Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

16/06/2021
Luật sư cần biết và hiểu rõ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trong tài này khi tư vấn cho khách hàng hoặc tham gia quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

Kỹ năng mềm

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 

 

(i) Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên (Party Autonomy):

 

 

Thỏa thuận của các bên được ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) coi là nguyên tắc cơ bản nhất (magna cata) trong thủ tục tố tụng trọng tài. Mặc dù vẫn chịu một số hạn chế và vẫn phải tuân thủ pháp luật, trong tố tụng trọng tài, các bên có quyền thỏa thuận về cách thức tiến hành tố tụng , phạm vi thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, lựa chọn trung tâm và địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài v.v ...

 

 

(ii) Nguyên tắc độc lập, vô tư, khách quan của trọng tài viên (Independence and Impartiality):

 

 

Một nguyên tắc cơ bản khác của trọng tài đó là trọng tài viên thì “không thể vừa đá bóng, vừa thổi còi ”, tức là trọng tài viên không được thiên vị. Do đó, bên cạnh chuyên môn của trọng tài viên, luật sư cần nắm vững những tiêu chuẩn quốc tế về nghĩa vụ tiết lộ (disclosure duty) và tính vô tư, khách quan của trọng tài viên (có thể tham khảo thêm bảng hướng dẫn của Hiệp hội luật sư quốc tế IBA về vấn đề này) để lựa chọn một trọng tài viên phù hợp và kịp thời phản đối những trọng tài viên mà luật sư nghi ngờ thiếu vô tư, khách quan cũng như bảo vệ trọng tài viên mà mình cho là đủ tiêu chuẩn trước phản đối của bên còn lại.

 

 

(iii) Các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, các bên phải được tạo điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (Due Process Land equal treatment):

 

 

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài này của pháp luật Việt Nam thống nhất với thông lệ trọng tài quốc tế, đó là các bên phải được bảo đảm bảo đối xử bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi như nhau để trình bày quan điểm của mình. Đây là nguyên tắc phổ biến để đưa vào đó các bên đưa ra những yêu cầu về mặt tố tụng (ví dụ như gia hạn thời gian chuẩn bị bản luận cứ , đề nghị triệu tập nhân chứng v.v .) hay bác bỏ những yêu cấu tổ tung vô lý của bên kia để bảo đảm bình đẳng, công bằng trong tổ tụng. Cần lưu ý rằng, đối xử bình đẳng không có nghĩa là đối xử các bên theo một trình tự tương đương giống hệt nhau - nhất là trong những vụ kiện bị đơn từ chối tham dự và Hội đồng trọng tài phải mở phiên xử vắng mặt (Ex - parte Proceedings). Khi đó, luật sư cần bảo đảm rằng bên vắng mặt đã được tạo điều kiện để thực hiện quyền của mình nhưng họ tự từ bỏ, không thực thi quyền tố tụng đó.

 

 

Nguyên tắc cơ bản khác trong trọng tài quốc tế

 

 

(i) Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài (separability):

 

 

Nguyên tắc này được quy định thành một điều luật riêng biệt - Điều 19 Luật trọng tài thương mại năm 2010, trong đó giải thích rõ: “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài ". Do đó, kể cả trong trường hợp hợp đồng phát sinh tranh chấp bị vô hiệu cũng không ảnh hưởng đến thẩm quyền của một Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng đó theo quy định của một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực trong hợp đồng.

 

 

(ii) Quyền của Hội đồng trọng tài tự xem xét thẩm quyền của mình (competenu - competenz):

 

 

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế được thể hiện tại Điều 16 Luật mẫu của UNCITRAL và được kế thừa tại Điều 43 Luật trọng tài thương mại năm 2010. Theo quy định này thì Hội đồng trọng tài có thẩm quyền xem xét về sự tồn tại và hiệu lực pháp lý cũng như thực tế của thỏa thuận trọng tài và có quyền quyết định về thẩm quyền của chính mình. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài tự xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo cho các bên biết.

 

 

(iii) Tòa án phải từ chối thụ lý khi có thỏa thuận trọng tài:

 

 

Đây là một nghĩa vụ pháp lý của quốc gia thành viên Công tước New York 1958 như được giải thích chi tiết Điều II (3) bởi UNCITRALS. Nguyên tắc này được quy định rõ tại Điều 6 Luật trọng tài thương mại năm 2010 và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết số 01/2014/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 20/3/2014 hướng dẫn thi hành số quy định của Luật trọng tài thương mại thể hiện một cách rõ ràng và thất quán quan điểm chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao tôn trọng và hỗ trợ trọng tài thương mại ở Việt Nam.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

0 bình luận, đánh giá về Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.92688 sec| 954.523 kb