Chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP

22/09/2022
Hợp đồng cũng cần làm rõ mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, thời gian xây dựng công trình dự án.  Quyền của chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP là những nội dung đáng chú ý.

Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020 gồm 101 điều có hiệu lực từ 01/01/2021. Chủ thể đầu tư của hợp đồng đầu tư sẽ là chủ thể chung của đầu tư và cũng có một số đặc điểm riêng. Hợp đồng PPP sẽ có các điều khoản về quyền mà Nhà nước nhượng lại, giao cho nhà đầu tư với tư cách là chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP. Hợp đồng cũng cần làm rõ mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, thời gian xây dựng công trình dự án. Quyền của chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP là những nội dung đáng chú ý.

Chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP

Những lưu ý chung về quyền chủ thể đầu tư trong quan hệ hợp đồng PPP

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ hợp đồng PPP được quy định tại Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:

Điểm lưu ý thứ nhất cần quan tâm đó là quyền của bên cho vay gồm những quyền sau đây:

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án PPP, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án PPP và quy định của pháp luật có liên quan.

- Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật này. Và phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

Điểm lưu ý thứ 2 cũng không kém phần quan trọng đó là các quy định về chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án PPP:

-  Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư liên danh thành lập, các thành viên có quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhau nhưng phải bảo đảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của từng thành viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 41 của Luật này.

-  Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư khác sau khi hoàn thành xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc sau khi chuyển sang giai đoạn vận hành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

-  Việc chuyển nhượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Không được làm thay đổi việc thực hiện hợp đồng dự án PPP đã ký kết;

Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;

Được cơ quan ký kết hợp đồng chấp thuận;

Có sự thỏa thuận của bên cho vay và các thành viên trong liên danh trong trường hợp là nhà đầu tư liên danh.

-  Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Không bị hạn chế quyền được nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;

Có năng lực tài chính, quản trị để thực hiện hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng có liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Quyền của nhà nước và nhà đầu tư trong quan hệ hợp đồng PPP

Nhà nước với vai trò chủ thể đầu tư trong quan hệ hợp đồng PPP có một số quyền cơ bản như sau:

– Quyền quyết định lựa chọn dự án, loại hợp đồng PPP: Nhà nước sẽ quyết định dự án PPP sẽ được thực hiện theo phương thức như thế nào, tuỳ thuộc vào mục đích, nhu cầu mà Nhà nước hướng đến. Việc Nhà nước tham gia vào quan hệ hợp đồng PPP phải tuân theo những điều kiện nhất định như: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; phù hợp với lĩnh vực đầu tư, có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại,...

– Quyền thẩm định, phê duyệt dự án (các dự án thuộc nhóm C thì không cần thông qua thủ tục này): Dự án PPP có thể do cơ quan Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhà đầu tư (Do Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao quyền đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất) lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Trên cơ sở báo cáo này, cơ quan có thẩm quyền Nhà nước sẽ thẩm định để đánh giá sự cần thiết của việc thực hiện dự án, đánh giá các yếu tố cơ bản của dự án về sự phù hợp, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý, kinh doanh; tính khả thi của dự án, hiệu quả và các nội dung khác.

– Quyền lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án: Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ theo trình tự đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu. ĐI

– Quyền giám sát thực hiện hợp đồng PPP: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giám sát việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật và theo thoả thuận tại hợp đồng dự án. Cơ quan nhà nước cũng có thể thuê một tổ chức tư vấn hỗ trợ thực hiện việc giám sát nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án PPP. Đối với các dự án gắn với việc xây dựng công trình, Nhà nước cũng cần thực hiện việc giám sát chất lượng công trình trong quá trình thi công và khi chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành.

– Quyền kiểm soát tài chính của dự án PPP: Nhà nước có quyền kiểm soát việc sử dụng vốn của dự án PPP. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có quyền kiểm soát đối với giá, phí hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu khác của nhà đầu tư trong dự án PPP. Về cơ bản, mức thu đã được nhà đầu tư và Nhà nước thoả thuận tại hợp đồng dự án, tuy nhiên trong trường hợp nhà đầu tư có việc điều chỉnh giá, phí thì cần thông báo trước 30 ngày cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tượng sử dụng hàng hoá, dịch vụ.

– Quyền nhận chuyển giao công trình: Đối với các dự án BOT, BTO, BT, BTL, BLT, Nhà nước có quyền nhận chuyển giao lại công trình theo các điều kiện, thủ tục được thoả thuận tại hợp đồng. V Về nghĩa vụ, Nhà nước có một số nghĩa vụ cơ bản như: Lập kế hoạch, thu xếp vốn để góp vốn vào dự án PPP theo mức độ và thời gian giải ngân như thoả thuận; thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL, BLT và các hợp đồng tương tự khác; hỗ trợ nhà đầu tư tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, xây dựng các công trình phụ trợ.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ pháp lý thuế - kế toán

Chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP

Nhà đầu tư khi tham gia vào quan hệ PPP có một số quyền cơ bản như sau:

– Quyền đề xuất dự án: Theo đó, bên cạnh các dự án mà Nhà nước đã phê duyệt, nhà đầu tư có thể đưa ra đề xuất của mình về việc thực hiện một dự án PPP bao gồm các tài liệu trình bày nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án. Các dự án mà nhà đầu tư đề xuất cũng phải đáp ứng được các điều kiện để phê duyệt dự án PPP như đối với cơ quan Nhà nước để xuất. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư đề xuất là doanh nghiệp nhà nước thì phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động đầu tư theo mô hình PPP.

– Quyền triển khai dự án: Việc triển khai dự án PPP sẽ tuỳ thuộc vào loại hợp đồng PPP được ký kết và các nội dung trong hợp đồng. Đối với các hợp đồng BOT, BTO, BTL, BLT sau khi tiến hành xây dựng, nhà đầu tư sẽ được quyền kinh doanh. Đối với dự án BT, nhà đầu tư chỉ được quyền xây dựng, lợi ích nhận được là quỹ đất để thực hiện một dự án khác. Đối với dự án BO0, ngoài việc xây dựng và quyền kinh doanh, nhà đầu tư sẽ có quyền sở hữu công trình. Đối với dự án O&M, nhà đầu tư sẽ có quyền vận hành quản lý, kinh doanh công trình.

– Quyền chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án: Theo đó, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần đảm bảo việc chuyển nhượng này không làm ảnh hưởng tới mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ dự án và những điều kiện khác theo pháp luật và nội dung của hợp đồng.

– Quyền được tiếp nhận các hỗ trợ từ phía Nhà nước: Một trong các hỗ trợ quan trọng từ phía Nhà nước là hỗ trợ thu phí dịch vụ. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thu đúng, đủ giá, các phí dịch vụ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.62077 sec| 970.094 kb