Biện pháp hành chính – Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

18/09/2022
Ngoài các biện pháp tự bảo vệ hay biện pháp dân sự… trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật còn có quy định về biện pháp hành chính.

Ngoài các biện pháp tự bảo vệ hay biện pháp dân sự… trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật còn có quy định về biện pháp hành chính. Là việc áp dụng các biện pháp nhất định xử lí các hành vi xâm phạm quyền tác giả (QTG), quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Biện pháp hành chính là gì?

Biện pháp hành chính hay xử lí vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lí các hành vi xâm phạm QTG, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

Biện pháp hành chính được quy định tại những văn bản pháp luật sau:

  • Chương XVIII Luật sở hữu trí tuệ;
  • Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định sô 119/2010/NĐ-CP).
  • Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.
  • Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về QTG và QLQ.

Tìm hiểu thêm về: Dịch vụ pháp lý thương mại

Trường hợp áp dụng biện pháp hành chính

Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thê bị xử lí hành chính được quy định là:

  • Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Thủ tục xử lí hành chính đối với hành vi xâm phạm quyển sở hữu trí tuệ

Trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật, khi áp dụng biện pháp hành chính xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (hoặc người được uỷ quyền) phải gửi đơn yêu cầu xử lí vi phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong đơn yêu cầu xử lí vi phạm phải nêu rõ:

  • Ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lí vi phạm;
  • Người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
  • Đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan;
  • Hàng hoá, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm;
  • Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm;
  • Biện pháp yêu cầu xử lí;
  • Chữ kí của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lí vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ kí, nếu có. Nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.
  • Đơn yêu cầu xử lí vi phạm phải được gửi kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lí vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hoá, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hoá, dịch vụ vi phạm.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lí vi phạm, cơ quan xử lí vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

​​​​​​​

Cơ quan có thẩm quyền thụ lí vụ việc có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lí vi phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sỏ hữu công nghiệp hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lí vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lí và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lí vi phạm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Thẩm quyển xử lí vi phạm hành chính

Uỷ ban nhân dân các cấp, công an, quản lí thị trường, hải quan và thanh tra chuyên ngành (bao gồm thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hoá, thể thao và du lịch, thanh tra thông tin và truyền thông).

Thanh tra khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử lí và áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Thanh tra văn hoá, thể thao và du lịch có thẩm quyền xử lí và áp dụng biện pháp xư phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thanh tra thông tin và truyền thông có thẩm quyền xử lí và áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền.

Quản lí thị trường có thẩm quyền xử lí:

- Vi phạm trong kinh doanh và vận chuyển hàng hoá mang dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp và hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất đối với hàng giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, đối với hàng hoá mang dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp nếu trong quá trình xử lí vi phạm mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hoá đó.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và huyện có thẩm quyền xử lí và áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương tương ứng.

Mức xử phạt hành chính

Biện pháp hành chính bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu qủa. Cụ thể: Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức vi phạm là năm trăm triệu đồng; đối với cá nhân vi phạm là hai trăm năm mươi triệu đồng. Bên cạnh đó, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau:

  • Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
  • Đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời hạn nhất định.

​​​​​​​

Bên cạnh đó, trong những trường hợp nhất định, đối tượng vi phạm còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Buộc tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Với điều kiện không làm ảnh hường đến khả năng khai thác quyền của chủ thế quyền sở hữu trí tụê;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính như:

  • Tạm giữ người, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
  • Khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
  • Một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Biện pháp hành chính – Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.93766 sec| 973.82 kb