Nguyên tắc cơ cấu tổ chức, hệ thống hoạt động của Viện Kiểm Sát
I- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND được quy định tại Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2014. VKSND là một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, do vậy, tổ chức và hoạt động của VKSND phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được qưy định tại các điều 2, 4, 5, 8 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, mỗi hệ thống cơ quan nhà nước có những đặc thù riêng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ. VKSND là một hệ thống cơ quan đặc biệt trong nhà nước XHCN. Do vậy, tổ chức và hoạt động của VKSND không hoàn toàn giống với các cơ quan nhà nước khác mà nó có sự tập trung cao độ hơn, chặt chẽ hơn để bảo đảm cho VKSND hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ đã được hiến pháp và luật quy định. Tổ chức và hoạt động của VKSND hiện nay là sự kết họp giữa nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với chế độ thủ trưởng, được biểu hiện cụ thể ở các nội dung cơ bản sau đây:
(i) VKSND do viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo trực tiếp của viện trưởng VKSND cấp trên; viện trưởng VKSND các địa phương và viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lí nghiêm minh vi phạm pháp luật của viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên có quyết rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của viện trưởng viện kiếm sát cấp dưới.
(ii) Tại VKSNDTC, VKSNDCC, VKSND cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương, viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập ra uỷ ban kiểm sát để thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi viện trưởng quyết định theo quy định tại các điều 43, 45, 47, 53, 55 của Luật tổ chức TAND năm 2014. Viện trưởng viện kiểm sát các cấp chỉ quyết định những vấn đề được Luật tổ chức VKSND quy định cho viện kiểm sát cấp mình mà không thuộc thẩm quyền của uỷ ban kiểm sát.
(iii) Viện trưởng VKSNDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, có nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội. Các phó viện trưởng và kiểm sát viên VKSNDTC và Viện kiểm sát quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các viện trưởng, phó viện trưởng và kiểm sát viên VKSND các địa phương và các viện kiểm sát quân sự (trừ Viện kiểm sát quân sự trung ương) do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, cách chức.
“ Viện trưởng VKSNDTC chịu sự giám sát của Quốc hội; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của các đại biểu Quốc hội.
“ Viện trưởng VKSND địa phương chịu sự giám sát của HĐND, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu HĐND.
(iv) Hoạt động của uỷ ban kiểm sát: Pháp luật hiện hành quy định nghị quyết của uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành (tập trung dân chủ); trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của viện trưởng. Nếu viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số nhưng có quyền báo cáo viện trưởng cấp trên trực tiếp (chế độ thủ trưởng). sát quân sự trung ương, viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập ra uỷ ban kiểm sát để thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi viện trưởng quyết định theo quy định tại các điều 43, 45, 47, 53, 55 của Luật tổ chức TAND năm 2014. Viện trưởng viện kiểm sát các cấp chỉ quyết định những vấn đề được Luật tổ chức VKSND quy định cho viện kiểm sát cấp mình mà không thuộc thẩm quyền của uỷ ban kiểm sát.
(v) Theo đề nghị của viện trưởng VKSND, uỷ ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự phức tạp để viện trưởng xem xét, quyết định (chế độ thủ trưởng).
II- Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
1- Hệ thống của Viện kiểm sát nhân dân
Hiến pháp năm 2013 đã không sử dụng phương pháp liệt kê khi quy định về hệ thống cơ quan VKSND như các bản hiến pháp trước đây: “Viện kiểm sát nhân dân gồm Vỉện kiểm sát nhân dân tấỉ cao và các viện kiểm sát khác do luật định ” (khoản 2 Điều 107). Vấn đề này được quy định tại Điều 40 Luật tổ chức VKSND năm 2014. Theo đó, hệ thống VKSND gồm:
(i) Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
(ii) Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao
(iii) VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là VKSND cấp tỉnh).
(iv) VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi là VKSND cấp huyện).
(v) Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Thành phần của viện kiểm sát các cấp nói chung gồm các chức danh: Viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên; thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên; công chức, viên chức và người lao động khác. Cụ thể:
(vi) Viện trưởng VKSNDTC do Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Viện trưởng VKSND địa phương do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức có nhiệm kì 5 năm. Viện trưởng viện kiếm sát quân sự quân khu và khu vực do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
(vii) Phó viện trưởng VKSNDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC. Phó viện trưởng VKSNDCC, VKSND cấp tỉnh, cấp huyện do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
(viii) Các kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
(ix) Điều tra viên chỉ có trong cơ cấu của VKSNDTC, viện kiểm sát quân sự trung ương và được hình thành bằng con đường bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ điều tra tội phạm.
(x) Kiểm tra viên.
(xi) Công chức, viên chức và người lao động khác.
Tổng biên chế, số lượng kiểm sát viên; cơ cấu tỉ lệ các ngạch kiểm sát viên tại mỗi cấp viện kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỉ lệ ngạch điều tra viên của VKSNDTC do UBTVQH quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỉ lệ các ngạch kiểm sát viên đã được UBTVQH quyết định, Viện trưởng VKSNDTC quyết định biên chế, số lượng kiểm sát viên, công chức, viên chức và người lao động khác của các đơn vị trực thuộc VKSNDTC và các VKSND cấp dưới.
