Nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước

14/09/2022
Kim Thị Hồng Ngát
Kim Thị Hồng Ngát
Chủ thể thực hiện kinh doanh vốn nhà nước cũng là chủ thế quan trọng trong nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. Cùng tìm hiểu nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước dưới bài viết này.

Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước là khái niệm không còn xa lạ với chúng ta. Và đặc biệt là với các nhà đầu tư thì việc đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước là cơ sở tiền đề để tạo môi trường đầu tư. Chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lí, nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn nhà nước là đối tượng quan trọng trong nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. Chủ thể thực hiện kinh doanh vốn nhà nước cũng là chủ thế quan trọng trong nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. Cùng tìm hiểu nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước dưới bài viết này.

Nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước

Chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lí, nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn nhà nước

Xuất phát từ nguồn gốc, mục đích các khoản vốn được nhà nước sử dụng đầu tư, kinh doanh, có nhiều loại chủ thể tham gia quản lí, thực hiện nhiệm vụ đầu tư và nhiệm vụ kinh doanh vốn nhà nước

Cơ quan tài chính

Với tư cách là cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính - ngân sách của Nhà nước, Bộ tài chính thay mặt Chính phủ quản lí hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước theo quy định pháp luật.

Đối với khoản vốn thuộc ngân sách nhà nước, Bộ tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển, phương án phâri bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, chi góp vốn cổ phần và liên doanh của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật, thực hiện chi ứng trước trong những trường hợp luật định. Đối với khoản vốn vay trong nước và nước ngoài (kể cả vay hỗ trợ phát triển chính thức và vay thương mại), Bộ tài chính có trách nhiệm thống nhất quản lí. Đối với các nguồn viện trợ, Bộ tài chính có trách nhiệm tiếp nhận, phân phối và quản lí việc sử dụng. Những quy định này cho thấy hoạt động tài chính nhà nước có thể được phân nhánh (cho các chủ thể được xác định dưới đây) nhưng yêu cầu quản lí theo đầu mối là tất yếu, gắn với trách nhiệm quản lí phần đóng góp của dân chúng và nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay nhân danh Chính phủ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý dở hữu trí tuệ

Cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực đầu tư

Với tư cách chủ thể quyền lực, Nhà nước trung ương không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đầu tư cũng như kinh doanh vốn mà phải tiến hành thông qua các cơ quan chức năng.

Với tư cách thay mặt Nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư, họ được ghi nhận là các chủ đầu tư. Nếu xác định ”chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc thay mặt người sở hữu vốn và trực tiếp quản lí, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư" thì cơ quan quản lí ngành chính là tổ chức thay mặt người sở hữu vôh (nhà nước) để thực hiện đầu tư theo các mục tiêu đã định trước.

Chủ thể thực hiện kinh doanh vốn nhà nước

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, với quy mô và mức độ khác nhau nhà nước đã và đang tiếp tục đầu tư vốn nhà nước vào đời sống kinh tế. Các quốc gia có thể lựa chọn mô hình khác nhau để tiến hành hoạt động kinh doanh vốn.

Mô hình thứ nhất là phân công, phân cấp thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước giữa các cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp các cấp.

Mô hình thứ hai là thành lập các công ti đầu tư tài chính, công ti nắm vồh hoặc tổ chức kinh tế chuyên thực hiện chức năng làm chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.

Mô hình thứ ba là thành lập một cơ quan nhà nước chuyên về giám sát quản lí doanh nghiệp nhà nước cũng như phần vốn nhà nước đầu tư trong kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thuế - kế toán

Đối tượng được đầu tư vốn từ nhà nước

Đối tượng được đầu tư vốn từ nhà nước có thể hiểu là các chương trình cần phải thực hiện bằng nguồn vốn do Nhà nước quản lí, gắn với chiến lược phát triển của Nhà nước. Trên phương diện thụ hưởng nguồn tài chính, đối tượng được đầu tư vốn nhà nước có thể là các tổ chức kinh tế hoặc các dự án sử dụng vôh cho mục tiêu đầu tư phát triển.

Các tổ chức kinh tế là loại chủ thể thực hiện trong thực tế việc chuyển nguồn vốn tài chính thành các dạng tài sản mới, phù hợp mục đích của người đầu tư. Vì vậy, các tổ chức kinh tế là loại đối tượng được Nhà nước chuyển vốn hoặc thông qua nhóm chủ thể này, trực tiếp kinh doanh vốn do Nhà nước quản lý.

Các dự án sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển. Điều 1 khoản 1 Luật đấu thầu xác định các loại công trình xây dựng, dự án đầu tư mua sắm, quy hoạch phát triển, nghiên cứu khoa học và các dự án khác đều nằm trong mục đích phát triển của nhà nước. Thực tế gần 20 nãm chuyển đổi nền kinh tế, các nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, tăng trưởng kinh tế đã cho thấy các loại dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển (theo nghĩa rộng) của nhà nước.

Các dự án được Nhà nước đầu tư không đơn thuần do các chủ đầu tư Việt Nam thực hiện mà có thể do chủ đầu tư nước ngoài thực hiện theo hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam với các hước kí kết. Điểm quan trọng ở đây là:

-        Chính phủ Việt Nam không kí kết với tư cách người nhận vốn mà với tư cách nhà tài trợ (bên viện trợ);

-        Tham gia vào quá trình thực hiện đầu tư có nhiều loại chủ thể như bên chính phủ nước kí kết (bên nhận viện trợ), người được uỷ quyền của nước nhận vốn vay, người thụ hưởng, nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ...;

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nội dung đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.62091 sec| 954.086 kb