Sự phát triển của luật đầu tư quốc tế
1- Giai đoạn trước Chiến tranh thế giới lần thứ II
[a] Từ thế kỉ XIX trở về trước
Dưới áp lực của các cường quốc, đặc biệt là vào giai đoạn thế kỉ XIX. Luật quốc tế về bảo vệ người nước ngoài rất phát triển. Xu hướng này là hộ quả cùa chính sách bành trướng của các cườrig quốc đối với châu Mĩ La-tinh. Vào thời kì này, luật quốc tế về bảo vệ người nước ngoài đề cập trực tiếp vấn đề “bảo hộ ngoại giao” và trách nhiệm quốc tế của các quốc gia đối với các hành vi làm tổn hại quyền lợi của người nước ngoài.
Ở giai đoạn này, trên phương diện quốc tế, các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu liên quan đến mối quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, quan hệ này lại được điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước tiếp nhận đầu tư. Trong một số rất ít các trường hợp, luật quốc tế sử dụng các quy định về bảo vệ người nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ FDI. Thí dụ: Vấn đề liên quan đến chế độ đối xử mà nước tiếp nhận đầu tư dành cho tài sản của nhà đầu tư nước ngoài, trách nhiệm quốc tế của quốc gia đối với hành vi tước đoạt tài sản của nhà đầu tư nước ngoài hoặc việc nước chủ đầu tư thực hiện quyền “bảo hộ ngoại giao”.
[b] Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX
Trong những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XX, những nỗ lực đa phương nhằm đề cập vấn đề FDI đã dẫn đêh việc kí kết Công ước Drago-Porter năm 1907. Công ước này đã đặt ra các hạn chế trong việc sử dụng lực lượng vũ trang để đòi các khoản nợ công.
Tại thời điểm này, dòng FDI thường dịch chuyển từ các nước chính quốc sang các nước thuộc địa và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc vận hành một số công trình công cộng. Do đó, đầu tư thường không được coi là tài sản của nước ngoài trong quan hệ giữa nước tiếp nhận đầu tư (nước thuộc địa) và nhà đầu tư nước ngoài.
Tranh chấp chỉ bắt đầu phát sinh khi xuất hiện sự thay đổi về chủ quyền đối với các lãnh thổ, do việc thành lập các quốc gia mới hoặc chuyển nhượng lãnh thổ. Các sự kiện nổi bật trong thời kì này là cuộc cải cách xã hội ở Mexico năm 1928, ở một số nước Trung và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ I vạ việc quốc hữu hoá toàh bộ nền kinh tế sau khi nước Nga xô-viết ra đời năm 1917. Các vấn đề pháp luật phát sinh ngày càng trở nên khó giải quyết trên cơ sở luật quốc tế cổ điển về FDI, theo đó chỉ nhằm bảo vệ các quyền tài sản của nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
2- Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến trước những năm 70 của thế kỉ XX
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của luật quốc tế và đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển. Luật quốc tế đã khẳng định nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết, bao hàm cả quyền của các dân tộc được tự giải phóng khỏi ách thống trị kinh tế nước ngoài và chủ quyền vĩnh viễn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, một cố gắng đã được thực hiện để hình thành các nguyên tắc quốc tế về FDI trong Hiến chương La Havane về thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) năm 1948.
Mặc dù đây là một điều ước nhằm mục đích chủ yếu là điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Hiến chương La Havane cũng bao gồm các điều khoản quan trọng đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề FDI (thí dụ: Khoản 1 Điều 12). Tuy nhiên, điều quan trọng là Hiến chương La Havane chưa bao giờ có hiệu lực. Tương tự như vậy đối với Hiệp định kinh tế Bogota của Tổ chức các nước châu Mĩ (OAS) năm 1948.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
3- Giai đoạn những năm 70 của thế kỉ XX
Trong giai đoạn ngắn ngủi này đã nổ ra một cuộc khủng hoảng dầu lửa ở phạm vi thế giới. Nó có tác động sâu sắc đối với quan hệ quốc tế và FDI. Các nước đang phát triển bắt đầu ý thức đượp tầm quan trọng của dầu lửa, nguồn năng lượng không thể thiếu đối với các nước công nghiệp phát triển nhưng lại là nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của các nước đang phát triển.
Cần phải có sự phấn phối công bằng các lợi ích kinh tế giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phất triển. Các đòi hỏi của các nước đang phát triển về việc cơ cấu lại một cách cơ bản hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu, dưới khẩu hiệu thiết lập một “trật tự kinh tế thế giới mới”, được đáp ứng bằng hàng loạt các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Bài viết Sự phát triển của luật đầu tư quốc tế được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết Sự phát triển của luật đầu tư quốc tế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm