Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong sở hữu trí tuệ

18/09/2022
Luật Everest xin thông tin đến bạn đọc nội dung bài viết: Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, dưới đây.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh mà có liên quan đến sở hữu trí tuệ, việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, Luật Everest xin thông tin đến bạn đọc nội dung bài viết: Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, dưới đây.

 

Bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay, bên cạnh khái niệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn có các khái niệm khác liên quan cũng được đề cập đến đó là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Hiệp định TRIPs, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, thuật ngữ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được giải thích là ‘‘bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ”.

Trong đó:

  • Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là chuỗi hoạt động từ việc xây dựng pháp luật quy định về điều kiện, trinh tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn, duy trì, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến việc thiết lập cơ chế thực thi quyền này.
  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là các hoạt động của nhà nước, của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và chủ thể khác có liên quan trong việc sử dụng các biện pháp không trái với quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo nghĩa rộng hơn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn bao gồm cả hoạt động xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Đối tượng của biện pháp kiểm soát

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, biện pháp kiểm soát hàng hoá liên quan đến sở hữu trí tuệ tại cơ quan hải quan được tiến hành đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại mà không áp dụng đối với vật phẩm không mang tính thương mại và hàng hoá nhập khẩu song song.

Bên cạnh đó, Hiệp định TRIPs chỉ yêu cầu các nước thành viên kiểm soát đối với hàng hoá nhập khẩu giả mạo nhãn hiệu và hàng xâm phạm bản quyền. Pháp luật Việt Nam đã mở rộng phạm vi kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hoá già mạo sở hữu trí tuệ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác.

Các biện pháp kiểm soát theo pháp luật Việt Nam

Nhằm kịp thời phát hiện và xử lí hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, đồng thời đáp ứng thông lệ quốc tế, pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định về các biện pháp kiểm soát bao gồm:

  • Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Xác minh, xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phát hiện trong quá trình kiểm soát biên giới, thực hiện khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thông quan.

Trong đó:

  • Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
  • Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lí hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Để yêu cẩu kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông qua các chứng cứ, tài liệu như:

- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan, văn bằng bảo hộ;

- Bản trích lục số đăng kí quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, sổ đăng kí quốc gia về sở hữu công nghiệp, sổ đăng kí quốc gia về giống cây trổng được bảo hộ;

- Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng lí quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan;

- Chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;

- Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.

  • Cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua việc nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau:

- Khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc

- Tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Chậm nhất 16 giờ làm việc kế từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo băng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn.

Thời hạn hiệu lực của đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát là 01 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận đơn.

Xem thêm về: Dịch vụ thư ký pháp lý 

Chủ thể tiến hành biện pháp kiểm soát

Chủ thể tiến hành hoạt động soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ chủ yếu do hai chủ thể lực lượng hải quan thực hiện là:

  • Chi cục hải quan thực hiện hoạt động kiểm soát sở hữu trí tuệ gắn liền với quy trình thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Lực lượng kiểm soát hải quan thực hiện quy trình, thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.62621 sec| 966.078 kb