Tổng biên chế, số lượng kiểm sát viên; cơ cấu tỉ lệ các ngạch kiểm sát viên của mỗi cấp viện kiểm sát quân sự; số lượng, cơ cấu tỉ lệ các ngạch điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự trung ương do ƯBTVQH quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC sau khi thống nhất vói Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2- Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân
Tổ chức của VKSND do Hiến pháp quy định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như thực tiễn hoạt động của cơ quan kiểm sát, được cụ thể hóa trong Luật tổ chức VKSND và các văn bản pháp luật có liên quan.
(i) Cơ cấu tố chức của Viện kiếm sát nhân dân tối cao
Thành phần của VKSNDTC có Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên; thủ trưởng, các phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
Viện trưởng VKSNDTC là người đứng đầu hệ thống cơ quan viện kiểm sát. Các viện trưởng VKSND địa phương, viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC. Viện trưởng VKSNDTC lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, công tác kiểm sát và xây dựng VKSND; quyết định các vấn đề về công tác kiểm sát của VKSNDTC; ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với VKSND (Điều 63 Luật tổ chức VKSND năm 2014). So với Luật tổ chức VKSND trước đây, Luật tổ chức VKSND hiện hành đã bổ sung thẩm quyền của Viện trưởng VKSNDTC như quyền kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Phó viện trưởng VKSNDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Viện trưởng, quyền hạn khác theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Uỷ ban kiểm sát VKSNDTC: Thành phần gồm Viện trưởng, các phó viện trưởng, một số kiểm sát viên VKSNDTC do ƯBTVQH quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC. Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định Viện trưởng VKSNDTC chỉ có thẩm quyền “đề nghị” một số kiểm sát viên VKSNDTC làm thành viên Uỷ ban kiểm sát. Quyền quyết định thuộc về UBTVQH. Viện trưởng VKSNDTC là người chủ trì phiên họp của Uỷ ban kiểm sát VKSNDTC. Ưỷ ban kiểm sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ vì với những vấn đề cơ bản, quan trọng như: chương trình, kế hoạch công tác của ngành kiểm sát; dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH; báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC trình Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước... (Điều 43 Luật tổ chức VKSND năm 2014) phải được thảo luận và quyết định theo đa số tại Uỷ ban kiểm sát. Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Văn phòng; Cơ quan điều tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện kiểm sát quân sự trung ương.
(ii) Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Thành phần VKSNDCC gồm Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức và người lao động khác. Viện trưởng VKSNDCC có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của VKSNDCC, quyết định những vấn đề về công tác của VKSNDCC; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của VKSND cấp tỉnh, cấp huyện. Viện trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng VKSNDTC (Điều 65 Luật tổ chức VKSND năm 2014).
Uỷ ban kiểm sát VKSNDCC: Thành phần gồm cổ Viện trưởng, các phó viện trưởng VKSNDCC, một số kiểm sát viên do Viện trưởng VKSNDTC quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDCC. Viện trưởng VKSNDCC chủ trì phiên họp của Uỷ ban kiểm sát để thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của VKSNDCC, như việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư, quyết định của VKSNDTC; báo cáo tổng kết công tác của VKSNDCC... (Điều 45 Luật tổ chức VKSND năm 2014). Cũng giống như Uỷ ban kiểm sát của VKSNDTC, nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát VKSNDCC phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trường họp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Tuy nhiên, điểm khác nhau ở đây là Viện trưởng có quyền báo cáo Viện trưởng VKSNDTC nếu không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát.
(iii) Cơ cấu tố chức của viện kiếm sát nhân dân cấp tỉnh
-
Thành phần VKSND cấp tỉnh có Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức và người lao động khác. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng là người chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của VKSND cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của VKSND cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của viện kiểm sát cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng VKSNDTC; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của viện kiểm sát cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng VKSNDCC (Điều 66 Luật tổ chức VKSND năm 2014).
-
(iv) Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
Thành phần VKSND cấp huyện gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức và người lao động khác.
Viện trưởng VKSND cấp huyện do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng là người chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quyết định các vấn đề công tác của VKSND cấp mình; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng VKSND cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng VKSNDCC khi có yêu cầu; báo cáo công tác trước HĐND...
3- Hệ thống viện kiểm sát quân sự
Hệ thống viện kiểm sát quân sự được thành lập trong quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
Hệ thống viện kiểm sát quân sự gồm:
- Viện kiểm sát quân sự trung ương.
- Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
- Viện kiểm sát quân sự khu vực.
(i) Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự trung ương
-
Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu của VKSNDTC. Thành phần của Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên; thủ trưởng, các phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là phó viện trưởng VKSNDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
-
Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương: Thành phần gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng, một số kiểm sát viên. Viện trưởng VKSND cấp huyện do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng là người chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quyết định các vấn đề công tác của VKSND cấp mình; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng VKSND cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng VKSNDCC khi có yêu cầu; báo cáo công tác trước HĐND...
(ii) Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
- Thành phần gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.Viện trưởng viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
- Uỷ ban kiểm sát: Thành phần gồm Viện trưởng, các phó viện trưởng, một số kiểm sát viên.
- Các ban và bộ máy giúp việc.
(iii) Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát quân sự khu vực
- Thành phần của viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
- Tổ chức bộ máy của viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giam Đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giao trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Đại Học Luật Hà Nội (2021) và một số nguồn khác) .
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm