Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới

26/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Ngay từ thời kỳ cổ đại, nhiều nhà nước cổ đại đã viện dẫn pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình, điển hình là nhà nước Hy Lạp và nhà nước La Mã.

1- Luật so sánh giai đoạn trước thế kỷ thứ XIX

Ngay từ thời kỳ cổ đại, nhiều nhà nước cổ đại đã viện dẫn pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Điển hình là, nhà nước Hy Lạp và nhà nước La Mã. Trong nhà nước Hy Lạp cổ đại, một số thành phố khi xây dựng luật lệ của mình đã chấp nhận toàn bộ hoặc một phần luật lệ của các thành bang khác. Việc chấp nhận pháp luật của các vùng khác hoặc các thành bang khác ở thời kỳ cổ đại này có lẽ xuất phát từ lý do là luật lệ của các vùng đó được coi là tốt hơn, tiến bộ hơn. Do đó, đây là cách thích hợp để có luật lệ tốt ở giai đoạn này.

Khi nhà nước La Mã mới được hình thành, các luật lệ của La Mã, đặc biệt là Luật 12 bảng cũng đã được xây dựng trên cơ sở việc tìm hiểu luật lệ của Hy Lạp. Cicero và Gaius cho rằng: “ủy ban lập pháp đã được gửi đi Aten để nghiên cứu pháp luật của Hy Lạp”. Điều này xuất phát từ cơ sở lịch sử là nền vãn minh của Hy Lạp cổ đại đã phát triển rất rực rỡ và có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn minh của La Mã.

Trong thời kỳ thịnh vượng của đế chế La Mã, luật so sánh hầu như không có cơ hội đê phát triển. Các luật gia La Mã không nghiên cứu pháp luật nước ngoài với lý do rất đơn giản là theó quan niệm của họ luật La Mã là luật phát triển nhất xuất phát từ sự thịnh vượng và hùng mạnh của đế chế La Mã. Mặt khác, các luật gia La Mã cho rằng pháp luật nước ngoài là “lộn xộn và ngớ ngấn” vì vậy không có gì đáng quan tâm để học hỏi.

Đến thời Trung cổ, sau khi đế chế Tây La Mã bị sụp đổ, ở các khu vực của Tây Âu tồn tại hai loại luật song song cùng được áp dụng là luật La Mã và luật Giécmanh. Tuy nhiên, sự tồn tại hai loại luật lệ cùng được áp dụng cũng không làm xuất hiện bất kỳ công trình nghiên cứu so sánh nào giữa hai loại luật lệ này. Đến trước thời kỳ Phục Hưng, đã xuất hiện những nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở so sánh. Theo đó, pháp luật của các nhà nước phong kiến, luật giáo hội và những phần khác nhau của luật La Mã trước khi chế độ Tây La Mã sụp đổ đã được nghiên cứu so sánh. Nhờ những nghiên cứu này, các học giả thời trung cổ đã mở rộng được sự hiểu biết của mình đối với nhiều hệ thống pháp luật khác nhau trong thời kì đó.

Đến cuối thời Trung cổ, ở châu Âu lục địa hầu như không có bất kỳ một sự nghiên cứu so sánh nào ngay cả khi các trường đại học nghiên cứu giảng dạy luật La Mã (mặc dù đấy không còn là luật La Mã thuần túy của thời cổ đại). Theo quan điểm của các trường phái này, “Luật La Mã và luật giáo hội là những luật có hiệu lực tuyệt đối và không có gì nghi ngờ” vì vậy cũng không đòi hỏi phải có những nghiên cứu so sánh. Trong khi đó, trong giai đoạn này ở Anh đã có những công trình nghiên cứu so sánh pháp luật của Anh và pháp luật của Pháp. Tuy nhiên, sự so sánh trong các công trình này “thiếu khách quan” chỉ để nhằm khẳng định “sự tối ưu của pháp luật Anh”.

Từ thế kỷ thứ XVI, ở các quốc gia châu Âu lục địa tồn tại nhiều loại luật lệ khác nhau được áp dụng cho các vùng lãnh thổ khác nhau, vì vậy đã xuất hiện một số công trình so sánh các luật lệ được áp dụng trong cùng quốc gia. Đặc biệt, những so sánh giữa luật La Mã và luật lệ của người Giécmanh đã được thực hiện ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Đức.

Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật của quốc gia trong thế kỷ thứ XVII và thế kỷ thứ XVIII đã làm cho các luật gia ở các nước châu Âu lục địa tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật của chính nước mình, vì vậy, luật so sánh hầu như không được phát triển. Tuy nhiên, một số học giả cũng đã đề xuất ràng các học giả cần phải thoát khỏi khuôn khổ của hệ thống pháp luật quốc gia để đánh giá được giá trị đúng của hệ thống pháp luật đó. Đáng chú ý nhất là Montesquieu, ông đã sử dụng phương pháp so sánh để phát triển các bài giảng của mình về những quan điểm của trường phái pháp luật tự nhiên. Vì thế, nhiều học giả sau này đã đánh giá Montesquieu như là người đi tiên phong trong lĩnh vực luật so sánh.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Luật so sánh giai đoạn từ thế kỷ thứ XIX đến năm 1945

Từ thế kỷ thứ XIX đến nay, luật so sánh phát triển mạnh mẽ với hai hình thức là luật so sánh lập pháp và luật so sánh học thuật. Luật so sánh lập pháp là quá trình theo đó pháp luật của nước ngoài được viện dẫn để soạn thảo các văn bản pháp luật của quốc gia; còn luật so sánh học thuật là việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau đơn giản là nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật.

Những tài liệu về hoạt động xây dựng pháp luật của các nước cho thấy rằng Đức là một trong số những quốc gia đầu tiên tiến hành các so sánh lập pháp để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Mặc dù, trong thời kỳ pháp điển hoá ở các nước châu Âu lục địa, nhiều bộ luật đã được ban hành như Bộ luật dân sự của Áo năm 1811, Luật đất đai của vùng Prusia và cả Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804 nhưng những văn bản được pháp điển hoá này được xây dựng dựa vào triết lý pháp luật của trường phái luật tự nhiên chứ không phải là dựa vào luật so sánh.

Đến giữa thế kỷ XIX, phong trào pháp điển hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật của Đức đã được thực hiện dựa vào những so sánh pháp luật. Đe pháp điển hoá pháp luật của mình, các luật gia Đức đã thực hiện việc so sánh các văn bản pháp luật không phải chỉ của các vùng lãnh thổ khác nhau của nước Đức mà đã so sánh các văn bản pháp luật của các quốc gia khấc trong thời kỳ này. Chẳng hạn, khi xây dựng Luật về các phương tiện đàm phán của Đức năm 1848 và Bộ luật thương mại chung năm 1861, các luật gia Đức đã so sánh luật của các vùng khác nhau của Đức cùng với Bộ luật thương mại của Pháp, Hà Lan và các các nước châu Âu.

Đặc biệt, để hoàn thành Bộ luật hình sự, các nhà làm luật của Đức đã tạo ra sản phẩm so sánh pháp luật hình sự đồ sộ với 15 tập khác nhau. Đáng chú ý hơn nữa là Bộ luật dân sự của Đức năm 1896 cũng được hoàn thành dựa vào kết quả của việc so sánh luật tư của các nước và các vùng lãnh thổ như luật Giécmanh, luật Prusia, Bộ luật dân sự của Pháp, luật của Áo, Thụy Sĩ. Các quốc gia khác sau này khi cải tổ hệ thống pháp luật của mình đều dựa vào các nghiên cứu so sánh pháp luật của các nước khác nhau.

Luật so sánh học thuật được phát triển đầu tiên và trước hết là ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, so với so sánh lập pháp, luật so sánh học thuật phát triển muộn hơn. Đến giữa thế kỷ thứ XIX, “luật so sánh dường như mới được thừa nhận như ngành nghiên cứu pháp luật hoặc ít nhất là phương phấp được chấp nhận để nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác nhau”, vì thế trong thời gian khá dài, luật so sánh không được thừa nhận một cách chính thức và vì vậy, không có vị trí trong khoa học pháp lý. Sự ra đời của giải phẫu so sánh, triết học so sánh, tôn giáo so sánh trong các ngành khoa học tương ứng đã tạo điều kiện cho việc thừa nhận và phát triển của luật so sánh trong lĩnh vực khoa học pháp lý.

Trong nửa đầu thế kỷ thứ XIX, luật gia của các nước chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống pháp luật của nước mình vì thế luật so sánh không có điều kiện để phát triển. Bắt đầu từ cuối những năm 20 của thế kỷ này, đã có những tín hiệu cho sự hình thành và phát triển của luật so sánh học thuật. Đằu tiên phải nói đến là sự ra đời của cuốn “Tạp chí phân tích” (Kritische Zeitschrift) liên quan đến luật so sánh đầu tiên trên thế giới ở Đức vào năm 1829 và cuốn tạp chí này xuất bản được 28 số khác nhau.

Ở Pháp, Tạp chí lập pháp nước ngoài (Revue étrangère de legislation) được xuất bản năm 1834 đã giúp cho các luật gia Pháp có thêm những hiểu biết về pháp luật nước ngoài. Ở Anh, công trình “Bình luận về pháp luật thuộc địa và pháp luật nước ngoài” (Commantaries on Colonial and Foreign Laws) được xuất bản năm 1938 với nội dung chứa đựng các bình luận về pháp luật của các nước châu Âu lục địa, pháp luật của các vùng lãnh thổ là thuộc địa của Anh và pháp luật Anh là cuốn sách rất hữu ích đối với các luật gia của Anh và đặc biệt là Hội đồng cơ mật Anh (Privy Council) - cơ quan xét xử cao nhất ở các vùng thuộc địa của Anh.

Một công trình đáng chú ý khác cũng ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm cung cấp thông tin về pháp luật nước ngoài cho các thương gia của Anh là “Luật thương mại trên thế giới” (năm 1854). Cuốn sách đã so sánh luật thương mại của Anh với luật thương mại của nhiều nước khác trên thế giới. Ở Mỹ, chiến tranh giành độc lập và sau đó là cuộc chiến tranh năm 1812 đã làm cho người Mỹ chán ghét mọi thứ có nguồn gốc từ nước Anh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

Các luật gia Mỹ cho rằng, cần phải phát triển những quy tắc mới phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội ở Mỹ. Vì thế, các luật gia của Mỹ đã tiến hành các nghiên cứu luật La Mã và pháp luật đương đại của các nước châu Âu lục địa đặc biệt là pháp luật của Pháp. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển luật so sánh ở Mỹ.

Bên cạnh sự xuất hiện các ấn phẩm chuyên về pháp luật nước ngoài và luật so sánh, ở các nước châu Âu lục địa, luật so sánh đã từng bước được đưa vào giảng dạy tại các trường luật. Ở Pháp, bộ môn lịch sử so sánh pháp luật đã được thành lập tại trường đại học Paris năm 1831. Sau đó, từ năm 1838 trở đi, Khoa Luật của Đại học Paris đã tiến hành giảng dạy các khoá học về luật hình sự so sánh và đến năm 1846, chức vụ trưởng chuyên ngành luật hình sự so sánh được thiết lập.

Ở Mỹ trong giai đoạn này, việc giảng dạy pháp luật nước ngoài cũng đã được chú trọng. Tại Khoa Luật, Đại học Harvard, pháp luật của các nước châu Âu lục địa cũng đã được đưa vào giảng dạy như là một phần chương trình đào tạo. Cũng từ chương trình này, Đại học Harvard đã có chức vụ trưởng chuyên ngành pháp luật châu Âu lục địa (Chair of Civil law).

Giai đoạn cuối thế kỷ thứ XIX, sự phát triển của luật so sánh được đánh dấu bằng sự phát triển mạnh mẽ của các thiết chế của nó như các hiệp hội, các tạp chí và trưởng các chuyên ngành so sánh (professional chairs). Hội so sánh lập pháp (Société de legislation comparée) được lập ra ở Pháp năm 1869 được xem là tổ chức đầu tiên trên thế giới về luật so sánh. Gắn liền với sự ra đời của Hiệp hội này là sự ra đời cuốn Tạp chí quốc tế về luật so sánh (Revue Internationale de droit compare).

Sau sự ra đời của Hội so sánh lập pháp và Tạp chí quốc tế về luật so sánh, năm 1876, ở Đại học Paris các môn học luật so sánh chuyên ngành khác cũng đã được đưa vào giảng dạy như luật thương mại và luật hàng hải so sánh (1892), luật hiến pháp so sánh (1895) và luật tư so sánh (Comparative private law), ở Đức, sự ra đời cuốn Tạp chí luật so sánh (Zeitschrift fur vergleichende Rechtswissenschaft) năm 1878 với nội dung chủ yếu tập trung vào lịch sử pháp luật so sánh và Hiệp hội quốc tế về luật học và kinh tế học so sánh được thành lập năm 1894 đã đánh dấu bước phát triển mới của luật so sánh của Đức.

