họ đối với các vấn đề pháp lý mà họ gặp phải.

17- Kỹ năng thực chiến nhanh chóng công việc pháp lý của khách hàng với chất lượng cao  

Để thực hiện nhanh chóng công việc pháp lý của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công việc pháp lý được giao, bạn cẩn tạo một hệ thống dữ liệu, tài nguyên có liên quan mang tính đồng bộ để mọi người trong công ty luật của bạn có thể sử dụng khi thực hiện các công việc pháp lý của khách hàng.

Tài nguyên quan trọng trước hết là thư viện số các văn bản quy phạm pháp luật theo từng chủ đề pháp lý được cập nhật thường xuyên để mọi người trong công ty luật của bạn có thể truy cập và tra cứu nhanh chóng mọi lúc mọi nơi bên cạnh phần mềm pháp điển. Công ty luật của bạn cũng cẩn xây dựng cơ sở dữ liệu số mà có cập nhật thường xuyên các biểu mẫu của Nhà nước cho từng loại công việc pháp lý mà khách hàng thường yêu cầu chẳng hạn như hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, V.V..

Bên cạnh đó, một cơ sở dữ liệu số các biểu mẫu hợp đồng, thỏa thuận, cam kết chẳng hạn như hợp đồng vay, hợp đồng mua bán nhà, thỏa thuận đặt cọc, cam kết bảo mật thông tin, V.V., mà công ty luật của bạn đã từng soạn thảo, xem xét góp ý tính pháp lý cho các khách hàng cũng có thể được tổng hợp lại và xây dựng trên hệ thống dữ liệu chung để mọi người có thể tham khảo và sử dụng cho các trường hợp tương tự cho khách hàng. Các thư tư vấn của công ty luật của bạn về các vấn đề pháp lý mà khách hàng thường yêu cầu cũng nên được tập hợp lại theo từng chủ đề pháp lý cụ thể, theo trật tự thời gian để giúp mọi người dễ dàng tham khảo khi cần.

Ngoài ra, tùy vào quy mô nhân sự tại từng thời điểm, công ty luật của bạn cũng nên xây dựng các phòng, ban, bộ phận theo từng lĩnh vực chuyên môn pháp lý riêng biệt chẳng hạn như bộ phận đầu tư nước ngoài, bộ phận thuế và lao động, bộ phận tranh tụng thương mại, V.V., để chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên trong từng phòng, ban, bộ phận. Có làm được như vậy, khi khách hàng yêu cầu công ty luật của bạn cung cấp dịch vụ pháp lý ở một lĩnh vực pháp luật bất kỳ nào đó thì bạn có thể chuyển ngay vụ việc đó về phòng, ban, bộ phận tương ứng phụ trách để chuyên môn hóa nhân viên và giúp nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý. Do đã có kiến thức pháp luật trong nhiều vụ việc pháp lý của khách hàng trước đó, nhân viên tại các phòng, ban, bộ phận đó sẽ dễ dàng nắm bắt và xử lý công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức cho việc tìm kiếm và nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng như tìm các giải pháp thực tiễn và khả thi cho khách hàng.

18-  Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ lưu loát với khách hàng nước ngoài 

Nhìn chung, phần lớn người Việt Nam được học ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) trong trường phổ thông theo phương pháp giảng dạy ngoại ngữ được xem là khá tụt hậu so với những phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay, tức là vẫn lấy các kỹ năng ngữ pháp, đọc, viết là chính trong khi thiếu sự quan tâm, đầu tư đến việc phát triển các kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Điều này dẫn đến tình huống phần lớn người Việt Nam nếu chỉ học ngoại ngữ ở trường phổ thông thì chỉ giỏi ở các kỹ năng đọc, viết trong khi các kỹ năng nghe, nói thì lại yếu. Trên thực tế, có những người có cả kho từ vựng trong bụng, sử dụng ngữ pháp rất thuần thục và khá chính xác, nhưng lại hay phát âm sai dẫn đến ngại giao tiếp bằng ngoại ngữ với người nước ngoài cũng như không hiểu được những gì người nước ngoài nói khi trao đổi với họ. Đối với nghề luật sư thì trường hợp này còn nghiêm trọng hơn vì ngôn ngữ nghe, nói ở đây không phải là những từ vựng thông dụng mà còn là sự pha trộn giữa những từ vựng kinh doanh và từ vựng chuyên ngành pháp lý. Nghe, nói đã khó, nay lại phải sử dụng các thuật ngữ pháp lý chuyên ngành thì lại càng khó hơn.

