Những lưu ý quan trọng khi giải quyết xung đột trong cuộc họp

28/06/2021
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Xung đột trong nhóm làm việc là vấn đề thường xảy ra. Xung đột có thể phá hoại nhóm, chia rẽ các thành viên trong nhóm, nhưng cũng có thể là cơ hội để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, thông qua quá trình giải quyết xung đột mọi người hiểu nhau hơn, nhìn nhận vẫn để tích cực hơn.

1- Những vấn đề khi giải quyết xung đột trong cuộc họp

Xung đột trong nhóm làm việc là vấn đề thường xảy ra. Xung đột có thể phá hoại nhóm, chia rẽ các thành viên trong nhóm nhưng cũng có thể là cơ hội để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, thông qua quá trình giải quyết xung đột mọi người hiểu nhau hơn, nhìn nhận vẫn để tích cực hơn. Để quản lý và giải quyết xung đột theo hướng có lợi cho hoạt động của nhóm, trưởng nhóm cần lưu ý:

Nhận diện xung đột và tìm hiểu các thông tin liên quan:

Thông qua trao đổi công việc, điều hành cuộc họp hoặc lắng nghe ý kiến từ thành viên, trưởng nhóm có thể nhận diện xung đột trong nhóm. Từ các thông tin liên quan, trưởng nhóm cần xác định:

Có xung đột hay không có xung đột trong nhóm. Nhiều xung đột thường không bộc lộ ngay mà nhen nhóm bởi những biểu hiện như: sự chỉ trích, ngôn tử, giọng điệu có tính chê bai, phản đối, mỉa mai, các cử chỉ như bất hợp tác, tránh mặt nhau... Trưởng nhóm có thể tự mình quan sát hoặc nghe từ thành viên liên quan đến xung đột, thành viên khác trong nhóm hoặc người ngoài nhóm phản ảnh lại sau đó tự mình quan sát, đánh giá.Vấn đề xung đột là gì (xung đột về chuyên môn hay về thái độ, giao tiếp, ứng xử...).

Việc xác định đúng lý do xảy ra xung đột, mức độ, quy mô xung đột rất hữu ích cho việc giải quyết vấn đề. Trong các nhóm hành nghề luật, từ sự khác biệt, không phục nhau về chuyên môn có thể dẫn tới những thái độ, ứng xử không đúng (coi thường, chê bai sau lưng...) làm nảy sinh xung đột. Cũng có trường hợp là xung đột giữa các nhóm thành viên trong cùng một nhóm làm việc, như: nhóm người trẻ cho rằng nhóm người giàu kinh nghiệm chậm thay đổi, bảo thủ trong khi nhóm người hành nghề giàu kinh nghiệm lại cho rằng nhóm trẻ hiểu thắng, thích thể hiện, không tập trung vào công việc.

Trưởng nhóm cần vận dụng khả năng hỏi và lắng nghe của mình để tìm hiểu những thông tin có liên quan đến xung đột trên, bằng cách hỏi những người xung quanh, hỏi những người có tiếp xúc trực tiếp, chứng kiến mâu thuẫn và sau đó hỏi chính đối tượng đang xảy ra mẫu thuẫn. Nên trao đổi, nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn để có đánh giá khách quan, đồng thời đề nghị những người liên quan hạn chế “xi xầm" lan tỏa thông tin không đúng gây ảnh hưởng tới không khí chung của nhóm.

Quy mô xung đột: Xung đột liên quan đến những ai trong nhóm, tới một vài thành viên hay toàn bộ nhóm, những ai đã biết về thông tin xung đột. Việc nhận diện quy mô xung đột có vai trò rất quan trọng, cần kịp thời giải quyết xung đột nhỏ trước khi trở thành xung đột lớn hơn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tìm kiếm giải pháp giải quyết xung đột

Xung đột thật sự chỉ được giải quyết khi cả hai bên đều thực lòng mong muốn giải quyết. Khi xác định phương pháp giải quyết vấn để, trưởng nhóm cần lưu ý:

Công bằng và minh bạch trong giải pháp. Tìm giải pháp giải quyết vấn đề xung đột vì lợi ích chung của nhóm mà không tìm giải pháp chống lại một trong các bên; Nhìn thắng vào vấn đề, tránh im lặng ngắm ngầm hy vọng xung đột sẽ tự động" được giải quyết; Cố gắng dung hòa lợi ích của các bên, tìm điểm chung giữa hai bên, hướng tới phương pháp thương lượng để hai bên đều thắng (win-win); Cân nhắc những người tham gia vào quá trình giải quyết xung đột.

Đối với xung đột riêng giữa hai hoặc một vài người trong nhóm, không liên quan tới cử nhóm, trưởng nhóm có thể tổ chức cuộc gặp với họ, lắng nghe mỗi bên trình bày và nêu ra những điểm chung, khẳng định mục tiểu chung của các bên khi tham gia nhóm làm việc từ đó hòa giải xung đột. Nếu cần, có thể huy động nhóm nhỏ có quan điểm dung hỏa các bên để làm dịu xung đột. Trường hợp xung đột lớn, thông tin đã lan tới toàn bộ nhóm, cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan và tổ chức cuộc họp chung, trong đó không chỉ trích cá nhân hay “kết tội” những sai sót cụ thể mà nêu nguyên tắc chung để giải quyết trên tinh thần duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong nhóm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Thực hiện giải pháp giải quyết xung đột

Trên cơ sở giải pháp đã lựa chọn, trưởng nhóm gặp gỡ, trao đổi riêng hoặc đồng thời với các bên liên quan. Khi trao đổi, gặp gỡ cần lưu ý:

Trao đổi về mục tiêu giải quyết xung đột lá để hai bên hiểu nhau hơn và cũng góp sức vào thực hiện mục tiêu chung của nhóm, không phải để xác định hơn thua giữa hai bên; Tập trung lắng nghe, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể phù hợp; Kiểm soát sự bình tĩnh của hai bên trong quá trình trao đổi; tránh để các bên chỉ trích, khích bác nhau; Không nông vội, nếu vẫn để chưa được giải quyết có thể tạm dừng, chọn thời điểm khác; Minh bạch nhưng cân nhắc phạm vi, nội dung truyền thông về quá trình giải quyết xung đột để bảo vệ các bên liên quan và hạn chế đồn đoán trong và ngoài nhóm làm việc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Những lưu ý quan trọng khi giải quyết xung đột trong cuộc họp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Những lưu ý quan trọng khi giải quyết xung đột trong cuộc họp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Những lưu ý quan trọng khi giải quyết xung đột trong cuộc họp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.92250 sec| 961.914 kb