Ở Anh, Đại học Oxford trong năm 1869 cũng đã xây dựng chức danh giáo sư luật học so sánh và lịch sử pháp luật và năm 1894 tại Đại học London đã có trưởng chuyên ngành lịch sử pháp luật và luật so sánh. Cũng trong năm này, Hội lập pháp so sánh đã được thành lập ở Anh và Hội này cho đến nay vẫn còn tồn tại cùng với cuốn tạp chí hàng quý của nó là Tạp chí luật quốc tế và luật so sánh (International and comparative Law Quarterly).

Đại hội quốc tế về luật so sánh (International Congress for Comparative Law) tại Pari năm 1900 đã đánh dấu bước phát triển mới của luật so sánh. Đại hội đã làm rõ được mục tiêu cơ bản của luật so sánh là nhằm tìm kiếm những giải pháp chung từ đó làm cho các hệ thống pháp luật khác nhau ngày càng gần nhau hơn.

Thậm chí, các luật gia tham dự Đại hội này còn có ý tưởng rất lạc quan là theo đuổi sự thống nhất pháp luật của thế giới.

Trong nửa đầu thế kỷ thứ XX, nhiều thiết chế chuyên về luật so sánh đã được thành lập và các thiết chế này đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của luật so sánh. Một học giả đã nhận xét rằng: “luật so sánh từ giai đoạn đó đến nay sẽ không thể phát triển được nếu thiếu các thiết chế đó”. Nãm 1916, Viện luật so sánh (Institute for Comparative Law) đã được thành lập tại Đại học Munich.

Nhiều trường đại học khác ở Đức tróng giai đoạn này cũng đã thành lập các viện, cơ quan nghiên cứu luật so sánh. Đại học Lyons của Pháp, năm 1920 cũng thành lập Viện luật so sánh nhờ sáng kiến của một trong những học giả nghiên cứu luật so sánh rất nổi tiếng trên thế giới của Pháp là Lambert. Tại Berlin, năm 1926, Viện pháp luật nước ngoài và tư pháp quốc tế mang tên Hoàng đế William cũng được thành lập. Cũng trong thời gian này, Viện so sánh luật công, pháp luật nước ngoài và luật quốc tế được thành lập và Viện này đã nhanh chóng trở thành trung tâm nghiên cứu pháp luật so sánh ở Đức.

Năm 1931, Viện so sánh luật của Đại học Paris cũng được thành lập. Ở cấp độ quốc tế, trong giai đoạn này cũng đã thành lập nhiều thiết chế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của luật so sánh. Năm 1924, Học viện quốc tế về luật so sánh đã được thành lập tại La Haye. Học viện này chính là cơ quan tả chức Đại hội Quốc tế luật so sánh thường kỳ 04 năm một lần. Đại hội lần thứ xvn được tổ chức tại Utrecht, Hà Lan năm 2006. Học viện này đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của luật so sánh trên thế giới.

Thêm vào đó, năm 1926, trên cơ sở ý tưởng của Chính phủ Italia, Hội quốc liên (League of Nations) cũng đã thành lập Viện quốc tế về nhất thể hoá luật tư (The International Institute for the Unification of Private Law). Viện này được xem như là cơ quan trực thuộc Hội quốc liên nhưng nó lại được sự hỗ trợ của Chính phủ Italia. Mặc dù Viện này không có mục đích thuần tuý là luật so sánh nhưng nó đã đóng vai trò không nhỏ đối vói sự phát triển của luật so sánh xuất phát từ mục đích nhất thể hoá luật tư của cơ quan này.

Bên cạnh sự phát triển của các thiết chế chuyên về luật so sánh, luật so sánh trong giai đoạn này cũng đã được phát triển thành các môn học ở các cấp độ khác nhau trong các khoa luật của trường đại học ở các nước khác nhau. Các trường đại học ở Pháp như Lyon, Paris, Strasbourg và Toulouse đã đưa luật so sánh thành môn học chính của chương trình sau đại học. Ở Anh, cùng với việc đưa môn luật so sánh vào giảng dạy trong chương trình của mình, Đại học Cambridge đã thiết lập chức danh trưởng bộ môn luật so sánh vào năm 1945 ở Đại học Oxford, ngoài chức danh trưởng chuyên ngành luật học so sánh và lịch sử pháp luật được thiết lập từ 1869, chức danh trưởng chuyên ngành luật so sánh cũng đã thiết lập năm 1948.

