Mục tiêu của hệ thống marketing

22/05/2023
Lê Thị Quỳnh Anh
Lê Thị Quỳnh Anh
Việc điều tiết marketing chắc chắn ngày càng mạnh mẽ hơn trên phạm vi toàn thế giới đã dẫn đến một câu hỏi hết sức cốt lõi: Mục đích đích thực của hệ thống marketing là gì? Xin nêu bốn cách trả lời: đạt được mức tiêu dùng cao nhất; đạt được mức thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất; giới thiệu thật nhiều chủng loại hàng để lựa chọn; nâng cao hết mức chất lượng đời sống

1- Đạt được mức tiêu dùng cao nhất

Nhiêu người lãnh đạo của giới kinh doanh cho răng mục tiêu của marketing là tạo điều kiện dễ dàng và kích thích mức tiêu dùng cao nhất, để sự tiêu dùng đó, đến lượt nó, lại tạo ra những điều kiện tăng trưởng sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng của cải xã hội nhiều nhất. Quan điểm này được phản ánh trong những tiêu đề điển hình kiểu công ty "Rigli" tìm cách buộc mọi người phải nhai kẹo "gôm", "các hãng sản xuất kính đang đưa kính vào thời trang để kích thích mức cầu", "công nghiệp luyện thép đang vạch chiến lược tăng khối lượng hàng bán ra", "các nhà chế tạo xe hơi đang cố gắng tăng mức tiêu thụ".

Ẩn sau những lời lẽ đó là một sự khẳng định càng nhiều người mua và tiêu dùng thì họ càng vui sướng. "Càng nhiều càng tốt" - đó là nội dung của khẩu hiệu chiến đấu này. Tuy nhiên có một số người còn đang băn khoăn liệu phúc lợi vật chất ngày càng tăng có đem lại hạnh phúc nhiều hơn không. Quan điểm của họ là "càng ít càng tốt" và "một chút - đó mới thật là tuyệt".

2- Đạt được mức thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất

Theo quan điểm này mục tiêu của hệ thống marketing là đạt được mức độ thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất, chứ không phải mức tiêu dùng cao nhất. Việc tiêu dùng một số lượng lớn kẹo gôm hay mua sắm thật nhiều quần áo chỉ có một ý nghĩa nào đó trong trường hợp nếu rút cuộc sẽ dẫn đến thỏa mãn người tiêu dùng một cách đầy đủ hơn.

Đáng tiếc là khó có thể đo được mức độ thỏa mãn người tiêu dùng. Thứ nhất là chưa có một nhà kinh tế nào nghĩ được cách đo mức độ thỏa mãn đầy đủ bằng một thứ hàng hóa cụ thể hay bằng một hoạt động marketing cụ thể. Thứ hai là sự thỏa mãn trực tiếp mà từng người tiêu dùng nhận được từ những "phúc lợi" cụ thể, không quan tâm đến "cái tai hại" như ô nhiễm môi trường và sự thiệt hại mà môi trường phải gánh chịu. Thứ ba là mức độ thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được từ những hàng hóa nhất định như những sản phẩm tượng trưng cho địa vị xã hội, còn tùy thuộc vào số người có được thử hàng đó nhiều hay ít. Vì thế khó có thể đánh giá hệ thống marketing trên cơ sở những chỉ tiêu mức độ thỏa mãn. mà nó đem lại cho quần chúng.

3- Giới thiệu thật nhiều chủng loại hàng hóa để lựa chọn

Một số nhà kinh doanh cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống marketing là cung cấp thật phong phú các chủng loại hàng và giành cho người tiêu dùng quyền lựa chọn ổn nhất. Hệ thống marketing phải đem lại cho người tiêu dùng khả năng tìm thấy những thứ hàng phù hợp nhất với thị hiếu của họ. Người tiêu dùng phải có khả năng cải thiện tốt nhất lôi sông của mình và nhờ vậy được thỏa mãn tốt nhất.

Đáng tiếc là việc mở rộng tối đa quyền lựa chọn của người tiêu dùng đòi hỏi phải tốn kém. Thứ nhất là hàng hóa và dịch vụ sẽ đắt tiền hơn bởi vì sự phong phú về chủng loại sẽ làm tăng chi phí sản xuất và lưu giữ hàng tồn. Giá cả cao sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người tiêu dùng và mức độ tiêu dùng. Thứ hai là việc tăng sự đa dạng của hàng hóa đòi hỏi người tiêu dùng phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu các loại hàng hóa khác nhau và đánh gii :1 úng. Thứ ba là việc tăng số loại hàng hóa hoàn toàn không có nghĩa là nở rộng khả năng lựa chọn thực tế cho người tiêu dùng, ở Mỹ có rất nh?ổu loại bia và phần lớn chúng đều có mùi vị như nhau. Khi mà trong cùng một loại hàng hóa có quá nhiều nhãn hiệu khác nhau nhưng lại không khác biệt nhau mấy thì tình trạng này được gọi là tình trạng dư thừa nhãn hiệu và người tiêu dùng chỉ giành được quyền lựa chọn giả tạo. Và cuối cùng là ngay chính bản thân người tiêu dùng không phải bao giờ cũng hoan nghênh sự phong phú về chủng loại hàng hóa. Có một số người khi gặp phải tình huống dư thừa quyền lựa chọn trong phạm vi một chủng loại hàng hóa nhất định thì cảm thấy hoang mang lo lắng.

4- Nâng cao hết mức chất lượng đời sống

Nhiêu người cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống marketing phải là cải thiện "chất lượng đời sống". Khái niệm này bao gồm: 1. chất lượng, số lượng, chủng loại, dễ kiếm và giá cả hàng hóa; 2. chất lượng của môi trường vật chất; và 3. chất lượng của môi trường tinh thần. Những người ủng hộ quan điểm này đều có khuynh hướng đánh giá hệ thống marketing không chỉ về mức độ thỏa mãn trực tiếp người tiêu dùng mà nó đem lại, mà cả về sự tác động đến chất lượng môi trường vật chất và tinh thần do hoạt động trong lĩnh vực marketing gây nên. Đa số họ đều đồng ý rằng đối với kế hoạch marketing việc nâng cao chất lượng sinh hoạt là một mục tiêu cao cả, nhưng cũng thừa nhận rằng không dễ dàng đo lường được chất lượng đó còn cách lý giải chất lượng đời sống lại mâu thuẫn với nhau

 Tổng hợp (từ Giáo trình marketing Essentials và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Mục tiêu của hệ thống marketing

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.27385 sec| 942.484 kb