Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia

16/09/2022
Chu Minh Đức
Chu Minh Đức
Việt Nam đã, đang và sẽ ký những hiệp định đầu tư quan trọng trên thế giới. Cùng điểm qua một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia

Từ cuối thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau xây dựng cơ chế toàn cầu. Để thực hiện hoạt động đầu tư với việc đàm phán các điều ước quốc tế về đầu tư hay các hiệp định đầu tư quốc tế. Các hiệp định đầu tư quốc tế có thể được chia thành 3 loại như dưới đây: Hiệp định đầu tư song phương (BIT); Hiệp định thương mại song phương; Các hiệp định đa phương sở hữu những quy định liên quan đến vấn đề đầu tư quốc tế. Việt Nam cũng nằm trong sự hội nhập toàn cầu này. Việt Nam đã, đang và sẽ ký những hiệp định đầu tư quan trọng trên thế giới. Cùng điểm qua một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia

Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia

Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại năm 1994

Sự điều chỉnh vấn đề đầu tư trong khuôn khổ WTO

Thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế có mối quan hệ với nhau. Chính sách thu hút hoặc hạn chế đầu tư nước ngoài có thể tạo ra những biện pháp gây tác động đến thương mại quốc tế. Vì vậy, WT0 đã có tham vọng đưa vấn đề đầu .tư quốc tế vào phạm vi điều chỉnh của mình.

Trong khuôn khổ hệ thống WTO, hoạt động đầu tư quốc tế được điều chỉnh ở mức độ nhất định thông qua bốn hiệp định: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại; Hiệp định chung về thương mại dịch vụ; Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng; Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.

Yêu cầu tự cân đối ngoại tệ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị khống chế giá trị ngoại tệ sử dụng cho nhập khẩu.

Hiệp định TRIMs năm 1994 của WTO là một hiệp định đầu tư đa phương nhưng không toàn diện. Nó chỉ điều chỉnh các biện pháp đầu tư gây tác động bóp méo quan hệ thương mại hàng hoá quốc tế. Như vậy, WTO chỉ điều chỉnh một lĩnh vực rất nhỏ của đầu tư quốc tế. Cho tới thời điểm hiện nay, khái niệm thương mại quốc tế không bao hàm toàn bộ các vấn đề về đầu tư quốc tế, như cách hiểu của một số người.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Nghĩa vụ cơ bản theo quy định của Hiệp định TRIMs (1994)

Hiệp định TRIMs không đưa ra định nghĩa chính xác về TRIMs, mà đưa ra danh sách minh hoạ về các TRIM bị cấm. Điều 2 Hiệp định TRIMs cấm các nước thành viên áp dụng 5 biện phấp dầu tiên. Những biện pháp đó được coi như trái với nguyên tắc NT theo quy định tại Điều III GATT năm 1994 (biện pháp 1 và biện pháp 2) và trái với quy định về cấm hạn chế số lượng xuất nhập khẩu tại Điều XI GATT năm 1994 (các biện pháp 3,4 và 5).

Trên thực tế, có nhiều biện pháp là biện pháp đầu tư nhưng không ảnh hưởng hoặc cản trở hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các biện pháp này không thuộc diện TRIMs bị cấm và các nước tiếp nhận đầu tư không có nghĩa vụ phải loại bỏ chúng.

Hiệp định đòi hỏi các nước thành viên phải huỷ bỏ TRIMs từng bước. Lộ trình huỷ bỏ đối với các nước phát triển là 2 năm, đối với các nước đang phát triển và chuyển đổi là 5 năm, đối với các nước kém phát triển là 7 năm, kể từ ngày 01/01/1995. Thời hạn này được áp dụng đối với các thành viên ban đầu của WT0. Các nước chưa phải là thành viên của WT0 có thể thoả thuận thời gian thực hiện Hiệp định trong qua trình đàm phán đa phương và song phương.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thuế - kế toán

Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia

Pháp luật Việt Nam liên quan đến Hiệp định TRIMs

Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của WT0, do đó chưa phải là thành viên của Hiệp định TRIMs. Tuy nhiên, theo thoả thuận song phương giữa Việt Nam và Hoa Kì (Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì năm 2000, viết tắt là BTA), Việt Nam cam kết loại bỏ một số TRIMs, bao gồm các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại” và “yêu cầu về cân bằng ngoại hối đối với nhập khẩu” iigay sau khi Hiệp định có hiệu lực (ngày 10/12/2001) và các TRIM khác vào đầu tháng 12/2006 (5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực) hoặc thời điểm trở thành thành viên WT0, tuỳ thuộc vào thời điểm nào sớm hơn.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (Hiệp định AIA) năm 1998

Năm 1987, các nước ASEAN kí kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN, mở đầu cho thời kì hợp tác đầu tư trong khu vực. Sau này, ý tưởng về một Khu vực đầu tư tự do ASEAN đã xuất hiện vào cuối tháng 12/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ V tại Bangkok (Thailand), trong bối cảnh tỉ trọng FDI vào Đông Nam Á trong tổng lượng FDI vào châu Á giảm đi đáng kể so với những năm 1990 - 1991.

Hiệp định AIA là một hiệp định nhằm mục đích tự do hoá đầu tư. Mục tiêu cơ bản của AIA là làm tăng đáng kể dòng đầu tư vào khu vực ASEAN từ các nguồn trong ASEAN và ngoài ASEAN, bằng cách nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư của các nước ASEAN. Việc thực hiện AIA sẽ góp phần tạo ra các dòng dịch chuyển đầu tư tự do vào khu vực ASEAN vào năm 2020 (Điều 3 Hiệp định khung về AIA năm 1998).

Theo Điều 2 của Hiệp định khung về AIA, Hiệp định chỉ áp dụng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI), không áp dụng đối với hoạt động đầu tư gián tiếp (FPI), và các vấn đề có liên quan đến FDI nhưng đã được quy định tại các hiệp định khác của ASEAN (thí dụ: Vấn đề dịch vụ liên quan đến FDI đã được quy định tại Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ).

Các nước ASEAN luôn ở tình trạng cạnh tranh với nhau trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, phải thiết lập một khu vực đầu tư chung giữa các nước thành viên, trong đó áp dụng các nguyên tắc chung về đầu tư. Đó là các nguyên tắc sau đây:

-           Áp dụng chế độ NT cho các nhà đầu tư ASEAN ,vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020;

-           Mở cửa tất cả cấc ngành công nghiệp cho đầu tư đối với các nhà đầu tư ASEAN vào nãm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020;

-           Áp dụng chế độ MFN ngay lập tức và vô điều kiện giữa các nước thành viên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua :Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam tham gia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.13304 sec| 960.875 kb