Sử dụng từ ngữ, cách thức diễn đạt trong văn bản pháp lý

26/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Sử dụng từ ngữ, động từ mạnh. Động từ mạnh là những động từ thể hiện một cách chính xác, mạnh mẽ, có thể giúp độc giả có một bức tranh rõ ràng, đầy đủ trong tâm trí. Trong văn bản pháp lý, việc sử dụng thể bị động sẽ khiến cho độc giả phải suy nghĩ, ráp nối các thông tin sau đó mới xác định họ cần làm gì.

1- Sử dụng từ ngữ, cách thức diễn đạt trong văn bản pháp lý

Sử dụng từ ngữ, động từ mạnh. Động từ mạnh là những động từ thể hiện một cách chính xác, mạnh mẽ, có thể giúp độc giả có một bức tranh rõ ràng, đầy đủ trong tâm trí. Như “nhìn - nhìn chằm chẳm”, “tiến vào - xộc thẳng vào”. Động từ mạnh cũng thường là động từ ở thể chủ động. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng động từ mạnh, động từ ở thể chủ động thay cho bị động.

Ví dụ minh họa: Hãy nghe hai câu sau: “4 đã ném quả bóng” và “Quả bóng đã bị ném bởi A”. Rõ ràng hai câu này tạo nên hiệu quả hoàn toàn khác nhau đối với độc giả. Sử dụng từ bị động là cách đưa chủ thể ra khỏi câu, từ đó làm cho câu có vẻ khách quan, không thiên vị. Nếu người viết quá phụ thuộc vào động từ ở thể bị động sẽ có xu hướng bỏ sót một số thông tin chính ở trong câu.

Ví dụ minh họa: Đơn kiện này đã được nộp ở Tòa án nhân dân quân H - như vậy câu này hoàn toàn không đề cập chủ thể thực hiện hành vi. Tất nhiên, người ta có thể hiển nhiên biết chủ thể thực hiện hành vi, nhưng phải qua khâu ráp nối thông tin.

Trong văn bản pháp lý, việc sử dụng thể bị động sẽ khiến cho độc giả phải suy nghĩ, ráp nối các thông tin sau đó mới xác định họ cần làm gì. Điều này có thể dẫn đến việc hiểu nhầm, hiểu không đúng. Không chỉ đối với bản án, bản cáo trạng mà ngay cả trong bản tư vấn, bản luận cứ, người viết cũng cần sử dụng thể chủ động để trình bày vấn đề, yêu cầu cụ thể, khiến độc giả hiểu và thực hiện theo yêu cầu. Động từ và các tân ngữ, bổ ngữ cho chủ thể phải được sắp xếp gần chủ thể nhất có thể. Điểm này đặc biệt quan trọng trong bài viết bằng tiếng nước ngoài.

Ngôn ngữ văn bản pháp lý giống với ngôn ngữ của hùng biện và quảng cáo ở chỗ, người viết thường cổ vũ độc giả và thuyết phục họ, và do đó, động từ nên ở thể chủ động.

Ví dụ minh họa: Slogan “Hãy làm đi" của thương hiệu Nike, mà không phải là “Nó cần phải được làm", giúp tạo ra trí tưởng tượng mạnh mẽ đối với những tín đồ của Nike.

Ví dụ minh họa: Hoặc "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước" như Tổng thống J. F. Kennedy đã kêu gọi trong bài diễn văn nhậm chức nổi tiếng năm 1961.

Tất nhiên, thể bị động cũng có những lợi ích nhất định. Đó là khi người viết muốn độc giả tập trung vào đối tượng của hành vi, “Chiếc xe bị sa lầy” - nếu người viết không muốn tập trung chú ý vào người lái xe. Và nếu người viết là Luật sư đại diện cho người đã làm gì với ai, thể bị động có thể hữu ích. “A đã nổ súng” - Kiểm sát viên sẽ viết như vậy. “Khẩu súng đã bị bóp cò"  Người bào chữa cho bị cáo sẽ viết như vậy để giấu đi nguyên nhân của sự việc. Nhưng nếu bài bảo vệ cho nguyên đơn mà cũng sử dụng thể bị động là Luật sư đã cắt xén bớt vụ việc của mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Lưu ý về nguyên tắc “động từ mạnh”

Tránh sử dụng động từ yếu. Các động từ như “có vẻ”, “phỏng đoán”, “có vẻ như” và “là” không chuyển tải nhiều thông điệp như các động từ khác. Tùy từng trường hợp, có thể cần thiết sử dụng các động từ yếu, ví dụ “Cô ấy là phụ nữ. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, cần sử dụng những cấu trúc càng ít động từ yếu càng tốt. Ví dụ: “Chính A là người đã nói” sẽ không mạnh bằng “A đã nói”, hoặc “Anh ấy sẽ là người tham gia” sẽ không mạnh bằng “Anh ấy sẽ tham gia.

Tránh sử dụng những thể bị động chung chung. Một điều đã được biết đến rộng rãi là một Luật sư đã viết như vậy, không cần quan tâm đến việc phải nói cho độc giả biết AI đã biết rộng rãi điều đó. Vì vậy, hãy cố gắng luôn xác định chủ thể cho độc giả, nếu không muốn văn bản của bạn trở nên không rõ ràng và thiếu căn cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Sử dụng từ ngữ, cách thức diễn đạt trong văn bản pháp lý được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Sử dụng từ ngữ, cách thức diễ n đạt trong văn bản pháp lý có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Sử dụng từ ngữ, cách thức diễn đạt trong văn bản pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.28138 sec| 951.039 kb