Chế độ nghỉ bù theo Luật lao động
1- Nghỉ bù là gì?
Theo Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Ngoài ra, nếu như ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ Tết đó. Như vậy, chế độ nghỉ bù của người lao động có hai dạng nghỉ bù sau khi làm thêm giờ và nghỉ bù ngày lễ Tết.
Theo đó có thể hiểu đơn giản nghỉ bù là một chế độ nghỉ ngơi của người lao động trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù trong một khoảng thời gian nhất định sau khi làm thêm giờ hoặc trong trường hợp ngày nghỉ lễ Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần. Trong Bộ Luật lao động 2019 chỉ còn khái niệm "nghỉ bù" nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ Tết. Không có bất kỳ trường hợp nào khác mà công ty được quyền yêu cầu Người lao động nghỉ bù.
Ví dụ: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) trùng vào chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ thêm 01 ngày kế tiếp đó là ngày thứ hai.
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ Tết, người lao động sẽ được hưởng 300% lương chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ Tết đó (theo điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019). Còn nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù của ngày lễ Tết đó thì sẽ được tính theo lương của ngày nghỉ hàng tuần tùy theo hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
2- Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù?
Trước đây, khi Nghị định 45/2013/NĐ-CP còn hiệu lực văn bản hướng dẫn Bộ Luật Lao động 2012 về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thì sau mỗi đợt làm thêm giờ tối đa 07 ngày liên tục trong tháng thì công ty có nghĩa vụ bố trị cho NLĐ nghỉ bù khoảng thời gian không được nghỉ. Nếu không thể bố trí để Người lao động được nghỉ bù đủ số thời gian mà Người lao động làm thêm giờ thì công ty phải trả lương làm thêm giờ Người lao động theo Điều 97 Bộ Luật Lao động 2012. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định:
"3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c khoản 2 Điều 106 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ.
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động".
Tuy nhiên, văn bản này đã hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021 khi Bộ Luật Lao động 2019 ra đời và Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành có hiệu lực, thì khái niệm về nghỉ bù, nội dung quy định nghỉ bù nêu trên đã không còn ghi nhận nữa.
Tại Khoản 3 Điều 111 Bộ Luật Lao động năm 2019 chỉ quy định duy nhất một trường hợp người lao động được nghỉ bù như sau:
"3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết quy định khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp".
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần. Lúc này, người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần đó vào các ngày làm việc tuần kế tiếp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Nghỉ bù có được trả lương không?
Hiện nay, pháp luật lao động không có quy định về việc nghỉ bù sẽ được trả lương. Ngày nghỉ bù là ngày nghỉ không hưởng lương. Ví dụ: Ngày Tết dương lịch trùng vào ngày chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ 2, vốn dĩ ngày chủ nhật thường sẽ là ngày nghỉ không hưởng lương, chính vì vậy, ngày nghỉ bù là ngày thứ 2 người lao động không được hưởng lương là hợp lý. Bên sử dụng lao động không có trách nhiệm phải trả lương cho người lao động nếu người lao động không đi làm vào ngày này.
Ngược lại, nếu như người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù ngày lễ, lương sẽ được tính theo quy định điểm b Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, ít nhất 200% mức tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
4- Nghỉ bù sau khi làm thêm giờ
Khoản 1 Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Lao động năm 2019: Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khoẻ, tinh thần để thực hiện tốt công việc, Bộ luật Lao động quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Trong đó bắt buộc phải đảm bảo ít nhất được nghỉ 24 giờ liên tục. Tùy vào tính chất của từng công việc, người sử dụng lao động phải biết bố trí, sắp xếp thời gian làm thêm, nghỉ ngơi của người lao động sao cho hợp lý.
Người lao động sau khi làm thêm trong một thời gian dài liên tục thì phải có thời gian được nghỉ bù để đảm bảo sức khỏe. Việc bố trí cho người lao động nghỉ bù sau khi làm thêm giờ là để bù vào số thời gian người lao động phải làm thêm giờ mà không được nghỉ. Phụ thuộc vào thời gian làm thêm giờ của người lao động, bên sử dụng lao động sẽ bố trí thời gian nghỉ bù phù hợp với thời gian làm thêm, vẫn phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: nếu người lao động làm thêm 04 giờ thì sẽ được tính 04 giờ nghỉ bù.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
5- Nghỉ bù ngày lễ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 thì nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết (Như Quốc khánh 2/9, Tết dương lịch, Ngày Chiến Thắng,…) thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.
Theo đó, có thể hiểu nghỉ bù ngày lễ là một chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp của ngày nghỉ lễ nếu như ngày nghỉ lễ đó trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Ví dụ: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) trùng vào ngày chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ thêm 01 ngày kế tiếp là ngày thứ hai.
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ tết, người lao động sẽ được hưởng 300% lương chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ tết đó (theo điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019). Còn nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù của ngày lễ tết đó thì sẽ được tính theo lương của ngày nghỉ hằng tuần (tuỳ theo hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp, thoả ước lao động tập thể,…).
Xem thêm: Thỏa thuận về tiền lương trong hợp đồng lao động
6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Chế độ nghỉ bù theo Luật lao động được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Chế độ nghỉ bù theo Luật lao động có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm