Lựa chọn nghề pháp chế doanh nghiệp

17/10/2022
Lê Thị Linh Chi
Lê Thị Linh Chi
Pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu lựa chọn nghề pháp chế doanh nghiệp dưới bài viết này.

Luật đang là chuyên ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Khi chọn học theo Luật thì nhiều bạn sẽ chỉ nghĩ rằng học luật và tương lai sẽ trở thành luật sư, thẩm phán hay những nghề nghiệp gắn với ngành luật truyền thống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng nhiều thì một trong những lựa chọn thông minh cho những bạn học luật là chọn nghề pháp chế doanh nghiệp. Pháp chế doanh nghiệp, ở khía cạnh nghề nghiệp là một hướng đi, một sự lựa chọn mới cho người học luật.

Pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. 

Lựa chọn nghề pháp chế doanh nghiệp

1- Tình hình đào tạo cử nhân ngành luật trong thời gian gần đây

Theo thông tin mới nhất về tình hình đào tạo cử nhân ngành luật tại Việt Nam, cả nước đã có 92 đơn vị, cơ sở đào tạo ngành luật . Năm 2020, theo chỉ tiêu tuyển sinh được công bố qua các năm, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cử nhân ngành luật của Trường Đại học Luật TP.HCM tăng đáng kể, năm 2017 là 1.450 chi tiêu, năm 2020 tăng lên 2.100 chỉ tiêu, trong đó cử nhân ngành luật là 1.850 chi tiêu, tỉ lệ tăng gần 27,6% trong vòng 04 năm. Chỉ tiêu tuyển sinh cử nhân ngành luật của các cơ sở đào tạo lớn khác trong năm 2020 tăng không đáng kể so với năm 2017. Gần nhất, năm 2021, Trường Đại học Luật TP.HCM có 2.100 chỉ tiêu tuyển sinh các ngành, trong đó cử nhân ngành luật là 1.850 chi tiêu, giữ nguyên chỉ tiêu năm 2020; trong khi cùng năm 2021, Trường Đại học Luật Hà Nội tuyên 2.000 sinh viên cho bốn ngành đào tạo, ít hơn năm 2020 là 265 chỉ tiêu .

Theo tình hình chung, việc làm của một lượng lớn cử nhân ngành luật sẽ tốt nghiệp năm nay và một vài năm tới, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Trong hoàn cảnh như vậy, cử nhân ngành luật nếu muốn có được một công việc tốt, đúng ngành nghề theo học sau khi tốt nghiệp, buộc phải chấp nhận bước vào một thị trường lao động đang đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt, và ngày càng khốc liệt hơn.

Số liệu được vừa trình bày chỉ tính riêng cho hệ đào tạo cử nhân ngành luật hệ chính quy, học tập trung tại các cơ sở giáo dục đại học, không bao gồm người học theo hệ vừa học vừa làm, hệ văn bằng 2, hệ cao đẳng ngành luật, hệ trung cấp ngành luật.

Xem thêm: Muốn thành lập doanh nghiệp cần tối thiểu bao nhiêu vốn

2- Tại sao lại gọi "Nghề pháp chế doanh nghiệp"?

Gọi pháp chế doanh nghiệp là sự lựa chọn mới, vì chậm hơn rất nhiều so với các nước phát triển, nghề pháp chế doanh nghiệp chỉ mới được biết đến rộng rãi trong những năm gần đây khi mà sự chuyên môn hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng cao, cũng như việc tuân thủ pháp luật ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. Trước đây, chỉ có các ngân hàng mới có bộ phận hoặc nhân sự phụ trách pháp chế để bảo đảm an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh, điều hành doanh nghiệp. Còn hiện nay, một doanh nghiệp nhỏ, nhân sự không đông, nguồn vốn không lớn, cũng sẵn sàng dành một định biên nhân sự cho vị trí pháp chế doanh nghiệp. Tuy vậy, khi nói đến nghề pháp chế doanh nghiệp, phần đông mọi người vẫn sẽ tròn xoe mắt hỏi: "Pháp chế doanh nghiệp là nghề gì?"

Có thể nói đơn giản, pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. Nhiều người sẽ hỏi, chỉ với mấy vai trò đó, tại sao lại xem pháp chế doanh nghiệp là một nghề, mà không phải chỉ đơn thuần là những công việc mà các chức danh nghề nghiệp khác có thể kiêm nhiệm? Chẳng hạn, một thư ký giám đốc, được đào tạo các kiến thức cơ bản về pháp luật, thì cũng có thể thực hiện được đó thôi?

Để đảm nhận công việc pháp chế doanh nghiệp, nhân sự phụ trách được yêu cầu không những phải hiểu biết quy định pháp luật, mà còn phải có kỹ năng thực hiện các công việc được giao một cách thành thạo. Công tác pháp chế chuyên sâu nhiều hơn về pháp luật và chủ yếu tập trung vào các công việc nghiên cứu, tư vấn, thiết lập quy định và thực hiện công việc chuyên môn, đảm bảo thực thi đúng quy định, nên công tác pháp chế chủ yếu tập trung vào các hoạt động tư vấn pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng các quy định nội bộ và giám sát thực hiện quy định, nhằm đảm bảo tuân thủ.

Chẳng hạn, công việc tư vấn của pháp chế doanh nghiệp, không đơn thuần là tư vấn các quy định pháp luật, mà còn phải tư vấn các giải pháp, phương án cho từng vấn đề doanh nghiệp gặp phải, chỉ ra được cho doanh nghiệp thấy các ưu thế, bất lợi rồi đề xuất giải pháp, phương án tốt nhất để doanh chủ lựa chọn. Chính vì tính pwhsc tạp cao nên công tác pháp chế doanh nghiệp ngày nay được xác định là công việc mang tính chuyên môn cao, phải giao cho nhân sự chuyên trách, thì mới bảo đảm chất lượng của công việc, hạn chế thấp nhất rủi ro pháp và tăng tối đa hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Yếu tố nào thuộc phạm vi công việc pháp chế doanh nghiệp

Lựa chọn nghề pháp chế doanh nghiệp

3- Nghề Pháp chế doanh nghiệp làm gì?

Không có một khuôn mẫu nào mô tả chi tiết về công việc nghề pháp chế doanh nghiệp. Công việc của nhân viên pháp chế doanh nghiệp tại mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp:

- Về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (bất động sản, xây dựng, dược phẩm… );

- Về lĩnh vực hoạt động (sản xuất, thương mại, dịch vụ …);

- Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động (công ty TNHH, công ty cổ phần, nhóm công ty, tập đoàn…);

- Tùy ý chí của chủ doanh nghiệp, người quản trị, điều hành doanh nghiệp…

Tuy nhiên công việc thường thấy của nhân viên pháp chế doanh nghiệp như sau:

(i) Công việc tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, là công việc thường xuyên nhất, phổ biến nhất khi làm pháp chế, chủ yếu liên quan đến tư vấn cho doanh nghiệp, người quản trị, điều hành doanh nghiệp, các phòng ban và nhân sự của doanh nghiệp, gồm tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khi được yêu cầu: về thuế, tài chính, vay, thế chấp tài sản, chứng khoán, đầu tư, lao động, mua bán tài sản, chuyển nhượng cổ phần …

(ii) Công việc pháp chế nội bộ, thường liên quan đến tư vấn, hỗ trợ hoạt động quản trị, điều hành nội bộ tại doanh nghiệp, như là:

- Tư vấn, hỗ trợ việc xây dựng quy định nội bộ và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định này theo yêu cầu của pháp luật;

- Tư vấn trình tự, thủ tục, nội dung, tham gia hỗ trợ soạn thảo các tài liệu, văn bản tổ chức các cuộc họp hoặc tổ chức lấy ý kiến để phục vụ cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp;

- Hỗ trợ tư vấn trong việc thử việc, ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động, thực hiện các thủ tục hành chính về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động…;

- Hỗ trợ soạn thảo, rà soát các văn bản doanh nghiệp cần ban hành trong hoạt động hàng ngày như: công văn, quyết định, thông báo, tờ trình, biên bản…

(iii) Công việc liên quan đến tư vấn hợp đồng, có thể kể ra gồm:

- Tham gia vào các buổi họp cùng giám đốc, người đại diện công ty với đối tác, khách hàng về việc làm ăn, kinh doanh, phát triển dự án, trao đổi về giao dịch thương mại;

- Tư vấn, soạn thảo hoặc hỗ trợ soạn thảo các dự thảo hợp đồng phục vụ cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh, giao dịch;

- Rà soát, hiệu chỉnh: các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, khách hàng, các bộ phận chuyên môn gửi, cấp dưới trình;

- Đại diện doanh nghiệp chủ trì, tham gia đàm phán hợp đồng, tham gia các buổi họp, làm việc liên quan đến thương lượng hợp đồng;

- Phụ trách sau cùng việc rà soát các hợp đồng trước khi trình ký;

- Tham gia tư vấn, trực tiếp dự các buổi họp về triển khai thực hiện hợp đồng: thanh toán, kiểm điểm tiến độ thực hiện công việc, thủ tục thực hiện công việc theo hợp đồng …;

- Phụ trách chính trong việc thực hiện các thủ tục, cũng như đàm phán xử lý việc sửa đổi, chuyển nhượng hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh, chấm dứt, thanh lý hợp đồng.

(iv) Các loại việc khác liên quan, như: Đại diện thực hiện các công việc ngoài tố tụng: thủ tục xin cấp các loại giấy phép đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước đối với bất kỳ việc gì khi có yêu cầu; cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…

Tóm lại, làm nhân sự nghề pháp chế doanh nghiệp, tùy là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tùy được phân công đảm trách một phần hay toàn bộ các công việc trên, xét đến cùng, nhân sự pháp chế phải “tham chiến” hầu hết các “mặt trận” mà doanh nghiệp tham gia liên quan đến pháp luật.

Xem thêm: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp

0 bình luận, đánh giá về Lựa chọn nghề pháp chế doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.30698 sec| 966.563 kb