Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP

22/09/2022
Hiệp định CPTPP cũng có những quy định khá cụ thể về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Everest.

“CPTPP” là tên viết tắt của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định này cũng có những quy định khá cụ thể về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Everest.

Khái quát về sở hữu trí tuệ

Khái niệm

Xuất phát từ bản chất pháp lí, quyền sở hữu trí tuệ có thế được tiếp cận theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

  • Dưới góc độ lí luận, quyền sở hữu trí tuệ có thế được hiếu theo hai phương diện:

- Theo khách quan, đây là tồng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra, xác lập, cũng như sử dụng và định đoạt các đối tượng sở hữu trí tuệ.

- Theo phương diện chủ quan, quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức đối với đối tượng sở hữu trí tuệ.

  • Dưới góc độ đối tượng quyền: Quyền sở hữu trí tuệ được chia làm ba nhánh tuỳ thuộc vào đối tượng quyền:

- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Và quyền đối với giống cây trồng.

Các nhánh quyền này được tiếp cận theo cách thức liệt kê đối tượng cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp thực thi quyền, các chế tài và thủ tục tương ứng đối với mỗi biện pháp. Theo quy đó, quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực thi bằng các biện pháp như:

  • Tự bảo vệ,
  • Biện pháp dân sự,
  • Biện pháp hành chính,
  • Biện pháp hình sự và
  • Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Theo nghĩa rộng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, đây là cách thức, biện pháp để phát hiện và xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Khái quát về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Binh Dương, gọi tắt là Hiệp định “CPTPP”. Là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định.

Cho đến nay Hiệp định này bao gồm 11 nước thành viên: Úc, Mexico,  Việt Nam, Peru, Canada, Chi Lê, New Zealand, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei.

Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Trong Hiệp định CPTPP, nội dung thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy định từ Điều 18.71 đến Điều 18.82.

Tìm hiểu thêm về: Dịch vụ pháp lý thương mại

Nguyên tắc Hiệp định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Theo Hiệp định CPTPP, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc và yêu cầu sau đây:

  • Phải thiết lập hệ thống pháp luật về các biện pháp xử lí các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ hay
  • Phải đảm bảo triển khai các biện pháp thực thi một cách công bằng, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.
  • Không tạo ra rào cản đối với thương mại và có cách thức để hạn chế lạm dụng.
  • Các quốc gia phải tuân thủ về sự công khai, minh bạch. Các phán quyết, quyết định thực thi về sở hữu trí tuệ có giá trị áp dụng chung phải được lập bằng văn bản. Nêu rõ các căn cứ thực tế và lập luận pháp lí và phải được công khai cho công chúng (theo quy định tại Điều 18.71).

Các biện pháp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong CPTPP

Về biện pháp thực thi dân sự

Hiệp định dành nhiều quy định cho vấn đề bồi thuờng thiệt hại và biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thủ tục tố tụng dân sự từ Điều 18.74 và Điều 18.75.

Về biện pháp hành chính

Mặc dù biện pháp hành chính được ghi nhận trong Hiệp định, tuy nhiên, không có cam kết cụ thể của các quốc gia về biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ này.

Về biện pháp kiểm soát biên giới

Hiệp định quy định thẩm quyền mặc nhiên cho cơ quan hải quan trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể là, theo Điều 18.76.5, Cơ quan hải quan có quyền:

  • Tiến hành thủ tục kiểm soát biên giới đối với hàng hoá nhập khẩu,
  • Tập kết để xuất khẩu và hàng hoá quá cảnh đối với hàng hoá bị nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu hoặc sao chép lậu quyền tác giả mà không cần có đơn yêu cầu xử lí của chủ thể quyền hoặc bên thứ ba.

Về biện pháp hình sự

Hiệp định CPTPP được cho là hiệp định thương mại tự do bao gồm những quy định khắt khe nhất về thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự. Hiệp định đã dành ra các Điều luật từ Điều 18.77 đến Điều 18.79 cho biện pháp hình sự.

Theo đó, mỗi quốc gia phải quy định các thủ tục và hình phạt để áp dụng ít nhất trong các trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu hoặc sao lậu quyền tác giả và quyền liên quan ở quy mô thương mại.

Biện pháp hình sự không chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm trực tiếp (như sản xuất hàng giả, công bố tác phẩm khi chưa được phép của tác già...) mà còn đối với những hành vi liên quan, thúc đẩy vi phạm (như hành vi nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, quảng cáo, bán... các sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ).

Bên cạnh đó, không chỉ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng, cố ý, ở quy mô thương mại hoặc nhằm mục đích thu lợi nhuận mới bị xử lí hình sự. Mà trong một số trường hợp, Hiệp định CPTPP đòi hỏi các nước phải xử lí hình sự cả những hành vi vi phạm không vi lợi ích thương mại nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của chủ thể quyền.

CPTPP đặt ra một số yêu cầu cho phép xử lí hình sự kịp thời và triệt để đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

  • Xử lí mặc nhiên: Truy cứu trách nhiệm hình sự không cần yêu cầu của người bị hại;
  • Xử lí tang vật: CPTPP yêu cầu rất chi tiết về việc xử lí hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, phương tiện đã dùng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tài sản có được do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (trong đó, đáng kể là các biện pháp tịch thu, tiêu hủy);
  • Cung cấp bằng chứng trong quá trình xử lí: cơ quan có thẩm quyền phải được trao quyền cung cấp hoặc được phép tiếp cận hàng hoá xâm phạm, nguyên liệu, phương tiện đã dùng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm và các chứng cứ khác để chủ sở hữu có thể kiện dân sự. Đồng thời, CPTPP quy định chi tiết về xử lí hình sự đối với các hành vi xâm phạm bí mật thương mại, bảo hộ tín hiệu cáp và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá (theo Điều 18.78-18.79).

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Đặc biệt, Hiệp định còn có quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Điều 18.81. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ Internet phải nhanh chóng dỡ bỏ hoặc dừng cho truy cập vào các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống của mình ngay khi biết là có sự vi phạm rõ ràng sở hữu trí tuệ. Đồng thời, bao gồm cam kết ban hành và thực thi các quy định pháp luật bắt buộc các cơ quan Nhà nước ở trung ương chỉ sử dụng phần mềm máy tính không xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan được bảo hộ. Và nếu thích hợp, chỉ sử dụng những phần mềm máy tính này với cách thức được phép trong giấy phép sử dụng tương ứng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.14266 sec| 977.828 kb