Tự bảo vệ, biện pháp dân sự - thực thi quyền sở hữu trí tuệ

14/09/2022
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các hoạt động của nhà nước, của chủ thể quyền này và chủ thể khác có liên quan trong việc sử dụng các biện pháp không trái với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền đó. Nghiên cứu về vấn đề này, cần phải kể đến hai biện pháp là biện pháp tự bảo vệ và biện pháp dân sự.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các hoạt động của nhà nước, của chủ thể quyền này và chủ thể khác có liên quan trong việc sử dụng các biện pháp không trái với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền đó. Nghiên cứu về vấn đề này, cần phải kể đến hai biện pháp là biện pháp tự bảo vệ và biện pháp dân sự. Cụ thể nội dung biện pháp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.

Bảo vệ trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ?

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về các biện pháp thực thi quyền, các chế tài và thủ tục tương ứng đối với mỗi biện pháp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực thi bằng các biện pháp như: Tự bảo vệ, dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT.

Xem thêm về: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Biện pháp tự bảo vệ trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng chính là tự bảo vệ. Tự bảo vệ thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thấm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

Tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Điều 12 Bộ luât Dân sự năm 2015 và được cụ thể hoá tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, biện pháp này cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của mình. Các biện pháp mà chú thể bị xâm phạm quyền SHTT có thể lựa chọn đè áp dụng là:

  • Ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Chẳng hạn hãng phim truyện, sản xuất âm nhạc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để ngăn chặn sao chép trái phép phim, tác phẩm văn học, âm nhạc... trong môi trường kĩ thuật số;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm: Ví dụ như chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghệp, nhãn hiệu gửi thư cảnh báo yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai;
  • Yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có toà án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, fax hoặc có hành động cụ thể khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Người bị xâm phạm quyền sở hữu còn có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau đế tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ không được trái với quy định cùa pháp luật và đạo đức xã hội.

Biện pháp dân sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Định nghĩa

Biện pháp dân sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lí bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ pháp lý thương mại 

Thủ tục yêu cầu, thẩm quyền, trình tự và thủ tục áp dụng biện pháp dân sự

Các vấn đề liên quan đến biện pháp dân sự được thực hiện tuân theo quy định của pháp luật về tô tụng dân sự. Bởi các tranh chấp sở hữu trí tuệ là một loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh thương mại. Về nguyên tắc tranh chấp sở hữu trí tuệ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự do Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều đặc thù của vi phạm, tranh chấp sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ quy định nhiều nội dung cụ thể hơn so với Bộ luật Tố tụng dân sự với mục đích giải quyết tốt loại vi phạm, tranh chấp này.

Về chủ thể có quyền yêu cầu. Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình. Các chủ thể có quyền sau:

  • Quyền khởi kiện yêu cầu toà án công nhận quyền của mình;
  • Buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng phải chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ, phải xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liêụ và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Về thẩm quyền giải quyết. Theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc toà án nhân dân cấp huyện và toà án nhân dân cấp tinh.

Theo biện pháp dân sự, toà án buộc cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho các chủ thể quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Tuy nhiên, khoản bù đắp tổn thất tinh thần chỉ dành cho tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng mà không dành cho chủ sờ hữu các đối tượng này. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 205 Luật SHTT.

Bên cạnh đó cũng nhằm bảo vệ quyền lợi các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quy định quy cho những chủ thể quyền này được yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp tạm thời gồm:

  • Thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đồi hiện trạng, cấm di chuyển;
  • Cấm dịch chuyển quyền sở hữu.

Tuy nhiên việc ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này cùng chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tự bảo vệ, biện pháp dân sự - thực thi quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.04881 sec| 965.953 kb