Vậy thì bạn sẽ làm gì để cải thiện kỹ năng nghe, nói ngoại ngữ của mình? Nói chung, có vài cách sau đây để bạn cần nhắc áp dụng để cải thiện kỹ năng nghe, nói của mình:

Thứ nhất, công ty luật của bạn nên thường xuyên tuyển dụng các thực tập sinh là người nước ngoài, ưu tiên cho những sinh viên sử dụng tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ, vào thực tập trong công ty luật của bạn. Với việc tiếp cận và làm việc với những thực tập sinh này trong giờ làm việc từ 02 đến 04 tháng và nếu có thời gian rảnh thì mời họ ăn uống giao lưu sau giờ làm việc để các kỹ năng nghe, nói và sự tự tin của bạn và nhân viên của công ty luật của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.

Thứ hai, bạn nên yêu cầu mọi người trong công ty luật của bạn cố gắng trao đổi công việc với nhau qua email bằng tiếng Anh và chỉ ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt nào đó thì họ mới được quyền dùng tiếng Việt. Bạn cũng có thể đặt ra các giải thưởng khích lệ nào đó cho ai thực hiện tốt yêu cầu này của bạn để khích lệ mọi người cùng cố gắng.

Thứ ba, nếu điều kiện tài chính cho phép, công ty luật của bạn nên mời một vài giáo viên dạy tiếng Anh đến công ty luật của bạn hằng tuần để huấn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tự nhiên cho mọi người. Bên cạnh đó, công ty luật của bạn cũng có thể tuyển dụng những luật sư người nước ngoài để một công đôi việc, họ vừa làm công việc chuyên môn lại vừa huấn luyện tiếng Anh pháp lý và tiếng Anh kinh doanh cho nhân viên của công ty luật của bạn nhằm giúp cải thiện việc sử dụng tiếng Anh cho họ khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Thứ tư, công ty luật của bạn cũng nên tìm mua các loại sách dạy thuật ngữ pháp lý để bạn và các nhân viên của công ty luật của bạn tham khảo và tự học để tăng cường kho từ vựng thuật ngữ pháp lý của họ.

Sau cùng, nếu có điều kiện, bạn nên tạo cơ hội cho những nhân viên được cho là kém ngoại ngữ trong công ty luật của bạn tham dự các cuộc họp với khách hàng là người nước ngoài để họ lắng nghe và ghi chép nội dung các cuộc họp đó nhằm nâng cao kỹ năng nghe, hiểu tiếng Anh của họ.

19- Kỹ năng từ chối khéo người quen xin việc cho người thân 

Trong thời gian điều hành công ty luật của bạn, bạn có thể sẽ gặp phải tình huống khó xử đó là nhiều người quen biết hoặc có quan hệ công việc hoặc có mối quan hệ gia đình với bạn muốn gửi gắm con cái, người thân của họ vào thực tập hay làm việc chính thức trong công ty luật của bạn. Những người gửi gắm đó có thể là người trong gia đình, họ hàng của bạn hoặc bạn bè, bạn học, đồng nghiệp, khách hàng của bạn hay thậm chí là của nhân viên các cơ quan Nhà nước nơi công ty luật của bạn thường đại diện cho khách hàng làm việc với họ. Nếu bạn không đồng ý thì sợ họ giận, trách bạn là không thật lòng, xem thường họ, họ sẽ nói xấu về bạn hay nghiêm trọng hơn là họ sẽ không muốn duy trì mối quan hệ với bạn. Còn nếu như bạn đồng ý nhận những người thần của họ vào làm việc thì sẽ có nhiều hệ lụy cho bạn và công ty luật của bạn. Những hệ lụy đó thường như sau:

Những người thân của họ thường không có đủ kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề mà công ty luật của bạn đang cần nhưng bạn buộc phải nhận và không biết phân công công việc gì phù hợp cho họ;

Nếu những người thần của họ có vi phạm nội quy lao động của công ty luật của bạn, bạn cũng khó áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc vì bạn cả nể họ, không dám mạnh tay với người thân của họ;

Bạn khó trả lương theo năng lực thật sự cho những người thân của họ vì sợ làm họ phật lòng;

Bạn cũng gặp khó khăn trong việc không gia hạn hợp đồng lao động với những người thần của họ nếu như công ty luật của bạn thật sự không còn nhu cầu sử dụng hay những người thần của họ không có năng lực làm việc và cũng không cố gắng cải thiện;

Các đánh giá định kỳ của công ty luật của bạn về thành tích công việc của những người thân của họ cho mục đích xem xét tăng lương, đề bạt cũng không được khách quan vì bạn cả nể, không dám mạnh tay với những người này;

Bạn cũng gặp khó khăn trong việc hạn chế các luật sư thành viên khác trong công ty luật của bạn nhận những người thân quen của họ vào làm trong công ty luật của bạn với hoàn cảnh tương tự như trường hợp của bạn; và

Những người thân của họ sẽ có khuynh hướng ỷ lại, không chịu tập trung làm việc, xem thường đồng nghiệp, cấp trên làm ảnh hưởng đến quản lý, điều hành công ty luật của bạn.

Vậy thì bạn nên làm gì trong tình huống như vậy, sau đây là một số phương pháp để bạn giải quyết dứt điểm tình huống này:

Bạn không nên đảm nhận công tác nhân sự trong công ty luật của bạn mà giao lại việc đó cho một luật sư thành viên khác đảm nhận. Như vậy, bạn sẽ có lý do hợp lý để nói với họ rằng bạn không có quyền tuyển dụng nhân sự trong công ty luật của bạn để từ chối khéo việc nhận những người thân của họ vào làm việc;

Bạn cũng nên đăng tải công khai trên trang web của công ty luật của bạn quy định tuyển dụng là không tuyển dụng người thân của luật sư thành viên và nhân viên vào làm trong cùng công ty để tránh xung đột lợi ích. Có làm được như vậy thì khi gặp tình huống xảy ra, bạn nên đưa đường dẫn vào trang web cho họ đọc và hiểu được hoàn cảnh khó khăn của bạn khi phải từ chối họ;

Khi gặp họ, bạn không nên nói nhiều về thành công của công ty luật của bạn vì khi nghe những điều vui tại đó họ sẽ luôn có khuynh hướng nhờ cậy bạn, nếu cần nói ra vì bất kỳ lý do nào đó thì bạn nên nói thoáng qua về những khó khăn của công ty luật của bạn; và

Sau cùng, bạn nên báo cho họ biết rằng các khách hàng của công ty luật của bạn đa số là có yếu tố nước ngoài cho nên bất kỳ người nào muốn làm việc cho công ty luật của bạn đều phải biết sử dụng tiếng Anh pháp lý một cách lưu loát để giao tiếp với khách hàng, nếu không thể giao tiếp được thì bạn không thể giao cho họ bất kỳ công việc gì khác trong công ty luật của bạn. Nếu họ vẫn chưa tin, bạn nên cho những người thân của họ làm bài kiểm tra 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh pháp lý rồi viện cớ là bài kiểm tra không đạt yêu cầu để từ chối khéo. Trong các cách trên thì cách sau cùng được xem là hiệu quả nhất vì ít có ứng viên nào như vậy mà lại có được trình độ tiếng Anh pháp lý lưu loát.

20- Kỹ năng giao việc hiệu quả

Giao việc là nhiệm vụ của người quản lý nói chung và luật sư như bạn nói riêng dành cho các nhân viên cấp dưới nhằm giảm bớt phần nào công việc hằng ngày của bạn để bạn còn làm các công việc khác một cách hiệu quả hơn hoặc bạn có thể được nghỉ ngơi cũng như tạo cơ hội để các nhân viên cấp dưới của bạn có cơ hội thể hiện trình độ, năng lực cũng như phát triển các kỹ năng mềm của họ trong công việc cho mục đích thăng tiến trong công việc và nghề nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai ở vai trò quản lý như bạn cũng biết cách giao việc hiệu quả cho nhân viên cấp dưới.

Để thực hiện tốt việc giao việc cho nhân viên cấp dưới, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

(i) Thay đổi nhận thức khi giao việc

(ii) Giao việc phải hết sức chi tiết và cụ thể

(iii) Cần đưa ra kết quả mong muốn cho từng phần của công việc 

(iv) Theo dõi tiến trình thực hiện

(v) Tạo các biểu mẫu, quy trình nội bộ để các nhân viên cấp dưới của bạn làm theo

(vi) Cho phép các nhân viên cấp dưới của bạn làm việc theo cách riêng của họ

(vii) Tránh cầu toàn

(viii) Khen ngợi khi nhân viên cấp dưới làm tốt

21- Kỹ năng cập nhật văn bản quy phạm Pháp luật 

Việt Nam hiện vẫn là quốc gia đang phát triển cho nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hay được sửa đổi, bổ sung rất nhiều và thường xuyên nhằm phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội trong nước cũng như sự hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế, thương mại toàn cầu. Do đó, nếu bạn là luật sư thì bạn phải là người được cập nhật sớm nhất về những thay đổi của pháp luật để kịp thời tư vấn các tình huống pháp lý dự kiến sẽ phát sinh cho khách hàng của bạn và tư vấn cho họ cách giải quyết các vấn đề pháp lý đó. Vậy thì làm thế nào để công ty luật của bạn có thể làm được điều này khi mà các văn bản quy phạm pháp luật lại do nhiều cơ quan lập pháp và hành pháp khác nhau ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, công ty luật của bạn nên mua phần mềm tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật chuyên dùng có chức năng thống kê tùy biến theo yêu cầu của người sử dụng tại từng thời điểm. Bên cạnh đó, nếu được, công ty luật của bạn cũng nên thuê một quản thủ thư viện và nhiệm vụ của người này là hỗ trợ việc tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp luật mới của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ban ngành từ trang web của các cơ quan này, từ các bên cung cấp dịch vụ cung cấp văn bản quy phạm pháp luật mới V.V., hay từ các nguồn đáng tin cậy khác trên internet, sau đó họ sẽ phần loại các văn bản quy phạm pháp luật mới theo từng lĩnh vực pháp luật đặc thù ví dụ như luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật ngân hàng, luật lao động, luật thuế, luật thương mại, V.V., đánh số và tên của văn bản, cơ quan ban hành, ngay ký và hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Khi cần tra cứu một văn bản quy phạm pháp luật nào đó, nhân viên của công ty luật của bạn sẽ nhờ người quản thủ thư viện hỗ trợ việc tra cứu để họ khỏi phải tốn thời gian tìm kiếm cũng như bảo đảm thời gian nhanh chóng và chất lượng tra cứu do quản thủ thư viện là người có nhiều kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề trong việc thực hiện các công việc loại này.

Quản thủ thư viện thường là người có bằng cử nhân về quản lý thư viện hay luật. Nếu ngân sách tiền lương của công ty luật của bạn không nhiêu để thuê mướn một người quản thủ thư viện làm việc toàn thời gian như vậy thì có thể phân công một thư ký luật sư nào đó đảm nhận công việc này hay nếu cũng không thể thì có thể phần công từng luật sư đảm nhận một hay vài lĩnh vực pháp luật nào đó thuộc lĩnh vực chuyên môn pháp lý của họ và rồi tất cả các luật sư sẽ cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật vào một thư mục tài liệu chung và lưu nó trên mạng nội bộ để mọi người cùng tham khảo khi cẩn. Nên tránh tình huống từng luật sư tự thu thập, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mà họ thường dùng để sử dụng riêng vì khi làm như vậy thì sẽ mất rất nhiều thời gian của từng luật sư, cũng như không có gì chắc chắn là các văn bản quy phạm pháp luật đó đã được cập nhật một cách đầy đủ nhất, đôi khi nhiều luật sư cùng mất thời gian cập nhật một lĩnh vực pháp luật nào đó và khi mà mọi người ai cũng đểu làm như vậy thì từng người sẽ không thể tận dụng các cập nhật văn bản quy phạm pháp luật của những người khác.