Cùng với sự phát triển của các thiết chế chuyên về luật so sánh và việc đưa môn học luật so sánh vào giảng dạy tại các cơ sở luật, trong nửa đầu thế kỷ thứ XX, nhiều công trình về luật so sánh được xuất bản đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của luật so sánh trên thế giới. Ở đây có thể chia thành hai nhóm là nhóm lý thuyết về luật so sánh và nhóm công trình so sánh pháp luật của các nước trên thế giới.

Ở nhóm thứ nhất, có thể kể đến các công trình khá nổi tiếng về lý thuyết so sánh bao gồm: chuyên luận của Edouard Lambert là “Chức năng của luật so sánh” (PonGtion du Droit Compare) được xuất bản năm 1903, chuyên luận Chức năng và phương pháp của luật so sánh (Fonction et méthode du droit compare) của Sauser - Hall được xuất bản năm 1913. Đặc biệt là, rất nhiều công trình về lý thuyết so sánh được đãng trong các tạp chí khác nhau mà đáng chú ý là tạp chí luật của Trường đại học Tulane của Mỹ (Tulane Law Review). Các công trình so sánh pháp luật thuộc nhóm thứ hai cũng rất phát triển trong giai đoạn này.

Có thể kể đến một số công trình khá nổi tiếng được cơ quan thương mại của Mỹ (The us Department of Commerce) xuất bản năm 1937 là Loạt sách về luật so sánh (Comparative law Series); Hiệp hội các trường luật của Mỹ (Association of American Law Schools) đã xuất bản: “Bộ sách về khoa học hình sự hiện đại” (The Modem Crimial Science Series), Bộ sách về lịch sử pháp luật của lục địa châu Âu” (Continental legal history Series), “Bộ sách về triết học pháp luật hiện đại” (The Modem Legal Philosophy Series), “Bộ sách về lịch sử tố tụng dân sự châu Âu lục địa” (The History of Continetal Civil Procedure). Đặc biệt, Thư viện của Quốc hội Mỹ đã xuất bản một loạt sách giới thiệu hệ thống pháp luật của các nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

3- Luật so sánh từ năm 1945 đến nay

Sau Đại chiến thế giới lần thứ lI, với sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bao gồm các nước ở Đông Âu và một so nước khác ở châu Á và châu Mỹ Latinh, luật so sánh đã có những thay đổi nhất định và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự phân hoá thế giới và quan điểm chính trị.

Ở Mỹ và Tây Âu, luật so sánh tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm, viện nghiên cứu cũng như các hiệp hội luật so sánh đã được thành lập. Hội luật so sánh của Mỹ (American Society of Comparative Law) được thành lập năm 1951, Hiệp hội luật so sánh của Italia được thành lập năm 1958, Hiệp hội luật so sánh Hà Lan (The Netherlands Comparative Law Association) đã được thành lập năm 1968, Viện luật so sánh Thụy Sĩ được thành lập năm 1982; Viện nghiên cứu luật châu Âu và luật so sánh của Khoa Luật, Đại học Oxford được thành lập năm 1995.

Các viện nghiên cứu và các trung tâm này đã có những đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của luật so sánh trong giai đoạn này. Đặc biệt là các trung tâm nghiên cứu hoặc các viện nghiên cứu luật so sánh đã xây dựng các chương trình đào tạo luật so sánh ở các trình độ khác nhau. Ở Mỹ, bắt đầu vào những năm 1950, các trường luật ở Mỹ đã tiến hành các khoá học luật so sánh mà nội dung của các khoá học này tập trung chủ yếu vào luật La Mã, luật của các nước Tây Âu, Pháp luật Xô viết hoặc pháp luật của các nước châu Mỹ Latinh.

Vào giữa những năm 60 của thế kỷ thứ XX, có hơn 50 cơ sở đào tạo luật ở Mỹ đã đưa vào chương trình giảng dạy của mình môn học luật so sánh. Đến nay, môn học luật so sánh được xem là một trong những môn học cơ bản trong chương trình đào tạo của các trường luật ở Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới. Bến cạnh đó, nhiều cuốn tạp chí chuyên về luật so sánh cũng đã được xuất bản.

