Hệ thống triết học duy vật biện chứng
1- Khái niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm được biết đến là hai trường phái triết học lớn trong lịch sử triết học, giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có sự đối lập căn bản trong quan niệm về nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được biết đến chính là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lenin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã có vai trò quan trọng và giúp có thể khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Theo quan điểm duy vật thì nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới là vật chất, còn theo quan điểm duy tâm thì đó là ý thức (hay tinh thần).
Ta nhận thấy rằng, chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà chủ nghĩa duy vật biện chứng còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chính là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học Mác - Lênin về bản chất chính là triết học duy vật, bởi triết học đó coi ý thức là tính chất của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và nhiệm vụ của bộ não người đó chính là phản ánh giới tự nhiên. Sự phản ánh đó sẽ có tính biện chứng, bởi vì thông qua đó mà con người nhận thức được mối quan hệ qua lại chung nhất giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất; bên cạnh đó cũng sẽ nhận thức được rằng, sự vận động và phát triển của thế giới là kết quả của các mâu thuẫn đang tồn tại bên trong thế giới đang vận động đó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng như đã phân tích cụ thể ở trên chính là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ nghĩa duy vật.
Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở các khía cạnh sau: Giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học; Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ là phương pháp giải thích, nhận thức thế giới, mà chủ nghĩa duy vật biện chứng còn là phương pháp cải tạo thế giới của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội; Quan niệm duy vật về lịch sử là cuộc cách mạng trong học thuyết về xã hội; Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng, lý luận với thực tiễn tạo nên tính sáng tạo của triết học Mác - Lênin.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
2- Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng như sau:
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lịch sử hình thành của chủ nghĩa duy vật:
Chủ nghĩa duy vật tính từ khi được hình thành cũng đã trải qua hàng nghìn năm phát triển, chủ nghĩa duy vật phát sinh ngay từ thời kỳ cổ đại từ chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại đến chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại (các nước Tây Âu thế kỷ XVII đến XVIII) và sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập.
Tư tưởng về chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại sẽ thường mang tính trực giác là chủ yếu, các tư tưởng này đều chưa mang tính nghiên cứu khoa học cao bởi thời kỳ đó chưa có sự xuất hiện của công nghệ nên sự nghiên cứu của con người về các sự vật, hiện tượng thời kỳ cổ đại về cơ bản đều sẽ chỉ mang tính trực giác và suy đoán. Những chủ thể là các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại thông thường sẽ phát triển các quan điểm khác biệt so với các trường phái triết học sau này.
Bắt đầu từ thời kỳ phục hưng cho đến thế kỷ XVIII, thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được gọi là chủ nghĩa siêu hình. Tuy phổ biến vẫn là chủ nghĩa duy vật bằng trực giác nhưng tại thời kỳ cạn đại này, các chủ thể là những nhà triết học đã dựa váo khá nhiều phương pháp thực nghiệm mà không còn mang nặng về tính chủ quan và trực giác như trước nữa.
Quá trình hình thành và phát triển của phép biện chứng cũng giống như chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng cũng xuất hiện từ thời cổ đại.
(i) Phép biện chứng thời kỳ cổ đại: Phép biện chứng cổ đại được hình thành và phát triển từ tư tưởng của triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại.
(ii) Phép biện chứng thời kỳ cận đại: Từ thời kỳ phục hưng cho đến khoảng thế kỷ XVIII, phép biện chứng trong thời kỳ lúc này không được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể. Đa số với các nhà triết học trong giai đoạn này thì tư tưởng về phép biện chứng chủ yếu dựa trên quan điểm duy tâm. Sau này, Karl Marx còn đưa ra nhận xét về tư tưởng của Hegel là phép biện chứng lộn sâu xuống đất.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
3- Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phép biện chứng duy vật gồm có 03 quy luật cơ bản cụ thể sau đây:
Thứ nhất, Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Quy luật này có nội dung:
(i) Các khái niệm về mâu thuẫn và mặt đối lập, thống nhất, đấu tranh và chuyển biến của các mặt đối lập;
(ii) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có nội dung là đưa ra vai trò của thống nhất, đấu tranh và chuyển biến của các mặt đối lập trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng;
(iii) Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn của quy luật.
Thứ hai, Quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Các nội dung chính của quy luật này:
(i) Vị trí của quy luật trong phép biện chứng là một nội dung của quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.
(ii) Nội dung quy luật: Các khái niệm: “chất”, “lượng”, “độ”, “điểm nút”, “bước nhảy”.
(iii) Biện chứng giữa chất và lượng.
(iv) Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.
Thứ ba, Quy luật phủ định của phủ định. Quy luật này có nội dung chính:
(i) Vị trí của quy luật trong phép biện chứng.
(ii) Các khái niêm: “phủ định”, “phủ định của phủ định”.
(iii) Tính chu kỳ và khuynh hướng xoáy ốc của sự phát triển.
(iv) Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.
Các phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng: Các phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật bao gồm có 6 phạm trù cơ bản như sau:
(i) Cái chung - Cái riêng là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
(ii) Nội dung - Hình thức là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
(iii) Nguyên nhân - Kết quả là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
(iv) Tất nhiên - Ngẫu nhiên là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
(v) Khả năng - Hiện thực là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
(vi) Bản chất - Hiện tượng là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest
4- Ví dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng
Một ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định:
Ví dụ như một con rắn giống cái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con rắn giống cái đó đẻ trứng thì quả trứng được đẻ ra đó sẽ được coi là cái phủ định của rắn giống cái. Sau đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con rắn con. Vậy con rắn con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định thì sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định của phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
Một ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại: sau khi tan làm, đối tượng A đi xe máy với quãng đường 10 cây số từ cơ quan để có thể về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà A di chuyển từ cơ quan đến trước khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về lượng, cho đến thời điểm A về đến nhà thì đó là có thay đổi về chất. Như vậy trong trường hợp cụ thể được nêu này, chúng ta có thể thấy sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Hệ thống triết học duy vật biện chứng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Hệ thống triết học duy vật biện chứng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm