Thực thi quyền sở hữu trí tuệ? Pháp luật ở Việt Nam

14/09/2022
Các quyền sở hữu trí tuệ khi đã được pháp luật bảo hộ đồng nghĩa với việc chủ thể của các quyền đấy có thể tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền làm cho các quyền đó trở thành hiện thực. Cũng có thể hiểu khái quát đó là việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế.

Các quyền sở hữu trí tuệ khi đã được pháp luật bảo hộ đồng nghĩa với việc chủ thể của các quyền đấy có thể tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền làm cho các quyền đó trở thành hiện thực. Cũng có thể hiểu khái quát đó là việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế. Vậy hiểu như thế nào cho đúng về việc thực thi này? Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định gì? Mời bạn đọc tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Hiểu theo cách thông thường “thực thi” nghĩa là thi hành, thực hiện một nhiệm vụ hay bằng hoạt động làm cho nhiệm vụ, quy định cho trở thành sự thật.

Theo đó, thực thi quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là thực hiện, thi hành các quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo hộ, và làm cho các quyền đó trở thành hiện thực.

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO), thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ đặt ra trong trường hợp: Một chủ thể quyền phát hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm hoặc đang bị xâm phạm. Họ sẽ tập trung đảm bào rằng các quyền mà họ đạt được thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ phải được tôn trọng.

Điều này bao gồm: yêu cầu dừng ngay việc sử dụng trái phép, ngăn chặn hành vi xâm phạm trong tương lai và yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm.

Tuy nhiên, lại có quan điểm cho rằng thực thi quyền sở hữu trí tuệ “được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông qua các thủ tục tục và chế tài luật định để ngăn chặn, xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo quyền này có hiệu lực trên thực tế

Tóm lại, theo nghĩa rộng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, đây là cách thức, biện pháp để phát hiện và xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm về: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay, bên cạnh khái niệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn có các khái niệm khác liên quan cũng được đề cập đến đó là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định của Hiệp định TRIPs, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, thuật ngữ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được giải thích là ‘‘bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ”.

Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là chuỗi hoạt động từ việc xây dựng pháp luật quy định về điều kiện, trinh tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn, duy trì, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến việc thiết lập cơ chế thực thi quyền này.

Còn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là các hoạt động của nhà nước, của chủ thể quyền này và chủ thể khác liên quan trong việc sử dụng các biện pháp không trái với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền đó. Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo nghĩa rộng hơn, bảo vệ còn bao gồm cả hoạt động xây dựng pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khái quát chung về pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tương đối hoàn thiện được thể hiện trên các quy định thuộc nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau như:

  • BLDS năm 2015,
  • Bộ luật Hình sự năm 2015,
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009),
  • Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2013, Luật Hải quan năm 2005 (sửa đôi, bô sung năm 2014),
  • Luật Doanh nghiệp năm 2014,
  • Luật Công nghệ thông tin năm 2006... và các văn bản dưới luật.

Đồng thời, còn có các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam tham gia kí kết cũng là một bộ phận quan trọng của pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều thoả thuận quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, phải kể đến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như:

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP),

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EƯ (EVFTA).

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra yêu cầu thực thi quyền SHTT ở mức độ cao và khắt khe hơn.

Pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về các biện pháp thực thi quyền, các chế tài và thủ tục tương ứng đối với mỗi biện pháp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực thi bằng các biện pháp như: Tự bảo vệ, dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Thực thi quyền sở hữu trí tuệ? Pháp luật ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19635 sec| 953.695 kb