Một số kỹ năng mềm trong hành nghề luật sư (Phần 1)

"Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với những khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá".

Mirko Gomex, sinh năm 1983, cựu cầu thủ bóng đá người Montenegro

Một số kỹ năng mềm trong hành nghề luật sư (Phần 1)

Trong quá trình hành nghề, luật sư cần đền hai loại kỹ năng nghề nghiệp để có thể thực hiện tốt công việc của mình, đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Kỹ năng cứng là những kiến thức pháp luật về các lĩnh vực pháp luật nào đó thuộc thế mạnh của bạn. Các quy tắc và bản chất của kỹ năng cứng thường sẽ không thay đổi theo thời gian hoặc nếu có thay đổi thì cũng không đáng kể bất luận bạn làm việc trong hoàn cảnh nào, làm việc với ai.

Kỹ năng mềm là những kỹ năng thường dễ bị thay đổi nhất mà những thay đổi đó sẽ tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp, môi trường nơi bạn làm việc, cảm xúc của bạn tại một thời điểm nào đó và đối tượng bạn đang làm việc cùng là ai. Để hành nghề luật sư một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, luật sư cần phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng mềm khác nhau.

Liên hệ

I- KHÁI LƯỢC VỀ KỸ NĂNG MỀM NGHỀ LUẬT

Kỹ năng mềm là những kỹ năng thường dễ bị thay đổi nhất mà những thay đổi đó sẽ tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp, môi trường nơi bạn làm việc, cảm xúc của bạn tại một thời điểm nào đó và đối tượng bạn đang làm việc cùng là ai. Có rất nhiều kỹ năng mềm phục vụ cho việc hành nghề luật sư chẳng hạn như kỹ năng tranh tụng tại tòa án, kỹ năng nói chuyện trước đám đông, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng làm việc theo nhóm.

Trong khi kỹ năng cứng thường được hình thành trong thời gian bạn theo học tại trường đại học thông qua những kiến thức từ giảng viên, sách vở và cả sau khi bạn đã đi làm thông qua việc tiếp thu kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề' từ kinh nghiệm thực tiễn thì kỹ năng mềm thường chỉ được tiếp thu và trau dồi trong thời gian bạn đi làm vì chúng thường sẽ không được dạy bài bản ở trường đại học.

Các nguồn phát triển kỹ năng mềm của bạn thường sẽ từ các nguồn sau đây: (i) hướng dẫn, chỉ bảo của các đồng nghiệp có thâm niên trong nghề' trong quá trình giải quyết công việc pháp lý của khách hàng hay những kinh nghiệm thực tiễn mà chính bản thân bạn tự rút ra cho mình khi mắc sai lầm trong quá trình làm việc; (ii) kinh nghiệm làm các loại công việc văn phòng trong công ty luật của bạn; (iii) nội dung giảng dạy về' kỹ năng mềm trong các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ hằng năm do các Đoàn luật sư địa phương tổ chức, các khóa đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư pháp, hay các khóa học kỹ năng mềm dành cho luật sư do các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tổ chức và bạn được công ty luật của bạn cử đi học.

Vậy theo bạn, loại kỹ năng nào trong hai loại nêu trên sẽ là quan trọng hơn đối với bạn? Kinh nghiệm cho thấy rằng đối với nghề luật sư. Cả hai kỹ năng này đều có tầm quan trọng như nhau và bạn cẩn phải trau dồi và phát triển cả hai kỹ năng song song với nhau trong suốt thời gian hành nghề' luật sư của mình. Trên thực tế, nếu bạn có kiến thức pháp luật sâu rộng nhưng lại không có đầy đủ kỹ năng hành nghề chẳng hạn như kỹ năng tìm kiếm khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian,hiệu quả, kỹ năng giao việc, kỹ năng lãnh đạo... thì bạn sẽ mãi mãi vẫn phải làm công ăn lương hay chỉ làm công tác nghiên cứu, phê bình pháp luật. Ngược lại, cho dù bạn có nhiều kỹ năng mềm nhưng lại không có kiến thức pháp luật chuyên sâu và bao quát thì bạn vẫn là một luật sư đa khoa và không thể hành nghề luật sư một cách hiệu quả trong bất kỳ lĩnh vực pháp luật đặc thù nào.

Luật sư cũng giống như những nghề đòi hỏi có kiến thức chuyên môn khác chẳng hạn như bác sĩ, kế toán, kiến trúc sư, V.V., là một nghề cần có chuyên môn nghiệp vụ, và chính bạn phải tự tay thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ đó cho khách hàng. Do đó, để làm tốt được nghề này, trước hết bạn phải vững kiến thức pháp luật, tức là kỹ năng cứng.

Nhìn ở góc độ khởi nghiệp với nghề’ luật sư, kỹ năng cứng được ví như nền móng của căn nhà trong khi kỹ năng mềm là những đồ nội thất được đặt trong căn nhà đó. Ở giai đoạn đầu khi mới hành nghề, kỹ năng cứng sẽ có phần quan trọng hơn so với kỹ năng mềm nhằm bảo đảm tính chính xác và chất lượng của dịch vụ pháp lý mà công ty luật của bạn cung cấp cho khách hàng.

Tuy nhiên, khi công ty luật của bạn đã phát triển vào giai đoạn hai, trong khoảng từ 03 đến 04 năm sau khi thành lập, khi danh mục khách hàng của công ty luật của bạn đã tăng lên nhiều và các công việc pháp lý của khách hàng cũng ngày càng đa dạng hơn, khi đó ngoài đòi hỏi về tính chuẩn xác của dịch vụ pháp lý, khách hàng chắc sẽ có thêm nhiều đòi hỏi khác về cách thức và cung cách mà công ty luật của bạn cung cấp dịch vụ pháp lý cho họ. Việc này cũng tương tự như khi căn nhà của bạn đã có được nền móng vững chắc thì bạn sẽ phải tìm cách trang trí cho nó càng đẹp hơn. Khi đó, các kỹ năng mềm trong công ty luật của bạn sẽ cần được đầu tư nhiều hơn và dần dẫn cân bằng tầm quan trọng với các kỹ năng cứng.

Nhìn chung, để hành nghề luật sư một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, những luật sư nói chung và những nhân viên làm trong công ty luật của bạn nói riêng cần phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng mềm khác nhau. Về chủ đề này, xin được chia sẻ dưới đây 22 kỹ năng mềm tiêu biểu mà một luật sư chuyên nghiệp như bạn cần phải có khi hành nghề luật sư để bạn triển khai huấn luyện cho nhân viên của công ty luật của bạn hay nếu công ty luật của bạn có ngân sách thì có thể nhờ các công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện chuyên nghiệp bên ngoài giúp huấn luyện cho nhân viên của mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ

Muốn phát triển nghề nghiệp với nghề luật sư, ngoài kiến thức pháp luật phải có, bạn còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm kiếm, xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ gần gũi và thân mật không chỉ đối với gia đình, họ hàng, đồng nghiệp, nhân viên trong công ty luật của bạn, nhân viên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà quan trọng nhất là với khách hàng cá nhân, nhân viên của khách hàng tổ chức. Với vai trò là luật sư, bạn phải thường xuyên trau dồi, nuôi dưỡng và tăng cường mối quan hệ với họ trong suốt thời gian hành nghề' luật sư của bạn.

Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhân viên của khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của công ty luật của bạn, bạn nên tham gia và hoạt động tích cực với tư cách là thành viên của các hiệp hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các diễn đàn trao đổi, chia sẻ kiến thức pháp luật tại các hội thảo chuyên đề pháp luật hay kinh doanh. Bên cạnh đó, việc tham gia các câu lạc bộ thể thao, giải trí, âm nhạc cũng giúp bạn gia tăng nhanh chóng các mối quan hệ của mình. Khi đã xây dựng được những mối quan hệ ban đẩu như vậy, bạn nên thường xuyên chăm sóc và nuôi dưỡng chúng để từ đó nhân rộng ở cấp số nhân các mối quan hệ khách hàng tiềm năng khác.

Thành công trong việc xây dựng mối quan hệ gần gũi và thân thiết với khách hàng sẽ giúp bạn không chỉ trong việc có được nhiều công việc pháp lý từ các khách hàng hiện hữu mà còn có được các công việc pháp lý từ những khách hàng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của những khách hàng hiện hữu của bạn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

III- KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ

Mỗi người ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để dành cho mọi hoạt động từ làm việc, vui chơi, vệ sinh cá nhân, ăn uống cho tới ngủ nghỉ. Trong đó, thời gian tiêu chuẩn dành cho việc hành nghề luật sư trong ngày cũng đã chiếm ít nhất 8 giờ của bạn. Nếu bạn không có cách quản lý thời gian một cách hiệu quả, hệ quả nhãn tiền sẽ là nhiều khi bạn không có đủ công việc pháp lý của khách hàng để làm nhưng nhiều lúc bạn lại không thể làm hết công việc trong thời giờ làm việc tiêu chuẩn và phải làm thêm tại văn phòng sau giờ làm việc hay phải mang việc về' nhà để làm vào ban đêm hay vào những ngày nghỉ cuối tuần mà cũng không hết việc.

Vì thế, quản lý thời gian không hiệu quả sẽ dẫn đến chất lượng công việc của bạn không cao, bạn không thể hoàn thành công việc trong những khoảng thời gian mà khách hàng kỳ vọng hoặc tính chất công việc yêu cầu, bạn phải ăn uống thất thường không được ngon miệng, giặc ngủ không sầu làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, bạn bị áp lực, kiệt sức, không thể làm những việc cá nhân của mình bởi vì thời gian rảnh của bạn không ổn định và quan trọng hơn hết chính là bạn không thể cân bằng giữa công việc hành nghề luật sư và cuộc sống cá nhân của bạn.

Để quản lý quỹ thời gian của bạn hiệu quả hơn, bạn nên cân nhắc thực hiện một số thay đổi sau đây:

(i) Phần loại các công việc trong ngày của bạn theo thứ tự ưu tiên với các tiêu chí chẳng hạn như công việc pháp lý của khách hàng hay công việc nội bộ trong công ty luật của bạn và soạn ra một danh sách các công việc cần phải làm để bạn có thể dễ dàng theo dõi việc thực hiện mọi lúc mọi nơi. Bạn cũng có thể nhờ đến các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại thông minh hay máy tính của bạn chẳng hạn như Microsoft One Note hay Outlook Calendar để quản lý nhanh chóng và hiệu quả tất cả các công việc trong ngày của bạn.

■  Để sắp xếp công việc một cách có hiệu quả, đầu tiên bạn phải có sự phân định giữa nhóm công việc pháp lý của khách hàng và nhóm công việc nội bộ trong công ty luật của bạn và đặt ra mức độ Ưu tiên hơn cho nhóm công việc của khách hàng vì những công việc đó tạo ra doanh thu cho công ty luật của bạn. Trong số các công việc pháp lý của khách hàng đó, bạn sẽ lại đặt ưu tiên hơn đối với các công việc pháp lý của khách hàng nào mà có yêu cầu bạn phải hoàn thành sớm, hoặc các công việc pháp lý của những khách hàng lớn của công ty luật của bạn. Bên cạnh đó, công việc nào mà có tính chất phức tạp hơn thì bạn nên ưu tiên so với những công việc không phức tạp mà không cần sử dụng nhiều thời gian của bạn. Bạn cũng nên ưu tiên thực hiện các công việc khó trước rồi đến các công việc dễ sau hay chủ động chọn một thời điểm thích hợp nào đó để làm các công việc dễ và một thời điểm khác để làm các công việc khó.

• Đối với các công việc nội bộ thì bạn nên ưu tiên thực hiện trước công việc nào có liên quan đến yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chẳng hạn như nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng hằng tháng, nộp báo cáo tài chính cuối năm cho cơ quan thuế, nộp báo cáo hoạt động cho Đoàn luật sư và Sở Tư pháp địa phương, V.V.. Còn đối với các công việc nội bộ khác chẳng hạn như kế toán, nhân sự và các công việc hành chính khác thì sẽ được xếp ở mức độ ưu tiên thấp hơn.

■  Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng ít nhất hai mức thời gian hoàn thành công việc khác nhau (deadline) cho từng loại công việc phải làm, ví dụ trong vòng từ 02 đến 03 ngày trước thời hạn sau cùng để dự phòng cho trường hợp bạn buộc phải lam cac công việc gì khác theo yêu cầu đột xuất của khách hàng mà không thể lường trước được và điều này cũng bạn có được một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý nào đó để dưỡng sức chuẩn bị cho các công việc sắp tới.

■  Xây dựng các nguyên tắc cụ thể về' khoảng thời gian nào dành cho công việc và khoảng thời gian nào dành cho gia đình và bản thần cũng như cẩn phải có quyết tâm cao trong việc tuân thủ những nguyên tắc đó làm động lực thúc đẩy bạn có chiến lược quản lý thời gian hợp lý và hiệu quả nhất cho bản thân mình.

(ii) Tránh bị sao lãng với các công việc hằng ngày trong văn phòng do phải đọc và trả lời tin nhắn trên các phần mềm giao tiếp xã hội ví dụ như Facebook, Viber, Zalo, Skype. Nếu được, bạn nên tắt chức năng thông báo có tin nhắn của các ứng dụng này để bạn không bị làm phiền trong thời gian tập trung cho công việc. Bạn chỉ truy cập các ứng dụng này khi nghỉ giải lao vào giữa buổi sáng, giờ nghỉ trưa hay sau giờ làm việc.

■  Nghề luật sư là một trong các nghề đòi hỏi bạn phải viết lách. Tuy nhiên, thời gian chủ yếu là để bạn viết các tư vấn pháp lý cho khách hàng để khách hàng trả phí dịch vụ pháp lý cho công ty luật của bạn. Bạn nên tránh dùng quỹ thời gian quý báu của mình để viết email dài hay không cần thiết cho gia đình, người thân, bạn bè, V.V.. Ngắn, gọn nhưng đủ ý trong nội dung email là đủ.

■  Mỗi ngày, bạn phải giải quyết rất nhiều loại công việc khác nhau cho nên bạn cẩn phân phối sức lực và có sự nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tiếp tục các công việc còn dở dang hay dành cho các công việc khác trong công ty luật của bạn.

■   Bạn nên lên kế hoạch công việc cho cả năm, rồi từ đó phát triển ra kế hoạch cho từng quý, tháng, tuần và sau cùng là kế hoạch cho từng ngày. Nếu có một bản kế hoạch chi tiết trong tay, bạn sẽ biết cách phân phối công việc của bạn theo hướng việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau sao cho phù hợp nhất với thời gian biểu bận rộn của bạn.

(iii)  Khi bất ngờ được nhận quá nhiều công việc pháp lý của khách hàng cùng một lúc nằm ngoài dự kiến của bạn và có khả năng gây quá tải cho bạn thì bạn nên cố gắng tận dụng quyền trợ giúp từ các đồng nghiệp cấp trên hay cấp dưới của bạn để giảm tải công việc của bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng các công việc pháp lý đó rất khó và phức tạp và chỉ có bạn mới là người có đủ trình độ và nghiệp vụ chuyên môn để làm để rồi phải ôm vào người quá nhiều công việc mà đáng lẽ ra bạn có thể giao cho những người khác hỗ trợ bạn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

IV- KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

Kỹ năng giao tiếp của nghề luật sư thường có tính đặc thù cao hơn so với kỹ năng giao tiếp của những ngành nghề thông thường khác. Kỹ năng giao tiếp của luật sư thường bao gồm kỹ năng lắng nghe, trình bày vấn đề và thuyết phục đối tượng. Đối với kỹ năng lắng nghe, bạn phải chủ động lắng nghe những người khác nói, đặc biệt là khách hàng của bạn, sau đó phân tích, chắt lọc và cố gắng để hiểu cho được nội dung chính mà người nói trình bày.

Đôi khi, người nói truyền đạt đến bạn nhiều vấn đề' khác nhau cùng một lúc, nếu không có sự chủ động lắng nghe và kịp thời phần tích đâu là những nội dung chính của người nói, bạn sẽ phản hồi chậm hoặc dù có phản hồi nhưng lại kém hiệu quả. Tất cả những điều đó sẽ làm giảm đi hiệu quả trong giao tiếp của bạn với người nghe.

Việc phản hồi hay truyền đạt ý kiến của bạn đến người nghe là một trong những phần quan trọng nhất của kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Luật sư thường phải phản hồi hoặc trình bày ý kiến của mình với người nghe, trực tiếp bằng lời nói, bằng văn bản, hay thư điện tử, V.V.. Nếu phải trả lời bằng văn bản, dĩ nhiên bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để trau chuốt văn phòng cho phần trả lời của mình để khiến cho phần trả lời của bạn có nghĩa, dễ hiểu, thuyết phục hơn.

Tuy nhiên, nếu phải trả lời và truyền đạt ý kiến trực tiếp bằng lời nói, các yếu tố chẳng hạn như vốn từ ngữ chuyên ngành, văn phong, cách lên xuống giọng cũng như khả năng tư duy trả lời nhạy bén sẽ đóng vai trò quan trọng với sự thành công của bạn trong giao tiếp. Bạn nên làm thế nào để việc giao tiếp của bạn thực sự được rõ ràng và luôn giữ cho dòng giao tiếp của bạn được cởi mở và chỉ khi nào có thể làm được như vậy thì bạn mới trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy trong mắt của khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

V- KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Trước đầy, khi công việc của luật sư đa phần là các vụ việc dân sự, vụ án hình sự nhỏ lẻ với các khách hàng chủ yếu là cá nhân, phấn lớn luật sư thường hành nghề một mình và xử lý công việc pháp lý của khách hàng một cách độc lập. Tuy nhiên, giờ đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội, công việc pháp lý của luật sư cũng ngày càng phức tạp hơn, với khối lượng công việc ngày càng lớn hơn và số lượng khách hàng doanh nghiệp cũng nhiều hơn.

Việc độc lập giải quyết các vụ việc pháp lý của khách hàng là không thể duy trì như trước được nữa mà bạn phải biết cách tổ chức và giải quyết công việc trong các đội, nhóm cộng sự nào đó của bạn để có sự hỗ trợ qua lại và chia sẻ khối lượng công việc pháp lý của khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc hiệu quả với bất cứ ai mà có khác biệt về' kỹ năng và phong cách làm việc, tính cách, động lực với bạn để đạt được kết quả tốt nhất cho đội, nhóm của bạn.

Bạn phải học cách lắng nghe ý kiến của các thành viên trong đội, nhóm của mình và khi cần thiết có thể chất vấn họ về' những ý kiến, đề xuất, việc làm, yêu cầu của họ để mọi chuyện được rõ ràng hơn cho các bên. Đôi khi, bạn cũng cần phải thuyết phục họ nghe theo những ý kiến, quan điểm của bạn nếu bạn cảm thấy rằng cần đạt được sự thống nhất trong đội, nhóm của minh để có thể giải quyết một vấn đề' khó khăn nào đó. Khi làm việc trong cùng một đội, nhóm, bạn cũng cần phải tôn trọng ý kiến của các thành viên cũng như các thành viên phải trợ giúp lẫn nhau mỗi khi có bất kỳ thành viên nào gặp khó khăn trong công việc, chia sẻ và chung sức cùng với các thành viên khác cho những mục đích chung đã đề' ra của đội, nhóm của bạn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

VI- KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Công việc thường ngày của luật sư thường sẽ là tranh luận tại tòa án hay trung tâm trọng tài, thương lượng hợp đồng, tư vấn pháp lý cho khách hàng, trình bày các chuyên đề pháp luật tại các hội thảo, hội nghị và huấn luyện pháp luật cho khách hàng cho nên kỹ năng thuyết trình giúp thuyết phục người nghe là cực kỳ quan trọng đối với bạn.

Do tính chất đặc thù của nghề luật sư, khi bạn sử dụng kỹ năng thuyết trình của mình ở những tình huống khác nhau chẳng hạn như trình bày luận cứ tại phiên tòa so với trình bày đề tài pháp lý tại một hội thảo chuyên đề pháp luật nào đó đòi hỏi kỹ năng thuyết trình của bạn phải khác nhau. Đôi khi, trong một tình huống công việc cụ thể nào đó, để việc thuyết trình của bạn có hiệu quả, bạn phải thỏa mãn một số quy tắc hay đòi hỏi đặc biệt nào đó chẳng hạn như sử dụng ngôn ngữ hình thể trong khi ở những tình huống khác, các quy tắc như vậy lại không được đặt ra hay không nên thực hiện.

Tuy nhiên, nhìn chung để rèn luyện kỹ năng thuyết trình của mình, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau đầy:

■ Xây dựng uy tín của bạn đối với người nghe, khiến cho người nghe phải tôn trọng bạn dựa vào những kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề sầu rộng của bạn;

■ Khi trình bày một chủ đề pháp luật nào đó, bạn cần có lập luận chặt chẽ, tập trung vào trọng tầm, không đi lan man, dài dòng, nên có ví dụ minh họa cho những phần phức tạp, khó hiểu;

■ Cần tập luyện để giọng nói của bạn nghe truyền cảm, lịch thiệp, tôn trọng và chân thành;

■ Biết cách đặt các câu hỏi thông minh để kích thích người nghe trả lời, bạn nên đến nơi trình bày sớm để có thời gian chuẩn bị chu đáo cho phần trình bày của mình;

■ Không để thời gian trình bày của bạn quá dài và nếu phải kéo dài thời gian thì nên tách nội dung trình bày của bạn ra thành nhiều phần và có thời gian giải lao giữa các phần quan trọng;

■ Nên phân chia phần trình bày của bạn ra thành các phần nhỏ hơp lý để những người tham dự dễ dàng theo dõi;

■ Đôi khi bạn nên pha trò hài hước, dí dỏm ngoài lê' để dẫn dắt người nghe;

■ Tận dụng ngôn ngữ cơ thể của bạn khi cần thiết để tạo thêm hiệu ứng trình bày;

■ Tận dụng triệt để thế mạnh công nghệ thông qua các ứng dụng như powerpoint, hình ảnh hay video minh họa nhằm tạo hiệu ứng trên các trang trình bày để người nghe tập trung chú ý, cảm thấy dễ theo dõi và dễ nhớ đến phần trình bày của bạn;

■ Học cách thuyết trình từ những diễn giả có uy tín khác trên YouTube và tự mình tập luyện nhiều lần ở nhà, bạn cũng có thể nhờ các đồng nghiệp của bạn góp ý hay tự mình quay lại video để kiểm tra và điều chỉnh phần trình bày của bạn sao cho phù hợp nhất; và

■ Kết thúc, chốt lại phần trình bày của bạn bằng việc nêu bật thông điệp cần truyền tải tạo giá trị cho người nghe.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

VII- KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN

Kỹ năng đàm phán cũng là một trong những kỹ năng cần có của nghề luật sư, đặc biệt nếu như bạn phải tham gia thương lượng giải quyết tranh chấp, ký kết, chấm dứt hợp đồng thay mặt cho khách hàng của bạn.

Sau đầy là một số công việc bạn nên làm để có thể thành công trong công việc đàm phán của mình:

■ Thu thập những thông tin có liên quan của phía bên mà bạn phải đàm phán;

■ Chuẩn bị tốt các thông tin, giấy tờ, tài liệu cần thiết có liên quan để khi cẩn bạn có thể tham chiếu ngay tại nơi đàm phán;

Đặt ra các mục tiêu cần đạt được và có tính khả thi trong đàm phán;

■ Tìm điểm tương đồng, lợi ích chung của các bên trong quá trình đàm phán để khai thác triệt để;

■ Trình bày những bất lợi, yếu thế trong lập luận của bạn để tạo cảm giác cho bên kia thấy rằng bạn cũng công tâm và có suy nghĩ đến quyền và lợi ích của họ;

■ Phải tập dợt trước phần trình bày của bạn tại nơi đàm phán;

■ Quan sát phản ứng của đối phương trong lúc đàm phán để phần nào đoán được suy nghĩ của họ để phục vụ cho mục đích của bạn;

■ Biết đặt ra những câu hỏi đúng lúc và thông minh buộc bên kia phải trả lời theo ý của bạn cũng như chịu khó lắng nghe bên kia trả lời các câu hỏi của bạn;

■ Đưa ra các dẫn chứng tình huống chi tiết và cụ thể; và

■ Đưa ra các giải pháp hiệu quả trên cơ sở hai bên cùng có lợi để hai bên dễ dàng đi đến thỏa hiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

VIII- KỸ NĂNG VIẾT CỦA LUẬT SƯ

Ngoài yêu cầu về kỹ năng trình bày bằng lời nói thì luật sư cũng phải giỏi về kỹ năng viết lách. Không những vậy, trong thực tế hành nghề luật sư tại Việt Nam, tần suất bạn phải sử dụng kỹ năng viết lách thậm chí còn nhiều hơn so với kỹ năng nói bởi vì hầu hết công việc hằng ngày của luật sư đều ít nhiều có liên quan đến kỹ năng viết ví dụ như viết thư tư vấn cho khách hàng, soạn thảo email trao đổi công việc với đồng nghiệp hay khách hàng, soạn thảo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ cho khách hàng, soạn đơn, thư, bản giải trình, bản ý kiến cho các vụ tranh tụng tại tòa án hay trọng tài, viết sách, viết báo chuyên đề pháp luật cho các báo, đài, V.V.. Vì vậy, lẽ dĩ nhiên bạn phải trau dồi kỹ năng viết lách của mình sao cho có tính thuyết phục cao, logic và thu hút để người đọc nói chung và các khách hàng của bạn nói riêng có thể tin tưởng vào bạn.

Để cải thiện kỹ năng viết lách của mình, bạn nên thực hiện các cách sau đây:

■  Nếu có điều kiện, bạn nên tạo cho mình một không gian riêng trong văn phòng của bạn để bạn có thể tập trung viết lách mà không bị ai quấy rầy hay làm phiền;

■  Xác định mục đích bài viết của bạn là để làm gì, ví dụ bài viết của bạn là về chủ đề pháp luật để đăng báo hay tạp chí chuyên ngành pháp luật, bản tự khai nộp cho tòa án để thẩm phán thấy được quan điểm pháp lý của bạn, thư tư vấn cho khách hàng để khách hàng hiểu được vị trí pháp lý của mình trong một vụ việc pháp lý nào đó của họ, từ đó bạn sẽ bám theo những mục đích đó để không bị chệch hướng;

■  Xác định đối tượng người đọc là ai, đó có phải là khách hàng, đối tác, các bên tranh chấp, tòa án, trọng tài, các cơ quan Nhà nước hay các bên thứ ba nào khác, V.V., để chọn văn phong sao cho phù hợp nhất;

- Cần đặt mình vào vị trí của những người đọc bài viết của bạn để đánh giá liệu xem bài viết của bạn có thể mãn được yêu cầu của người đọc hay không;

■  Chọn thời điểm viết làm sao để bạn thật sự có cảm hứng viết, trừ trường hợp bạn phải hoàn thành bài biết vào một thời điểm cụ thể nào đó. Thường thì bạn nên chọn các chủ đề ngắn, đơn giản để viết trước rồi sau đó khi đã quen dần thì mới tiếp cận các chủ đề phức tạp hơn;

■  Tìm những thông tin có liên quan, chẳng hạn như văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, giấy tờ do khách hàng cung cấp, V.V., để tạo cơ sở vững chắc cho các lập luận, ý kiến trong bài viết của bạn, tránh đưa ra những ý kiến có tích chất chung chung, không có cơ sở pháp lý mà càng làm cho người đọc không tin tưởng vào chất lượng bài viết của bạn;

■ Lập dàn ý chi tiết bài viết trước khi viết vì việc này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nội dung bị rời rạc, chồng chéo, không có sự nối kết theo dòng suy nghĩ mạch lạc từ trước ra sau, khiến người đọc cảm thấy khó hiểu hoặc hiểu lầm;

■ Cần hạn chế các từ viết tắt vì không phải người đọc nào cũng hiểu được chúng, cho dù các từ viết tắt đó có thông dụng đến đâu đi chăng nữa;

■ Nên đưa bản thảo bài viết của bạn cho các đồng nghiệp, bạn bè của bạn để họ phản biện, góp ý ở nhiều khía cạnh khác nhau giúp cho bài viết của bạn có tính chất đa chiều hơn;

■ Kiểm tra lại bản thảo bài viết của bạn để giảm bớt các lỗi chính tả, ngữ pháp không đáng có; và

■ lạp viết ở bất kỳ đầu mà thuận tiện cho bạn, đặc biệt là viết bằng tiếng Anh cũng như tham gia các lớp dạy kỹ năng viết. Ngoài ra, bạn cũng nên đọc thêm các bài viết của những người khác để trải nghiệm văn phong của nhiều tác giả khác nhau.

Xem thêm: Một số kỹ năng mềm trong hành nghề luật sư (phần 2)

Phạm Nhật Thăng - điều phối viên online của Công ty Luật TNHH Everest tổng hợp ((Nguồn tham khảo: "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Một số kỹ năng mềm trong hành nghề luật sư (Phần 1)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37134 sec| 1191.844 kb