Pháp luật thuế bảo vệ môi trường

01/03/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Bảo vệ môi trường là một phần trong các biện pháp để đảm bảo tính bền vững và phát triển bền vững cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trước khi Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2010, thực tế biện pháp đánh thuế nhằm bảo vệ môi trường đã được phản ánh trong các luật thuế tiêu  dùng khác như pháp luật thuế nhập khẩu, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

1- Khái niệm và bản chất của thuế bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một phần trong các biện pháp để đảm bảo tính bền vững và phát triển bền vững cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trước khi Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2010, thực tế biện pháp đánh thuế nhằm bảo vệ môi trường đã được phản ánh trong các luật thuế tiêu  dùng khác như pháp luật thuế nhập khẩu, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ năm 2010 trở lại đây, bên cạnh các loại thuế tiêu dùng có mục tiêu hạn chế hành vi gây tổn hại môi trường thông qua việc sử dụng những loại hàng hoá nhất định, Luật thuế bảo vệ môi trường đã được ban hành và đi vào đời sống.

(i) Một là thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu giống như một số loại thuế tiêu dùng khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng là người gánh chịu số tiền thuế được xác định trong số tiền thanh toán.

(ii) Hai là mục đích định hướng tiêu dùng được thể hiện khá rõ ràng ở loại thuế này. Các mặt hàng thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường đều có tác động xấu đến môi trường khi sử dụng chúng. Chẳng hạn, khi nói đến túi nilon được làm từ màng nhựa polyetilen là nói đến sản phẩm khó có khả năng phân huỷ; hoặc các loại thuốc diệt cỏ, diệt mối, nhóm chất gây suy giảm tầng ozon đều ảnh hưởng đến môi trường trong hiện tại và tương lai. Với những lý do đó, giảm thiểu việc sử dụng các hàng hoá gây tổn hại môi trường bằng việc làm tăng giá thanh toán đối với hàng hoá đó, tạo điều kiện để người tiêu dùng chuyển thói quen sang sử dụng hàng hoá thân thiện với môi trường là điều cần thiết. Cũng chính từ yếu tố “hạn chế tiêu dùng” nêu trên nên luật pháp cũng định rõ (liệt kê) các hàng hoá nằm trong diện chịu thuế của loại thuế này.

(iii) Ba là thuế bảo vệ môi trường chia sẻ mục tiêu bảo vệ môi trường thông qua thuế của một số loại thuế tiêu dùng khác. Thay bằng việc thay đổi mức thuế suất hoặc mở rộng diện chịu thuế đối với thuế giá trị gia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thậm chí thuế nhập khẩu, việc đánh thuế bảo vệ môi trường không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (trong đó có sử dụng cho việc tái tạo môi trường) mà còn chia sẻ mục tiêu cho các loại thuế khác

(iv) Bốn là “thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu”.

- Tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành từ 2008 (trước khi Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành), xăng các loại đã nằm trong danh mục thuộc điện chịu thuế của loại thuế này. Một trong những lý do đưa mặt hàng xăng vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất phát từ hậu quà sử dụng xăng, dầu các loại sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Thêm nữa, tuỳ thuộc vào mức độ tổn hại môi trường, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với mặt hàng này cũng là khác nhau (xăng: 10%; xăng E5: 8%; xăng E 10: 7%).

- Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010.  Khoản 1 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phấm, hàng hoá (sau đây gọi chung là hàng hoá) khỉ sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Nội dung pháp luật thuế bảo vệ môi trường

[a] Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường

Tham gia vào quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường luôn tồn tại ít nhất hai nhóm chủ thể: nhóm cơ quan thu và nhóm người nộp thuế.

Cơ quan thu thuế bảo vệ môi trường là cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Mặc dù Luật thuế bảo vệ môi trường không quy định cụ thể về cơ quan thu nhưng để hình thành quan hệ pháp luật thuế, nhất thiết phải có sự hiện diện của nhóm chủ thể này bên cạnh sự tồn tại của người nộp thuế. Khoản 1 Điều 55 Luật ngân sách nhà nước quy định: “Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc uỷ quyển tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước". Như vậy, cơ quan hải quan có trách nhiệm quản lý và thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu; cơ quan thuế thực hiện quản lý và thu thuế đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế sản xuất ở trong nước. Trong quá trình quản lý và thu thuế, các trường họp được hoàn thuế được thực hiện dựa trên sự phối hợp kiểm tra chứng từ của cơ quan hải quan và cơ quan thuế.

Chủ thể nộp thuế là người sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Điều 5 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định về vấn đề này. Tuỳ theo từng trường hợp, người nộp thuế có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm nộp thuế nếu có hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu các hàng hoá theo Luật thuế này. Cũng liên quan đến người nộp thuế, cần lưu ý đến một số điểm:

(i) Do thuế bảo vệ môi trường chỉ đánh vào hàng hoá lần đầu tiên xuất hiện (khâu nhập khẩu, khâu sản xuất) nên không phải các chủ thể kinh doanh hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường đều phải kê khai và nộp thuế này.

(ii) Do đặc thù của hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá nên người nộp thuế bảo vệ môi trường có thể không phải là người sở hữu hàng hoá đó mà là người nhận uỷ thác nhập khẩu. Quy định này cũng phù hợp với quy định pháp luật về các loại thuế khác xuất hiện ở khâu nhập khẩu hàng hoá (Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế tiêu thụ đậc biệt; Luật thuế giá trị gia tăng).

(iii) Đối với hoạt động thu mua than khai thác nhỏ lẻ, không xuất trình được chứng từ thuế đã nộp ở khâu khai thác thì trách nhiệm nộp thuế thuộc về người thu mua. Quy định này xuất phát từ việc coi người khai thác chưa nộp thuế và cho phép chuyển nghĩa vụ thuế vào người thu mua và cũng đảm bậo tính khả thi của quy định về người nộp thuế. Cách quy định nghĩa vụ thuế cho người thu mua cũng tương đồng với quy định của Luật thuế tài nguyên đối với hoạt động này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

[b] Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường

Quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường chỉ phát sinh khi có pháp luật thực định điều chỉnh và sự kiện pháp lý nhất định.

(i) về quy định pháp luật. Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế bảo vệ môi trường chứa đựng các quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn có một số quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường còn thể hiện ở luật có liên quan như Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này.

(ii) về sự kiện pháp lý. Pháp luật hiện hành quy định sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường là có hành vi nhập khẩu hàng hoá hoặc có hành vi sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Để giải thích về nội dung này, có thể chỉ ra cơ sở xác định hành vi như sau:

- Phải xác định được có hàng hoá nhập khẩu, sản xuất nằm trong danh mục thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Các mặt hàng được ghi nhận trong Luật bao gồm:(1) xăng, dầu mỡ nhờn; than đá; dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); túi ni-lon được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp; thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc diện hạn chế sử dụng. Bên cạnh việc quy định mang tính liệt kê hàng hoá nằm trong danh mục chịu thuế này, Luật thuế bảo vệ môi trường cũng có quy định mở tại khoản 9 Điều 3: Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kì thì Ưỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định. Cách quy định này có ưu điểm ở chỗ tạo sự chủ động trong việc xác định loại hàng hoá mà việc sử dụng có thể gây ra tổn hại môi trường đến mức phải đánh thuế bảo vệ môi trường nhằm hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành cũng chưa có quy định về việc sau khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ sung hàng hoá thuộc diện chịu thuế theo Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường, có phải báo cáo với Quốc hội và làm thủ tục thông qua trước Quốc hội về nội dung đó hay không.    

- Có hành vi nhập khẩu thực tế, hoạt động sản xuất nhằm tạo ra hàng hoá thuộc diên chịu thuế bảo vệ môi trường. Những dấu hiệu mang tính “thực tế” này được áp dụng thống nhất với các loại thuế có liên quan trực tiếp và được ghi nhận ở pháp luật có liên quan như pháp luật thuế nhập khẩu, pháp luật thuế tài nguyên, pháp luật thuế giá trị gia tăng.

- Đối với hoạt động sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng phải được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định về thuế. Việc xác định phạm vi đánh thuế “trên lãnh thổ Việt Nam” do đây là loại thuế gián thu, người chịu thuế là người tiêu dùng và việc tiêu dùng đó gây tổn hại đến môi trường quốc gia đánh thuế. Bêu cạnh đó, việc Việt Nam cùng với các quốc gia có những quy định đặc biệt về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình dẫn đến những quy định tương tự về thuế đối với hàng hoá chuyển dịch qua các vùng đặc biệt đó.