22- Kỹ năng tính phí dịch vụ pháp lý cho khách hàng

Kỹ năng tính phí dịch vụ pháp lý được xem là chủ đề quan trọng và không thể thiếu đối với nghề luật sư. Tuy nhiên, trên thực tế không có một trường lớp chính thống nào ở Việt Nam giảng dạy chủ đề này mà nó thường sẽ do nghề dạy nghề và tự học là chính. Nếu biết được kỹ năng tính phí dịch vụ pháp lý thì nó sẽ mang đến cho bạn khoảng 20% khả năng thành công với nghề luật sư của mình.

Như đã nói ở mục các cách tính phí dịch vụ pháp lý của Quyển sách này, bạn đã biết qua về các cách tính phí dịch vụ pháp lý chẳng hạn như: cách tính phí dịch vụ pháp lý cố định; cách tính phí dịch vụ pháp lý khoán hay theo một tỷ lệ phần trăm nào đó sau khi hoàn thành công việc; cách tính phí dịch vụ pháp lý theo số giờ phát sinh thực tế và mức phí tính theo giờ của từng mức độ luật sư tham gia; cách phí dịch vụ pháp lý tính theo số giờ phát sinh trên thực tế và mức phí dịch vụ pháp lý tính theo giờ của luật sư, nhưng tổng phí dịch vụ pháp lý sẽ không vượt quá một số tiến cụ thể nào đó do các bên thỏa thuận trước; và sự kết hợp của hai hay nhiều cách tính phí dịch vụ pháp lý. Bạn cũng đã được hướng dẫn cách tính phí dịch vụ pháp lý nào phù hợp hơn cho cả khách hàng và luật sư dựa trên bản chất của từng vụ việc khách hàng. Chẳng hạn như đối với các vụ án đòi nợ, thì khách hàng có xu hướng không muốn tốn thêm phí dịch vụ pháp lý trả cho luật sư vì khách hàng thường nghĩ rằng họ đã bị thiệt hại quá nhiều trong vụ việc đó và không muốn tốn thêm tiền phí dịch vụ pháp lý trả cho luật sư. Do đó, họ thường muốn chia sẻ với luật sư phẩn trăm của số tiền thu hồi được từ các khoản nợ đó dựa trên số tiền thu được từ con nợ nếu luật sư thu hồi nợ thành công. Trong khi đó, bạn đang phải ngày đêm lo lắng nếu như khoản nợ đó không thể thu hồi được thì bạn sẽ lấy tiền đâu để trang trải chi phí hoạt động của công ty luật của bạn. Do đó, cách tính phí dịch vụ pháp lý phù hợp cho trường hợp này sẽ là sự kết hợp giữa cách tính phí khoán theo sự hoàn thành công việc để chiều theo yêu cầu của khách hàng và một khoản phí cố định nào đó để công ty luật của bạn có được một số tiền hợp lý để trang trải chi phí hoạt động của mình.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào bản chất của vụ việc pháp lý của khách hàng để chọn cách tính phí dịch vụ pháp lý phù hợp là chưa đủ, mà nó còn phụ thuộc vào mức phí dịch vụ pháp lý là bao nhiêu. Phí dịch vụ pháp lý của luật sư không phải giống như phí khám cố định của bác sĩ. Để quyết định mức phí dịch vụ pháp lý phù hợp mà khách hàng có thể chấp nhận thì còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác mà bạn nên liệt kê chúng ra và cho một thang điểm để tính toán và chọn.

Nguồn: Sách "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.

 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Một số kỹ năng mềm trong hành nghề Luật sư (Phần 3)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37340 sec| 1244.258 kb