Ở châu Á, Nhật Bản có lẽ là nước đi tiên phong trong việc phát triển luật so sánh học thuật vói việc thành lập Viện luật so sánh thuộc Đại học Chuo năm 1948. Sau đó, nhiều trường đại học ở Nhật Bản cũng đã thành lập cấc trung tâm và các viện chuyên về luật so sánh như Viện luật so sánh tại Đại học Waseda được thành lập năm 1958, Trung tâm quốc tế về luật và chính trị học so sánh (The International Center for Comparative Law and Politics) thuộc Đại học Tokyo. Từ những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, nhiều trường đại học ở các nước châu Á khác cũng đã thành lập các viện, các trung tâm nghiên cứu luật so sánh.

Đáng chú ý là việc thành lập Viện luật châu Á (Asian Law Institute - ASLI) năm 2003 do sáng kiến của một số trường luật ở các nước châu Á. Cùng với việc thành lập các viện và các trung tâm nghiên cứu luật so sánh, các cơ sở đào tạo luật ở châu Á cũng đã xây dựng các chương trình đào tạo luật so sánh trong các cơ sở của mình. Chẳng hạn, Khoa luật của Đại học quốc gia Singapore đã xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ về luật so sánh.

Từ sau những năm 50, với sự xuất hiện của các trung tâm và các viện nghiên cứu về luật so sánh, nhiều tạp chí chuyên về lĩnh vực này cũng được phát hành ở Mỹ cũng như ở châu Âu. Chẳng hạn, Tạp chí luật châu Âu và luật so sánh của Đại học Maastricht ở Hà Lan (The Maastricht Journal of European and Comparative Law) phát hành số đầu tiên năm 1994; Tạp chí luật so sánh của Mỹ (American Journal of Comparative Law) của Hội luật so sánh của Mỹ (American Society of Comparative Law) đã được xuất bản vào năm 1952 chỉ sau một năm kể từ khi Hội này được thành lập; Tạp chí luật quốc tế và luật so sánh (Hastings International and Comparative Law Review) cũng đã được xuất bản tại Đại học Hastings của Mỹ năm 1976.

Đến những năm 90 của thế kỷ trước, hàng loạt các tạp chí chuyên về luật so sánh đã được các trường luật ở Mỹ xuất bản như Tạp chí luật so sánh và luật quốc tế của Đại học Duke (Duke Journal of Comparative and International Law) xuất bản so đầu tiên năm 1990; Tạp chí luật quốc tế và luật so sánh của Đại học Indiana (The Indiana International & Comparative Law Review) xuất bản so đầu tiên năm 1991; Tạp chí luật quốc tế và luật so sánh của Đại học New England (Bang Massachusetts) được xuất bản năm 1994 (The New England Journal of International and Comparative Law).

Ở châu Á, Khoa Luật Đại học quốc gia Singapore cũng đã xuất bản tạp chí thường kỳ về luật so sánh và luật quốc tế (Singapore Journal of International and comparative law), Viện pháp luật châu Á sau khi được thành lập cũng đã xuất bản tạp chí luật so sánh (Asian Journal of Comparative Law).

Sự xuất hiện của các tạp chí chuyên về luật so sánh và việc thành lập các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu luật so sánh và sự quan tâm của giới luật học đối với luật so sánh đã làm xuất hiện số lượng khổng lồ các công trình nghiên cứu so sánh ở các cấp độ và phạm vi khác nhau.

Điều đó đã tạo ra sự khác biệt rất lớn về sự phát triển của luật so sánh trong nửa cuối của thế kỷ thứ XX so với các giai đoạn trước là “ở thời điểm của năm 1950, một người có thế nắm được nội dung các tài liệu về luật so sánh bằng tiếng Anh trong vài tuần thì bây giờ, điểu này có thế phải mất nhiễu năm”.

Trong đó, bên cạnh các tài liệu chuyên khảo, các luận văn và hàng nghìn bài báo đăng trên các tạp chí khác nhau, có rất nhiều chuyên luận rất nổi tiếng và hữu ích mà không một học giả luật so sánh nào bỏ qua, chẳng hạn, “Các hệ thống pháp luật trên thế giới đương đại” của hai học giả người Pháp là René David và John E. c. Brierley, “Luật so sánh trong thế giới đang biến đổi” của Peter de Cruz “Giới thiệu về luật so sánh” của K. Zweigert và H. Kotz, “Các truyền thống pháp luật so sánh” của John H. Merryman, Michael w. Gordon và Christopher Osakwe, “Các truyền thống pháp luật so sánh” của Mary Ann Glendon, Michael Wallace Gordon và Paolo G. Carozza.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết  Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.81782 sec| 1042.281 kb