Phẩm chất tâm lý của các cán bộ tư pháp

04/03/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Hoạt động điều tra là một nghề có tính đặc thù và có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, tính mạng của con người. Điều tra viên với tư cách là chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra theo luật định. Họ là người đại diện cho cơ quan pháp luật, có quyền sử dụng các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm phát hiện thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin về vụ án, về đối tượng điều tra.

1- Phẩm chất tâm lý của điều tra viên

Hoạt động điều tra là một nghề có tính đặc thù và có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, tính mạng của con người. Điều tra viên với tư cách là chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra theo luật định. Họ là người đại diện cho cơ quan pháp luật, có quyền sử dụng các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm phát hiện thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin về vụ án, về đối tượng điều tra. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình được pháp luật giao phó cũng như vai trò của mình trong hoạt động điều tra khám phá tội phạm, đòi hỏi điều tra viên cần phải có những phẩm chất tâm lý sau đây:

[a] Phẩm chất chính trị - tư tưởng của điều tra viên

Điều tra viên phải có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn và phải thể hiện sự giác ngộ chính trị cao, thấu hiểu sâu sẳc các mục đích nhiệm vụ, chức trách được giao phó. Điều tra viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, quyết tâm và sẵn  sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ, hy sinh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

[b] Đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên

Đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên gắn liền với yêu cầu hoạt động nghề nghiệp của điều tra viên. Đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên biểu hiện ở phẩm chất: tính trung thực, tính công bằng, vô tư và khách quan, khiêm tốn, không thành kiến, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, có lối sống lành mạnh, giản dị...

Công bằng, vô tư và khách quan là yếu tố quan trọng nhất trong công tác điều tra. Điều tra viên luôn luôn phải công bằng, vô tư khách quan, không phân biệt giàu nghèo, già, trẻ, nam, nữ, đảng phái, tôn giáo. Điều tra viên không bao giờ để uy quyền, tiền bạc, sắc đẹp hay bất kỳ một tình cảm nào chi phối.

Trung thực thẳng thắn là đức tính không thể thiếu được đối với điều tra viên. Sự trung thực được thể hiện qua sự tôn trọng sự thật, tôn trọng sự công bằng, sự ngay thẳng và sự thật thà. Chỉ khi nào điều tra viên trung thực với cấp trên, với bạn bè đồng nghiệp, thẳng thắn tự phê bình và phê bình góp ý cho đồng nghiệp sửa khuyết điểm, cùng tiến bộ thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình công tác.

Tính khiêm tốn là một trong những đức tính được đánh giá cao ở điều tra viên. Sự khiêm tốn chứa đựng nội dung trung thực, tính có nguyên tắc và sự công bằng. Điều tra viên có tính khiêm tốn thường dễ tiếp xúc với những người tham gia tố tụng và với quần chúng nhân dân. Ngoài ra, đức tính khiêm tốn còn giúp cho điều tra viên sống thanh thản, trong sáng, lành mạnh, loại bỏ những dằn vặt tạo nên bởi những thói tham lam, ích kỷ, sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ, hy sinh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tính khiêm tốn là một trong những đức tính được đánh giá cao ở điều tra viên. Sự khiêm tốn chứa đựng nội dung trung thực, tính có nguyên tắc và sự công bằng. Điều tra viên có tính khiêm tốn thường dễ tiếp xúc với những người tham gia tố tụng và với quần chúng nhân dân. Ngoài ra, đức tính khiêm tốn còn giúp cho điều tra viên sống thanh thản, trong sáng, lành mạnh, loại bỏ những dằn vặt tạo nên bởi những thói tham lam, ích kỷ, hằn học, đố kỵ, ghen ghét...

Điều tra viên không được thành kiến với các sự việc trong quá trình điều tra. Đứng trước một sự việc, sự kiện nào đó trong quá trình điều tra, đòi hỏi điều tra viên phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ, phán đoán, phân tích cho thật chu đáo, không vội vàng, hấp tấp kết luận theo ý chí chủ quan của mình hoặc của người có liên quan đến sự việc.

Điều tra viên phải có tác phong đàng hoàng, chững chạc, có thái độ nghiêm túc để tạo ra uy tín và uy thế trong giao tiếp với những người tham gia tố tụng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

[c] Trình độ chuyên môn của điều tra viên

Trình độ chuyên môn của điều tra viên. Để làm tốt công tác điều tra, điều tra viên phải có trình độ pháp luật và nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức văn hoá xã hội sâu rộng, hiểu được tâm lý của con người. Trình độ chuyên môn của điều tra viên được thể hiện trước hết ở phẩm chất trí tuệ của họ. Phẩm chất trí tuệ chính là hoạt động tư duy được thể hiện ở cá nhân điều tra viên. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác khám phá tội phạm, điều tra viên phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất các thông tin về vụ án, nhất là các thông tin đó thường rất phức tạp, thiếu chính xác, luôn biến đổi do đó đòi hỏi ở điều tra viên phải có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các thông tin về vụ án.

Điều tra viên phải có năng lực nhận thức ở mức độ cao. Năng lực nhận thức của điều tra viên thể hiện ở khả năng phát hiện, thu thập, lựa chọn đánh giá các tài liệu, chứng cứ đã thu thập về vụ án và đưa ra kết luận điều tra. Hoạt động điều tra là quá trình tái tạo lại sự kiện phạm tội đã xảy ra trong quá khứ, căn cứ vào những dấu vết, những tài liệu, chứng cứ thu thập được trong thời điểm hiện tại, do đó điều tra viên cần có trí nhớ và khả năng tưởng tượng tốt thì mới xây dựng được mô hình tư duy về vụ án đã xảy ra.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch điều tra là chức năng chủ yếu của điều tra viên. Để thực hiện chức năng này đòi hỏi điều tra viên cần có khả năng quan sát tinh tế, đầy đủ các bước tiến hành hoạt động điều tra, có khả năng vận dụng chính xác nhanh chóng, linh hoạt vốn tri thức, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết phong phú, đặc biệt là các tri thức về pháp luật, tâm lý học và kinh nghiệm hoạt động điều tra trong giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Ngoài ra, điều tra viên cần có năng lực tưởng tượng sáng tạo, phân tích các tình huống để có phương án tổ chức thực hiện, đồng thời có khả năng phản ứng nhạy bén với những biến đổi của tình hình và kịp thời thay đổi hoặc bổ xung kế hoạch điều tra.

Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, các hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nhận dạng, đối chất đều được coi là những hình thức đặc biệt của giao tiếp. Đây là quan hệ giao tiếp chính thức theo quy định của pháp luật. Mục đích của các chủ thể tham gia trong giao tiếp khác nhau thậm trí trái ngược nhau và rất dễ nảy sinh xung đột trong giao tiếp. Vì vậy, điều tra viên phải có khả năng thuyết phục trong quan hệ giao tiếp với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Nó thể hiện ở khả năng thiết lập tiếp xúc tâm lý, khả năng điều khiển quá trình giao tiếp, biết cân bàng các nhu cầu và biết linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp. Đe có được tính thuyết phục cao trong giao tiếp, điều tra viên cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp như kỹ năng định hướng giao tiếp, kỳ năng định vị trong giao tiếp, kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp. Mặt khác, điều tra viên phải có thái độ đúng mực, lịch sự, tế nhị, trung thực và biết kiềm chế trong giao tiếp, phải biết biểu lộ sự chú ý lắng nghe, có thái độ kiên trì và khách quan đối với các đối tượng giao tiếp.

[d] Các phẩm chất ý chí của điều tra viên

Hoạt động điều tra hình sự thường diễn ra trong những hoàn cảnh rất khó khăn, phức tạp và gian khổ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, đòi hỏi ở điều tra viên phải có những phẩm chất ý chí nhất định mới vượt qua những hoàn cảnh này và đạt được các mục đích của hoạt động điều tra. Đó là các phẩm chất như tính tự chủ, kiên trì, tính quyết đoán...

Điều tra viên phải có tinh thần tự chủ, không bị uy quyền hay lợi ích cá nhân làm lu mờ ý chí, không nên vội vàng nghe theo những ý kiến của người khác hay vì mối quan hệ cá nhân mà làm sai lệch sự thật. Ngoài ra đòi hỏi ở điều tra viên phải có khả năng kiềm chế được xúc cảm của mình để tránh được những cơn tức giận, khắc phục những trạng thái tâm lý tiêu cực khi tiếp xúc với những người tham gia tố tụng.

Kiên trì là phẩm chất vô cùng cần thiết và không thể thiếu được đối với một điều tra viên. Điều tra viên không bao giờ ngại khó khăn, gian khổ. Họ có khả năng chịu đựng, vượt qua thử thách về thời gian. Dù công việc có đơn điệu, kéo dài họ vẫn bền bỉ theo đuổi và quyết tâm đạt được mục đích đến cùng.