Cụ thể hoá nội dung này, Điều 4 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định hai trường hợp hàng hoá không thuộc diện chịu thuế này. Trường hợp thứ nhất tái khẳng định chỉ những hàng hoá nằm trong 8 nhóm (từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 3) mới thuộc diện chịu thuế, những hàng hoá còm lại cho dù việc sử dụng chúng có gây ra tổn hại môi trường cũng không phải chịu loại thuế này vì những lý do khác nhau. Trường hợp thứ hai, đổi với hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường nhưng là hàng quá cảnh, hàng mượn đường, hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất. Những hàng hoá này thực tế có vào lãnh thổ Việt Nam nhưng chúng lại không được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam nên không gây ra tổn hại môi trường đồng thời không nằm trong diện chịu thuế đối với loại thuế tiêu dùng nói chung.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

[c] Căn cứ tính thuế của thuế bảo vệ môi trường

Khoản 1 Điều 6 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định: “Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là sổ lượng hàng hoá tính thuê và mức thuế tuyệt đổi”.

(i) Thứ nhất, về số lượng hàng hoá tính thuế. Do hàng hoá chịu thuế có thể do nhập khẩu hoặc do sản xuất có thể tồn tại dưới dạng hỗn hợp hay dạng tinh chế nên pháp luật cũng quy định cụ thể cho từng trường hợp để vừa tránh thất thu thuế, vừa đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế. Cũng dễ dàng nhận thấy việc quy định về số lượng hàng hoá tính thuế nhằm mục tiêu hạn chế tiêu dùng rất rõ ràng do không xác định số lượng hàng hoá tính thuế theo mục đích sử dụng. Đây cũng là điểm chung so với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại quảng cáo.

- Đối với hàng hoá nhập khẩu, số lượng hàng hoá tính thuế là số lượng hàng hoá nhập khẩu.

- Trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế bảo vệ môi trường để tính thuế.

- Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học, số lượng hàng hoá tính thuế trong kì là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng.

(ii) Thứ hai, về mức thuế. Khác với nhiều loại thuế tiêu dùng khác áp dụng thuế suất tỉ lệ dựa trên trị giá tính thuế, thuế bảo vệ môi trường tính thuế theo mức thuế tuyệt đối. Cụ thể Điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định:

STT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/1 đơn vị hàng hóa)
I Xăng, dầu, mỡ nhờn    
1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000-4.000
2 Nhiên liệu bay Lít

1.000-3.000

3 Dầu diezel Lít

500-2.000

4 Dầu hỏa Lít 300-2.000
5 Dầu mazut Lít 300-2.000
6 Dầu nhờn Lít 300-2.000
7 Mỡ nhờn Kg 300-2.000
II Than đá    
1 Than nâu Tấn 10.000-30.000
2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn

20.000-50.000

3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000
4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000
III Dung dịch Hydro-chloro-íluoro- carbon (HCFC) kg 1.000-5.000
IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000-50.000
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000
VIII Thuốc khử trùng không thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000

Do Biểu thuế có sự giao động giữa mức tối thiểu và tối đa nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định mức thuế cụ thể trong giới hạn biểu thuế áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

[d] Chế độ thu, nộp thuế bảo vệ môi trường

Để nộp thuế, trước hết cần phải kê khai tính thuế:

- Đối với hàng hoá chuyển dịch qua biên giới, hồ sơ kê khai hải quan được sử dụng đồng thời vói việc khai thuế bảo vệ môi trường cùng với các loại thuế áp dụng ở cửa khẩu.

- Đối với hàng hoá sản xuất ở trong nước, chủ thể nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai và đảm bảo về tính chính xác đối với nội dung khai thuế.

- Thời điểm khai thuế được pháp luật quy định phù hợp với đặc điểm của từng sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật thuế bảo vệ môi trường. Nếu là hàng hoá chuyển dịch qua biên giới, thời điểm khai thuế được tính cho từng lần. Nếu là hàng hoấ được sản xuất ở trong nước, việc khai thuế được thực hiện theo từng tháng.

- Gắn với kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường, nếu chủ thể nộp thuế đã thực tế nộp nhưng hành vi tiêu thụ hàng hoá thuộc diện chịu thuế này không thực tế diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam thì được hoàn lại phần thuế đã nộp, tương ứng với phần hàng hoá không tiêu thụ. Các trường hợp hoàn thuế được pháp luật ghi nhận tại Điều 11 Luật thuế bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Pháp luật thuế bảo vệ môi trường được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Pháp luật thuế bảo vệ môi trường có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Pháp luật thuế bảo vệ môi trường

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.63090 sec| 1038.852 kb