Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý theo pháp luật lao động

21/03/2025
Lý Thông
Lý Thông
Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu từng phần chỉ vô hiệu điều khoản trái luật, phần còn lại vẫn có hiệu lực. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ thì xử lý theo pháp luật, ưu tiên bảo vệ quyền lợi người lao động và cho phép ký lại nếu khắc phục được.

1- Về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu khi có căn cứ theo quy định của pháp luật lao động. 

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, tòa án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và viện kiểm sát cùng cấp. Thời hạn chuẩn bị xét xử tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 10 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

Trong thời hạn này, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bàn yêu cầu. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì thầm phần ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định này, tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

2- Về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

(i) Đối với trường hợp vô hiệu từng phần:

Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần là hợp đồng có một hoặc một số nội dung của hợp đồng trái với quy định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các nội dung còn lại của hợp đồng. Bởi vây, về nguyên tắc, chỉ những điều khoản nào trong hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu mới không có hiệu lực pháp luật, còn các điều khoản khác vẫn có giá trị pháp lý.

Đối với điều khoản bị tuyên vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật. 

Chẳng hạn, trong hợp đồng lao động có thỏa thuận tiền lương là 4 triệu đồng/tháng nhưng trong thỏa ước tạo động tập thể đang áp dụng của doanh nghiệp quy định mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng/tháng thì tiền lương của người lao động sẽ được tính là 5 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp này, hai bên sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung phần hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

(ii) Đối với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ: 

Theo nguyên tắc chung trong pháp luật dân sự, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập, tức là hợp đồng đó sẽ bị hủy bỏ và các bên sẽ phải hoàn trả, khôi phục lại cho nhau như tình trạng ban đầu. Trường hợp không trả được bằng hiện vật thì thanh toán bằng tiền. Tuy nhiên, trong lĩnh vực lao động, việc làm đối với người lao động là vấn đề hết sức quan trọng người lao động có việc làm mới đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình của họ. Hơn nữa, người lao động đã bỏ sức lao động ra thì không thể khôi phục lại như trước nên việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu cần có những quy định riêng. 

Do vậy, nhìn chung pháp luật các nước đều hướng tới vấn đề bảo vệ việc làm cho người lao động nên không phải trường hợp vô hiệu toàn bộ nào cũng sẽ bị huỷ bỏ. Thông thường hợp đồng đó chỉ bị hủy bỏ trong những trường hợp không thể khắc phục hay sửa chữa được. Còn đối với những trường hợp có thể khắc phục được, pháp luật thường cho phép các bên giao kết lại hợp đồng lao động. Bởi vậy, khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu thì quyền nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật, trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.

Xem thêm: Hợp đồng dịch vụ pháp lý mẫu của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý theo pháp luật lao động được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý theo pháp luật lao động có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý theo pháp luật lao động

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18869 sec| 952.867 kb