Công nhân may là nghề như thế nào?

29/05/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Ngành dệt may là một trong những ngành nằm trong top ngành trọng điểm nước ta. Hiện nay nhu cầu may mặc có sự phát triển mạnh mẽ không chỉ ở các doanh nghiệp nước ngoài mà cả doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có những khởi sắc mới.

1- Công nhân may mặc

Những đóng góp tích cực từ may mặc đã giúp số lượng lớn công nhân có được công việc ổn định. Đồng thời cũng góp phần tăng trưởng mức GDP ổn định hơn. Ngành may mặc đang được dự đoán là một trong những ngành có xu hướng thay đổi liên tục và đòi hỏi công nhân luôn phải nâng cao tay nghề. 

Thực tế khi so sánh các công việc ở công nhân thì đối với nghề công nhân may thì không quá vất vả so với các công việc khác. Vậy họ thực hiện công việc gì?

Công nhân may là những người công nhân làm việc theo dây chuyền sản xuất hay tuân thủ theo quy trình sản xuất, và thành quả cuối cùng là tạo các bộ trang phục. Công nhân may cũng được định nghĩa là những người tham gia may chuyên phụ trách theo từng công đoạn. Để đảm bảo tạo ra từng bộ phận của một trang phục hoàn chỉnh.

Đa phần họ thường đảm nhiệm các công việc như: các bản thiết kế, các yêu cầu về vải (màu sắc, chất lượng, tính chất,…). Các công việc này cũng yêu cầu mỗi công nhân may phải tham gia tăng ca nếu tiến độ công việc chậm so với yêu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

2- Công việc của công nhân may mặc

Thông thường công nhân thực hiện công việc may sẽ làm việc theo từng dây chuyền, công đoạn. Vì thế mà tính liên kết giữa các bộ phận cũng yêu cầu cao hơn. Mỗi công nhân cũng được phân chia theo từng cấp độ khác nhau. Nhằm đảm bảo phù hợp với công việc và kỹ năng của mỗi công nhân khi may.

[a] May theo từng công đoạn

Đây là cấp độ đơn giản và cũng là công đoạn phù hợp với những công nhân khi  mới bắt đầu may và tập làm quen với công việc may. Vì hầu hết họ khi mới vào nghề họ chưa có kinh nghiệm nhiều trong may mặc.

Vì vậy mà công việc của công nhân cũng được phân chia khác nhau theo từng bước sau:

- Bước 1: Đầu tiên công nhân tiếp nhận yêu cầu từ cấp quản lý.

- Bước 2: Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật cần may ở công đoạn này.

- Bước 3: Tiến hành may theo yêu cầu.

- Bước 4: Thực hiện chỉnh sửa theo yêu cầu nếu có từ tổ trưởng hay cấp quản lý.

[b] Ráp các công đoạn để hoàn thiện thành phẩm

Sau khi tiến hành may công đoạn đã hoàn tất, thì công việc kế tiếp là tiến hành may hoàn thiện sản phẩm. Đối với công việc này thì yêu cầu công nhân phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết tốt các công đoạn may. Điều đó cũng đồng nghĩa là công nhân may ở cô đoạn này phải có trình độ lẫn kinh nghiệm nhất định và kỹ năng sẵn có của họ đẻ có thể đáp ứng kịp tiến độ công đoạn này.

Các bước để thực hiện đối với công đoạn này:

- Bước 1: Công nhân may nhận nhiệm vụ hoàn thiện may thành phẩm từ yêu cầu của cấp quản lý

- Bước 2: Tiến hành may hoàn thiện

- Bước 3: Sau khi đã tiến hành may hoàn thiện sản phẩm thì công nhân có thể chỉnh sửa sản phẩm. Nếu sản phẩm hoàn thiện vẫn còn lỗi hoặc nhận được yêu cầu sửa sản phẩm từ cấp quản lý.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

[c] May theo bản mẫu thiết kế

Công nhân may theo bản mẫu thiết kế là những công nhân may đã có trình độ cao nhất đối với công việc may. Vì công đoạn này đòi hỏi các kiến thức từ công đoạn may rời đến may bộ phận và may hoàn thiện.

Các bước tiến hành công việc như sau:

- Bước 1: Phải am hiểu được mẫu thiết kế, vật liệu, chất liệu… nắm được số lượng cần thiết.

- Bước 2: Tiến hành may sau khi tất cả công việc ở bước 1 đã hoàn tất

- Bước 3: Rà soát lại lỗi may, đây cũng là khâu quan trọng mà không phải bất kỳ công nhân nào cũng thực hiện được. Công đoạn này yêu cầu kỹ thuật lẫn chất lượng sản phẩm phải ở mức hoàn chỉnh nhất.

[d] Công việc khác có liên quan

Bên cạnh các công việc mà công nhân này thường đảm nhiệm như các công việc trên. Ngoài ra họ còn thực hiện thêm một số công việc cụ thể theo yêu cầu cấp quản lý hay tổ trưởng. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện không mắc bất kỳ lỗi nào.

Ngoài ra các công nhân còn có thể thực hiện nhiều công việc khác như: Công nhân xây dựng, công nhân nhà máy, hay công nhân thời vụ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Tính chất của công việc của nghề công nhân may mặc

[a] Các yêu cầu để trở thành công nhân may

(i) Công nhân may thường thực hiện công việc không yêu cầu quá cao về trình độ. Nhưng phải đảm bảo được một số trình độ yêu cầu cơ bản. Có thể tốt nghiệp từ trung học cơ sở hay phổ thông bởi công việc này yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm nhiều hơn.

(ii) Đối với kinh nghiệm: Họ đã từng có kinh nghiệm may mặc hoặc đã đảm nhiệm công việc tương tự trước đó.

(iii) Về kiến thức chuyên môn: Họ cần am hiểu về các tiêu chuẩn và kỹ thuật khi may. Có khả năng nhận biết được các kiến thức liên quan như về tính chất, loại vải, kỹ thuật may,…

(iv) Chịu áp được áp lực công việc: Vì đa phần công việc này làm theo một trình tự nhất định và thực hiện theo nhóm nên rất cần ở mỗi công nhân có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

(v) Đặc biệt họ phải thực sự yêu thích công việc may, vì công việc yêu cầu sự tỉ mỉ cao hơn khi thực hiện.

[b] Mức lương của công nhân may mặc

Tùy theo từng công ty, doanh nghiệp mà mức lương đối với vị trí này cũng khác nhau. Ngoài ra họ được hưởng lương cao hay không còn phụ thuộc vào tay nghề lẫn kinh nghiệm làm việc.

Đối với một công nhân may cơ bản đã được hưởng mức lương từ 5 đến 8 triệu ở bất kỳ công ty may mặc nào ở thành phố, 04 đến 07 triệu đồng ở nông thôn. Bên cạnh đó, cũng có một số công ty cũng chi trả cho họ với mức lương cao hơn từ 07 đến 10 triệu đồng, đối với công nhân đã có tay nghề và kinh nghiệm cao.

[c] Quyền lợi công nhân may được hưởng

- Mỗi công nhân may sẽ được hưởng mức lương cơ bản phù hợp với năng lực bản thân. Ngoài ra họ có thể tăng ca thì sẽ được hưởng các khoản hỗ trợ thêm theo quy định.

- Các công nhân đều có quyền tham gia các khóa học may để nâng cao trình độ và tay nghề. Nhờ vào đó sẽ góp phần xây dựng đội ngũ may chuyên nghiệp hơn.

- Được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, nhằm bảo quyền lợi được hưởng của mỗi công nhân.

- Được phục cấp ăn trưa, ăn tối theo quy định nhằm hỗ trợ tối đa để công nhân may yên tâm làm việc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Công nhân may là nghề như thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Công nhân may là nghề như thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Công nhân may là nghề như thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.42793 sec| 985.5 kb