Đối với điều tra viên tính quyết đoán được coi là đức tính không thể thiếu được. Họ phải có khả năng ra được những quyết định kịp thời, chính xác và cứng rắn mà không có những dao động không cần thiết trong quá trình điều tra tội phạm. Ngoài ra đòi hỏi ở điều tra viên phải có khả năng bình tĩnh, có nghĩa là khi đứng trước một vấn đề dù bí mật, khẩn cấp hay quan trọng đến đâu, điều tra viên luôn phải bình tĩnh, không nên vì tính cấp bách của vụ việc mà nóng vội, mất bình tĩnh. Bình tĩnh trong bất kỳ tình huống nào cũng giúp cho điều tra viên có đầu óc tỉnh táo và có những phán đoán nhanh nhạy để xử lý các vấn đề liên quan đến vụ việc một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Phẩm chất tâm lý của kiểm sát viên

Kiểm sát viên có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, kiểm sát viên phải vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thông về nghề nghiệp và am hiểu về pháp luật.

Kiểm sát viên phải có lập trường chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền lợi hợp pháp của công dân.

Đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm sát viên đóng một vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên biểu hiện ở các phẩm chất như công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn, có đạo đức và lối sống gương mẫu trong công tác cũng như trong hoạt động, nói và làm theo chủ trong, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nghề kiểm sát là một nghề đặc thù, đây là một nghề vinh quang những cũng lắm chông gai thử thách. Do đó, mỗi kiểm sát viên phải có lương tâm và trách nhiệm trước công việc được giao, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế, luôn đặt lợi ích của Nhà nước, của xã hội lên lợi ích cá nhân. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho kiểm sát viên tránh được trước những cám dỗ vật chất tầm thường.

Ngoài yếu tố đạo đức nghề nghiệp thì yếu tố chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm sát cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Đòi hỏi mỗi kiểm sát viên phải có trình độ pháp lý và tinh thông về nghiệp vụ, có năng lực thực tiễn.

Tóm lại, mỗi kiểm sát viên muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với vai trò, vị trí của mình trong tình hình mới và trong cải cách tư pháp hiện nay thì trước hết phải có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Nhưng các phẩm chất này không phải là cái có sẵn và đầy đủ trong mỗi kiểm sát viên, mà nó được hình thành dần dần trong mỗi con người qua nhiều con đường như rèn luyện, học tập một cách thường xuyên.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

3- Phẩm chất tâm lý của thẩm phán

Hoạt động xét xử của thẩm phán là một nghề có tính đặc thù và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, tính mạng của con người. Thẩm phán là người đại diện cho Nhà nước trực tiếp bảo vệ sự công bằng xã hội, hoạt động của họ có ảnh hưởng lớn tới tính công minh của pháp luật, uy tín và nền công lý của một quốc gia, đồng thời hoạt động của người thẩm phán cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho mọi công dân. Để hoàn thành sứ mạng của mình, người thẩm phán phải có một số phẩm chất tâm lý sau đây:

[a] Phẩm chất chính trị tư tưởng của thẩm phán

Đây là phẩm chất nhân cách cần có đối với những người làm công tác xét xử. Thẩm phán là cán bộ của Đảng, được Đảng và nhân dân tin yêu giao cho trọng trách là người "cầm cân nảy mực", là người đem lại sự công bằng cho xã hội. Vì vậy, thẩm phán phải có phẩm chất chính trị vững vàng, cũng như phải có thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nghề thẩm phán là nghề nghiệp đặc thù nên pháp luật có những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt đối với thẩm phán. Một trong tiêu chuẩn đó là "Thẩm phán phải trung thành với Tổ quốc". Một người không thể thi hành pháp luật trong cuộc sống, không thể đem lại công bằng cho xã hội khi chính người đó không tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước . Vì lẽ đó hơn ai hết thẩm phán phải có lập trường cách mạng vững chắc, kiên định với đường lối chính sách mà Đảng đã đề ra.

Thực tiễn xét xử hiện nay đã đòi hỏi thẩm phán cần được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị để thực hiện được tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ xét xử các vụ án, chống hiện tượng "máy móc, pháp lý đơn thuần, vô chính trị" trong quá trình giải quyết vụ án.

[b] Phẩm chất đạo đức của thẩm phán

Trong cuộc sống, thẩm phán trước hết cũng chỉ là một con người, một công dân. Do đó mỗi thẩm phán phải có những phẩm chất tốt đẹp về đạo đức như những công dân bình thường khác. Nghĩa là thẩm phán cũng cần có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, có thái độ tôn trọng các quy tắc chung của đời sống xã hội...Do những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp nên đòi hỏi người thẩm phán phải có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Công bằng, vô tư khách quan là những yếu tố hiện thân của Toà án. Một bản án thấu tình đạt lý là một bản án hàm chứa trong nó sự công bằng, vô tư và khách quan của người làm công tác xét xử mà biểu hiện cụ thể trong từng suy nghĩ và hành động của mối thẩm phán nói riêng và của các thành viên trong hội đồng xét xử nói chung/Nghĩa là khi xét xử thẩm phán phải công bằng, không thiên lệch về bên nào. Tất cả các đương sự, bị cáo không phân biệt thành phần xuất thân, địa vị xã hội, thành phần kinh tế, ngôn ngữ đều được thẩm phán xem xét như nhau, các hành vi, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thẩm phán xem xét dưới lăng kính pháp luật.

Lương tâm nghề nghiệp. Mỗi một con người dù bất kỳ làm trong ngành, nghề nào cũng phải có lương tâm nghề nghiệp. Lương tâm nghề nghiệp của thẩm phán đòi hỏi họ lựa chọn quyết định một cách trong sáng, sẵn sàng khắc phục những sai sót, cũng như mạnh dạn nhận và sửa chữa những sai lầm do mình gây ra. Sau mỗi vụ án họ luôn phải học hỏi, rút kinh nghiệm, trau dồi kiến thức chuyên môn để tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

[c] Phẩm chất năng lực tổ chức hoạt động xét xử của thẩm phán

Hoạt động xét xử là một hoạt động khó khăn, phức tạp với sự tham gia của nhiều người. Chính ví vậy, đòi hỏi thẩm phán (với tư cách là chủ toạ phiên toà) phải có năng lực tổ chức hoạt động xét xử. Mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của toà án chỉ có thể hoàn thành dưới sự lãnh đạo khéo léo và thận trọng của chủ toạ phiên toà. Thông qua hoạt động tư duy tồ chức phiên toà thì năng lực tổ chức hoạt động xét xử của thẩm phán được thể hiện đầy đủ và rõ nét. Tức là dựa vào tình hình thực tế của vụ án, thẩm phán đề ra các phương án, biện pháp điều hành khác nhau cho mỗi phiên toà sao cho có tính khoa học, mềm dẻo, linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất.

[d] Phấm chất ý chí của thẩm phán

Cũng giống như bất cứ hoạt động nào khác của Nhà nước, hoạt động xét xử là hoạt động rất phức tạp và luôn biến động. Chính vì vậy mà thẩm phán phải là người quyết đoán dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Để người thẩm phán ra được bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì ngoài những phẩm chất đạo đức, chuyên môn, người thẩm phán phải có những phẩm chất ý chí. Phẩm chất ý chí của người thẩm phán được thể hiện thông qua tính độc lập, tính kiên định, tính tự chủ...

Thẩm phán phải rèn luyện cho mình văn hoá giao tiếp ứng xử tại phiên toà. Đó là những thuộc tính đảm bảo thiết lập sự tiếp xúc và thiết lập các quan hệ tâm lý cần thiết với tất cả những người tham gia tố tụng.

Thẩm phán phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng giao tiếp. Đặc biệt là những loại án liên quan đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội thì thẩm phán phải sử dụng văn phong và từ ngữ phổ thông ngắn gọn, rành mạch, có sức thuyết phục. Tuyệt đối không được dùng từ ngữ thô tục xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của các đương sự, bị cáo, những người tham gia phiên toà cũng như không được sử dụng quá nhiều từ ngẫu hứng, cảm thán hoặc có những lời lẽ kích động việc cười đùa trong phòng xử án.

Thẩm phán phải là người có tiếng nói mạch lạc, rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu thể hiện được sự chuẩn mực về âm thanh. Tiếng nói không được biến dạng, không được nói ngọng, nói lắp, nói quá to hoặc nói quá nhỏ.

Thẩm phán phải có tác phong đường hoàng, chững chạc. Khi giao tiếp thẩm phán phải thể hiện sự nghiêm túc. Đặc biệt là không được tỏ thái độ nóng nảy, bực tức, cáu gắt hoặc phấn khởi tươi cười trước bị cáo, đương sự. Đồng thời thẩm phán phải biết kiềm chế xúc cảm của mình trước những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Phẩm chất tâm lý của các cán bộ tư pháp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Phẩm chất tâm lý của các cán bộ tư pháp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Phẩm chất tâm lý của các cán bộ tư pháp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.74648 sec| 1037.867 kb