Những nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư

08/09/2022
Một chu kỳ của dự án đầu tư bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện dự án đầu tư. Bài viết này chia sẻ những nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư.

Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động. Chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Một chu kỳ của dự án đầu tư bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện dự án đầu tư. Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kết quả của giai đoạn này là tiền đề để thực hiện giai đoạn sau. Bài viết này chia sẻ những nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư.

Những nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư

Quy trình của đầu tư gồm những bước nào

Để thực hiện một dự án đầu tư tại Việt Nam, tùy thuộc vào tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án dự kiến được triển khai, nhà đầu tư cần thực hiện đầy đủ hoặc một số các trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Tìm kiếm, lựa chọn địa điểm đầu tư, thực hiện dự án; Quyết định hình thức đầu tư

Bước 2: Chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với các dự án thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư) và Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án;

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Bước 5: Các loại giấy phép, chấp thuận, phê duyệt khác như:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Phê duyệt thiết kế, cấp giấy phép xây dựng (đối với các dự án có hạng mục xây dựng);

- Phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy;

- Xác nhận cam kết bảo vệ môi trường;

- Giấy phép hoạt động đối với một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý lao động

Thủ tục đầu tư là gì

Dưới góc độ quản lý nhà nước, thủ tục đầu tư được hiểu là một công cụ. Để Nhà nước quản lý các dự án đầu tư và các hoạt động đầu tư kinh doanh khác để đảm bảo nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, đem lại những lợi ích cho xã hội. Bên cạnh đó, thông qua thủ tục đầu tư, Nhà nước chính thức thừa nhận tính hợp pháp của dự án và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.

Pháp luật đầu tư hiện hành chia thủ tục đầu tư làm ba nhóm: thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Cơ sở để phân chia các nhóm thủ tục nói trên là mức độ quản lý của Nhà nước không đồng đều giữa các dự án đầu tư.

Thứ nhất: Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Nghiên cứu tổng quát các quy định của pháp luật đầu tư về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, ta có thể khái quát thủ tục này bao gồm ba bước: (i) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầu tư; (ii) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp thẩm định hồ sơ dự án đầu tư; (iii) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Thứ hai: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Và thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư năm 2020. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư năm 2020. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo các bước sau đây:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư. Nội dung hồ sơ dự án, cách xác định cơ quan đăng ký đầu tư có quyền tiếp nhận hồ sơ tương tự như thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét và ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do…

Những nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư

Triển khai dự án đầu tư

Sau khi hoàn tất thủ tục đầu tư, nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư sẽ tiến hành các công việc cụ thể như đã đề xuất trong hồ sơ dự án đầu tư. Trước hết, để được sử dụng đất, nhà đầu tư phải bảo đảm thực hiện dự án đầu tư, cụ thể là: (i) Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; (ii) Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể; (iii) Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.

Về thời gian hoạt động của dự án đầu tư nói chung. Dự án đầu tư có hạn mức hoạt động nhất định phụ thuộc vào địa bàn đầu tư. Theo đó, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm; thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý lĩnh vực đầu tư

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Những nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.14969 sec| 954.055 kb