Nguồn luật của hệ thống pháp luật Nhật Bản

02/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Nguồn luật ở Nhật Bản gồm pháp luật thành văn, phán quyết của toà, tập quán pháp, nguyên tắc chung của pháp luật (jori) hay lẽ phải và ý kiến của các học giả pháp lý. Hệ thống pháp luật Nhật Bản chủ yếu dựa trên luật pháp điển hoá tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phán quyết của toà không quan trọng. Ngược lại, phán quyết của toà, đặc biệt của Toà án tối cao được tôn trọng và tuân theo như một nguồn luật chính yếu

1- Pháp luật thành văn

Tương tự như ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law, nguồn luật quan trọng nhất ở Nhật Bản là pháp luật thành văn, gồm các văn bản pháp luật do Nghị viện, Chính phủ, cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương ban hành. Người thẩm phán có bổn phận phải áp dụng pháp luật thành văn tiước các nguồn luật khác để giải quyết các vụ việc đưa đến toà. Tuy nhiên, pháp luật thành văn không phải là nguồn duy nhất, khi pháp luật thành văn thiếu các quy định cần thiết để giải quyết các vụ việc hoặc khi các quy định của pháp luật thành văn tối nghĩa, không phù hợp... người thẩm phán có thể viện dẫn các nguồn luật khác.

Trong pháp luật thành văn, Hiến pháp được coi là vãn bản pháp luật đặc biệt, tối cao so với các văn bản pháp luật khác. Người Nhật coi Hiến pháp của họ là văn bản pháp luật thiêng liêng điều chỉnh toàn bộ đất nước Nhật Bản ở giai đoạn hiện tại và cả trong tương lai. Đối với người Nhật, Hiến pháp Nhật Bản có vị trí giống như vị trí của Bộ luật Napoleon đối với người Pháp.

Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản được thông qua năm 1946 với ba nguyên tắc cơ bản. Một là, chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Nhật Hoàng như quy định trong Hiến pháp năm 1889. Nghị viện Nhật Bản là cơ quan làm luật tối cao, gồm các nghị sĩ do nhân dân bầu ra. Trước chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Hoàng là người có quyền lực tối cao nhưng nay chi đóng vai trò biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất của dân tộc. Nhật Hoàng thực hiện hàng loạt những hành động dựa vào sự tư vấn và phê chuẩn của Nội các như công bố việc sửa đổi Hiến pháp, luật, pháp lệnh, và điều ước quốc tế; triệu tập cuộc họp của Nghị viện; giải tán Hạ Nghị viện; chứng nhận việc bổ nhiệm các bộ trưởng, các quan chức Chính phủ và tiếp đại sứ nước ngoài. Nhật Hoàng còn bổ nhiệm Thủ tướng và Chánh án Toà tối cao nhưng thực chất việc làm này chỉ mang tính thủ tục bởi vì trên thực tế, Thủ tướng do Nghị viện đề cử và Chánh án Toà tối cao do Nội các đề cử.

Như vậy, tương tự như Nữ Hoàng của Vương quốc Anh, quyền lực của Nhật Hoàng chỉ giới hạn ở những vấn đề mang tính nghi thức còn quyền quyết định thực tế lại thuộc về các cơ quan nhà nước khác nhau trong bộ máy nhà nước. Hai là, nguyên tắc chủ nghĩa hoà bình và hợp tác hoà bình với các nước khác, thể hiện ở Điều 9 Hiến pháp. Điều khoản này tuyên bố từ bỏ quyền chiến tranh và sử dụng các lực lượng vũ trang như phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, điều khoản này của Hiến pháp không ngăn cản Chính phủ Nhật duy trì lực lượng quốc phòng tối thiểu cần thiết để tự vệ. Ba là, nguyên tắc tôn trọng quyền con người cơ bản (Chương III Hiến pháp). Để bảo vệ những quyền con người cơ bản đó, Hiến pháp trao quyền giám sát tư pháp cho hệ thống toà án, quyền này  bao trùm lên cả các hành vi do chính phủ thực hiện có ảnh hưởng tới quyền tự do của con người.

Ngoài Hiến pháp, pháp luật thành văn còn được hợp thành bởi các văn bản pháp luật do Nghị viện và Chính phủ ban hành, trong đó phải kể đến Bộ luật dân sự Nhật Bản. Đây là Bộ luật chịu sự ảnh hưởng cả từ Bộ luật dân sự Đức và Bộ luật dân sự Pháp, được kết cấu thành năm quyển, lần lượt có tiêu đề: “Phần chung”; “Quyền”; “Nghĩa vụ”; “Gia đình”; và “Thừa kế”.

Quyển I của Bộ luật dân sự Nhật Bản chứa đựng những quy định chung, liên quan tới tất cả các chế định còn lại của Bộ luật và gồm có sáu chương, quy định về: tự nhiên nhân, pháp nhân, vật, hành vi pháp lý, giới hạn về thời gian và thời hiệu khởi kiện (prescription). Tương tự như Quyển I của Bộ luật dân sự Đức, nội dung Quyển I của Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng khá rộng, ví dụ: Chương I có nhiều quy định về hưởng quyền dân sự, về năng lực chủ thể luật dân sự, về nơi cư trú và sự vắng mặt; Chương II chứa đựng cả những quy định về việc thành lập, hoạt động và giải tán công ty... dường như đi quá sâu vào nội dung của mảng luật khác trong lĩnh vực luật tư, đó là luật thương mại; Chương III quy định về cả những nguyên tắc chung có liên quan tới những vật là đối tượng của quyền khiếu kiện cá nhân, gần giống như nội dung Quyển II của Bộ luật dân sự Pháp; Chương IV có những quy định áp dụng đối với toàn bộ các hành vi pháp lý nhưng trên thực tế, các. hành động ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của cá nhân lại được điều chỉnh bởi những quy phạm rất khác với những quy định của chương này; Chương V quy định về các cách tính thời gian khác nhau. Neu mảng pháp luật có liên quan hay lệnh của toà án hay điều khoản hợp đồng không quy định khác thì cách tính thời gian theo quy định của Chương này sẽ có hiệu lực.

Quyển II quy định về quyền tài sản (real rights), không chỉ quy định về tài sản và quyền sở hữu đối với tài sản mà còn quy định về quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản làm vật bảo đảm cho các giao dịch dân sự. Chương I gồm những quy định chung. Một số điều khoản trong Chương này có nguồn gốc từ Bộ luật dân sự Pháp chứ không phải từ Bộ luật dân sự Đức. Ví dụ: quy định về điều kiện để chuyển giao quyền tài sản có hiệu lực chỉ đơn giản là khi giao dịch đó là kết quả của sự thỏa thuậ trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Chính vì vậy, quy định về đăng kí chuyển giao quyền tài sản không phải là điều kiện có hiệu lực của giao dịch chuyển giao tài sản để có thể viện dẫn nhằm bảo vệ quyền sở hữu của người được chuyển giao trước bên thứ ba. Chương II quy định về quyền chiếm hữu và Chương III quy định về quyền sở hữu.

Quyển III quy định về luật nghĩa vụ. Chương I gồm những quy định chung, áp dụng đối với tất cả các nghĩa vụ được thiết kế tương tự với các điều khoản trong Chương III của Quyển III của Bộ luật dân sự Pháp. Chương II quy định về hợp đồng với tư cách là nguồn quan trọng nhất của nghĩa vụ. Hợp đồng theo quy định trong Chương II rất rộng, gồm nhiều loại hợp đồng cho tặng, mua bán, trao đổi, cho vay, kí gửi hàng hoá, thuê tài sản, thuê dịch vụ, hợp đồng lao động, đại lý, gửi tiền, hiệp hội, tiền góp hàng năm, thoả hiệp và cả di chúc. Các chương còn lại lần lượt quy định về làm giàu bất chính, bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài họp đồng và các hành vi phi pháp.

Hai quyển còn lại, Quyển IV và V quy định về gia đình truyền thống của Nhật Bản trong đó có nhiều quy định lạc hậu ngay tại thời điểm Bộ luật đang được soạn thảo. Ví dụ: Những quy định về gia đình nhiều thế hệ mà người đứng đầu có rất nhiều  quyền lực và các thành viên khác trong gia đình phải được sự chấp thuận của người đứng đầu trước những quyết định hệ trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, ở thời điểm Bộ luật được soạn thảo, mô hình gia đình nhiều thế hệ ở Nhật Bản chỉ còn tồn tại ở các vùng xa xôi hẻo lánh còn lại những nơi khác đều tồn tại kiểu gia đình hai thế hệ (cha mẹ và con cái). Cụ thể là: Quyển IV quy định về gia đình gồm những vấn đề về quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng, hôn nhân, quyền cha mẹ, quyền giám hộ và nghĩa vụ cấp dưỡng; Quyển V quy định về thừa kế tất cả các loại tài sản; về những người thuộc hàng thừa kế; về hệ quả của thừa kể, về việc phân chia tài sản và quy định về di chúc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Phán quyết của Tòa án

Số lượng các vụ việc được giải quyết ở toà án Nhật Bản thấp hơn nhiều so với ở các nước phương Tây bởi vì, như trên đã đề cập, ở Nhật Bản, các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ xã hội phần lớn được giải quyết ở bên ngoài toà án. Tuy nhiên, thực tế này không có nghĩa là phán quyết của toà ít có tầm quan trọng khi nghiên cứu hệ thống pháp luật Nhật Bản. Luật thường được quy định bằng ngôn ngữ chung chung, trừu tượng và nghĩa của các quy định đó chỉ được làm rõ trong quá trình người thẩm phán áp dụng luật để giải quyết các vụ việc cụ thể và cách giải thích luật đó của thẩm phán tiền bối thường được các thẩm phán khác áp dụng khi giải quyết các vụ việc tương tự.

Vì vậy, thực chất thẩm phán là người chính thức đem lại ngữ nghĩa cho pháp luật thành văn. Trong khi đó, cũng giống như ở nhiều nước, ở Nhật Bản, các quy phạm pháp luật như đã được toà án giải thích và áp dụng trong quá trình xét xử thường rất khác với nội dung nguyên bản của quy phạm pháp được tìm thấy trong pháp luật thành văn. Vì vậy, nếu chỉ nắm bắt được nội dung quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật, rất có thể người nghiên cứu sẽ có cách hiểu rất không chính xác về pháp luật Nhật Bản.

Về mặt lý thuyết, thẩm phán Nhật Bản không có nghĩa vụ phải tuân thủ tiền lệ pháp và cũng không có điều khoản pháp luật cụ thể nào của Nhật Bản quy định rằng các phán quyết trong quá khứ của toà là tiền lệ pháp, là nguồn luật; rằng Nhật Bản áp dụng học thuyết tiền lệ pháp. Ngay cả Điều 4 Luật toà án quy định phán quyết của toà án cấp cao hem có giá trị ràng buộc toà án cấp dưới khi xét xử vụ việc tương tự trong tương lai nhưng đạo luật này lại không đưa ra khái niệm tiền lệ pháp và cũng không chỉ ra rằng các toà án phải tuân theo học thuyết tiền lệ pháp.

Theo Hiến pháp Nhật Bản, người thẩm phán phải thực hiện bổn phận của mình một cách độc lập, đúng lương tâm và chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, thẩm phán có quyền giải thích luật, thay đổi nghĩa của các quy định pháp luật hoặc tạo ra các quy phạm pháp luật mới khi luật không quy định. Giá trị ràng buộc của pháp luật thành văn, vì vậy, mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn đối với các thẩm phán.

Thêm vào đó, thẩm phán cũng không thể không tuân theo bản án đã xét xử trong quá khứ nếu bản án đó được viết dựa trên cơ sở pháp lý phù hợp, với lý lẽ thuyết phục, chặt chẽ, đặc biệt nếu đó lại là bản án của Toà án tối cao. Ngay cả khi cách giải thích luật trong phán quyết của thẩm phán toà cấp dưới trung thực với từng câu chữ của pháp luật thành văn, bản án đó vẫn có thể bị kháng cáo nếu cách giải thích đó không phù hợp với cách giải thích trong bản án của Toà án tối cao.

Trện thực tế, phán quyết của Toà án tối cao thường được các toà án cấp dưới tôn trọng và tuân thủ như nguồn luật cơ bản và thuật ngữ “tiền lệ pháp” (precedents) thường được sử dụng khi nói về phán quyết của Toà án Tối cao: “Trong các vụ án hình sự, cơ sở đế kháng cáo đổi với các bản án đã tuyên bởi toà án cấp dưới chỉ gịởi hạn trong vân để vi hiến hoặc mâu thuân với tiền lệ pháp do chính Toà án tối cao đã thiết lập hoặc do các toà án cap cao thiết lập nếu vấn đề đó chưa có tiền lệ pháp của Toà án tối cao.

Ngày nay, các toà án đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển pháp luật Nhật Bản hiện đại. Một số lĩnh vực pháp luật như: luật đất đai, luật về cho thuê nhà, luật bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và luật hành chính... đều nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phán quyết của toà. Điều đó được lý giải bởi thực tế là các bộ luật và luật có liên quan đều chỉ cung cấp các nguyên tấc pháp lý chung, vì vậy những lỗ hổng trong các văn bản pháp luật này cần được các toà án lấp đầy trong quá trình xét xử. Các quy phạm pháp luật mới, nảy sinh từ phán quyết của toà, vì vậy, thường là chủ đề bàn luận của các học giả trong những bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý. Các bài viết bình luận về các phán quyết của toà án chứa đựng ý kiến, quan điểm của các học giả pháp lý, đến lượt mình lại thường có ảnh hưởng tới việc ra phán quyết của các toà án khi giải quyết những vụ việc ở giai đoạn tiếp theo.

Mặc dù không chính thức thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp, Nhật Bản có rất nhiều sách công bố các phán quyết của toà án (law reports) do cả Nhà nước và tư nhân xuất bản. Có thể kể ra một vài ví dụ tiêu biểu. Một là các báo cáo về phán quyết của toà do Toà án tối cao xuất bản từ năm 1947, thu thập các phán quyết của toà án các cấp. Để làm được việc này, Toà án tối cao lệnh cho các toà án cấp dưới chọn những phán quyết quan trọng của mình dựa vào những tiêu chí chung mà Toà án tối cao đưa ra và gửi cho Toà án tối cao để biên soạn và xuất bản.

Toà án tối cao có trách nhiệm chia các phán quyết ra thành nhiều loại để xuất bản như: (1) Tuyển tập các phán quyết của Toà án tối cao (dùng để phân phối cho những tổ chức có tên trong danh sách do Toà án tối cao lập); (2) Tuyển tập các vụ việc do Toà án tối cao giải quyết (gồm những bản án của Toà án tối cao được xem như có giá trị ràng buộc, được xuất bản hàng tháng và công chúng tự do tham khảo); (3) Tuyển tập các vụ việc do các toà án cấp trên giải quyết (gồm những bản án quan trọng của các toà án cấp trên trong hệ thống toà án của Nhật Bản, được lựa chọn bởi uỷ ban án lệ (case law) của từng toà; (4) Tuyển tập các quyết định hành chính; Tuyển tập các phán quyết của toà án về tranh chấp lao động; (5) Tuyển tập các phán quyết dân sự của các toà án cấp dưới...

Hai là các báo cáo chính thức khác về phán quyết của toà được xuất bản từ năm 1947 do bộ phận dịch vụ của toà án xuất bản, ví dụ: (1) Bản tin về phán quyết của Toà án cấp cao của Tokyo; (2) Các tình tiết trong các vụ việc hình sự của toà án cấp cao. Ba là các cuốn sách báo cáo luật trước năm 1947, ví dụ: tuyển tập các phán quyết của toà phá án (tiền thân của Toà án tối cao) được xuất bản thành hai loại: (1) Tuyển tập các vụ việc dân sự; và (2) Tuyển tập các vụ việc hình sự.

Những phân tích trên cho thấy ở Nhật Bản, phán quyết của toà là nguồn luật thực tế (de facto source of law). Phán quyết của Toà án tối cao có giá trị ràng buộc các toà án cấp dưới; làm sáng tỏ các quy phạm của pháp luật thành văn và lấp lỗ hổng của pháp luật thành vãn, do Toà án tối cao xuất bản từ năm 1947, thu thập các phán quyết của toà án các cấp.

Để làm được việc này, Toà án tối cao lệnh cho các toà án cấp dưới chọn những phán quyết quan trọng của mình dựa vào những tiêu chí chung mà Toà án tối cao đưa ra và gửi cho Toà án tối cao để biên soạn và xuất bản. Toà án tối cao có trách nhiệm chia các phán quyết ra thành nhiều loại để xuất bản như: (1) Tuyển tập các phán quyết của Toà án tối cao (dùng để phân phối cho những tổ chức có tên trong danh sách do Toà án tối cao lập); (2) Tuyển tập các vụ việc do Toà án tối cao giải quyết (gồm những bản án của Toà án tối cao được xem như có giá trị ràng buộc, được xuất bản hàng tháng và công chúng tự do tham khảo); (3) Tuyển tập các vụ việc do các toà án cấp trên giải quyết (gồm những bản án quan trọng của các toà án cấp trên trong hệ thống toà án của Nhật Bản, được lựa chọn bởi uỷ ban án lệ (case law) của từng toà; (4) Tuyển tập các quyết định hành chính; Tuyển tập các phán quyết của toà án về tranh chấp lao động; (5) Tuyển tập các phán quyết dân sự của các toà án cấp dưới... Hai là các báo cáo chính thức khác về phán quyết của toà được xuất bản từ năm 1947 do bộ phận dịch vụ của toà án xuất bản, ví dụ: (1) Bản tin về phán quyết của Toà án cấp cao của Tokyo; (2) Các tình tiết trong các vụ việc hình sự của toà án cấp cao. Ba là các cuốn sách báo cáo luật trước năm 1947, ví dụ: tuyển tập các phán quyết của toà phá án (tiền thân của Toà án tối cao) được xuất bản thành hai loại: (1) Tuyển tập các vụ việc dân sự; và (2) Tuyển tập các vụ việc hình sự.

Những phân tích trên cho thấy ở Nhật Bản, phán quyết của toà là nguồn luật thực tế (de facto source of law). Phán quyết của Toà án tối cao có giá trị ràng buộc các toà án cấp dưới; làm sáng tỏ các quy phạm của pháp luật thành văn và lấp lỗ hổng của pháp luật thành văn.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Tập quán pháp

ở Nhật Bản, tập quán pháp được hiểu là những quy tấc xử sự được xã hội tuân thủ mặc dù không được bất cứ cơ quan công quyền nào đặt ra. Đây là những quy tắc phổ biến được hình thành một cách không chủ định do thói quen của xã hội. Tập quán được coi là nguồn luật nếu tập quán đó liên quan tới những vấn đề chưa được pháp luật quy định đồng thời không trái với trật tự công cộng hoặc trái với quy phạm đạo đức, không bị bãi bỏ bởi bất cứ quy định pháp luật nào do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc được pháp luật quy định cụ thể về việc áp dụng tập quán đó.

về nguyên tắc, tập quán chỉ là nguồn luật phụ trợ và thẩm phán chỉ áp dụng tập quán pháp khi không có quy định trong pháp luật thành văn. Tuy nhiên, việc áp dụng tập quán pháp cũng có những ngoại lệ. Ví dụ: Điều 92 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định: “Nếu tập quán trái với pháp luật thành vãn mà pháp luật thành văn không quy định về những vấn đề thuộc chính sách công, phán quyết có thể dựa vào tập quán nếu được các bên đương sự đồng ý. ” Trong trường họp đó, việc áp dụng văn bản pháp luật không quy định về chính sách công có thể bị các bên đương sự loại trừ và thay vào đó áp dụng tập quán pháp có nghĩa tương phản. Vì vậy, luật có giá trị ràng buộc cao hơn tập quán nhưng trong lĩnh vực dân sự, có những trường hợp tập quán có giá trị cao hơn luật.

Thậm chí, trên thực tế, không phải trong mọi trường hợp, pháp luật thành vãn đều có vị trí quan trọng hơn tập quán pháp. Ví dụ, theo Điều 1 Bộ luật thương mại của Nhật Bản, trong lĩnh vực thương mại, tập quán thương mại sẽ được áp dụng nếu Bộ luật thương mại không quy định về vấn đề có liên quan và chỉ khi  không có tập quán thương mại có liên quan thì mới áp dụng các quy định có liên quan trong Bộ luật dân sự. Như vậy, trong trường hợp này, tập quán pháp thương mại có vị trí quan trọng hơn pháp luật thành văn không được ban hành với mục đích trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực thương mại.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, trên thực tế, thẩm phán còn có thể dựa vào những tập quán không phù họp với luật thực định nhằm đạt tới giải pháp thoả đáng. Ví dụ tiêu biểu cho trường họp này có liên quan tới luật hôn nhân. Theo luật của Nhật Bản, hôn nhân không có hiệu lực cho tới khi cuộc hôn nhân đó được đăng kí trước cơ quan nhà nước. Vì Điều 739 Bộ luật dân sự là quy phạm pháp luật có giá trị ràng buộc, toà án nên từ chối áp dụng tập quán trái với quy định này. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống, hôn nhân được coi là hoàn tất bằng một thực tế đơn giản là một người đàn ông và một người đàn bà sống cùng nhau và được xã hội công nhận.

Theo tập quán, sẽ khá là không công bằng nếu từ chối tất cả các hệ quả pháp lý đối với quan hê vợ chồng nếu cặp vợ chồng đó không đãng kí kết hôn trong cả quãng thời gian dài, đặc biệt ở vùng nông thôn. Các toà án ở Nhật Bản đã tuân thủ phán quyết nổi tiếng của Toà phá án (Court of Cassation) ra ngày 26 tháng 01 năm 1915 xét xử cuộc hôn nhân loại này. Toà tuyên rằng nếu đó không là hôn nhân thực (real marriage) thì ít ra cũng gần như là hôn nhân (quasi-marriage); mối quan hệ vợ chồng được xã hội chấp nhận cũng được phép hưởng một vài hệ quả pháp lý mà pháp luật thành văn dành cho những cuộc hôn nhân theo luật. Nhự vậy, mặc dù các phán quyết của toà chưa đủ để có thể đồng nhất hôn nhân theo tập quán với  hôn nhân theo luật nhưng ở mức độ nào đó, tập quán kết hôn đã làm giảm hiệu lực của luật hôn nhân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

4- Nguyên tắc chung của pháp luật

Trong tất cả các vụ việc trừ những vụ việc hình sự, thẩm phán quyết định theo nguyên tắc chung của pháp luật khi không có nguồn luật nào khác có thể áp dụng. Tuy nhiên, hiếm khi các thẩm phán chỉ dựa vào nguyên tắc chung của pháp luật vì ngày nay các vụ việc được đưa ra toà thường là những vụ việc đã được pháp luật quy định hoặc đã có tiền lệ xét xử của toà án cấp trên. Trước đây, hệ thống pháp pháp luật thành văn còn nhiều lỗ hổng, tập quán pháp vốn dĩ vẫn điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống nhân dân lại mang tính cổ xưa và phạm vi áp dụng tập quán pháp bị giới hạn nghiêm trọng.

Trong hoàn cảnh đó, thẩm phán thường khó có thể viện dẫn pháp pháp luật thành văn hoặc tập quán pháp để ra phán quyết mà các thẩm phán được phép viện dẫn nguyên tắc chung của pháp luật để lấp lỗ hổng trong pháp pháp luật thành văn và tập quán pháp. Kết quả là đã có nhiều phán quyết của toà trước đây được tuyên dựa trên các nguyên tắc chung của pháp luật. Thẩm phán Nhật ở giai đoạn đó được đào tạo theo phương thức truyền thống và đôi khi không có khả năng nhận diện các quy phạm pháp luật áp dụng đối với tranh chấp mà họ đang giải quyết, vì vậy họ đơn giản tìm đến nguyên tắc thông dụng của pháp luật.

Họ chỉ có thể xét xử dựa trên các quy phạm cụ thê và khi không có quy phạm pháp luật cụ thể có liên quan, do không quen với việc sử dụng lẽ phải, họ không thể xét xử. Vì vậy, nhiều học giả cho rằng bản dịch ra tiếng Nhật của các bộ luật của Napoleon và những bộ luật mới được soạn thảo của Boissonade là cơ sở cho các nguyên tắc chung của pháp luật mà các toà án đã sử dụng để ra phán quyết.

Dưới thời Minh Trị, Hiến pháp quy định khi thẩm phán thực thi quyền hạn theo luật, người thấm phán đó cần phải hài hoà hoá yêu cầu đó với khái niệm nguyên tắc chung của pháp luật. Ngày nay, đảm bảo tính họp hiến của bản án được xem là phù họp với nguyên tắc chung của pháp luật được mọi người chấp nhận. Vì vậy, liệu nguyên tắc chung của pháp luật có được coi là nguồn luật hay không chỉ còn là vấn đề mang tính lý thuyết thuần tuý. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào cách hiểu thế nào là “nguồn luật”. Nếu coi tất cả các cơ sở hợp lý mà toà án dựa vào đề ra bản án là nguồn luật thì khi đó nguyên tắc chung của pháp luật là một nguồn luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

5- Ý kiến của các học giả pháp lý

Khác với luật La Mã của giai đoạn cổ điển, luật Nhật Bản cũng giống như các hệ thống pháp luật hiện đại khác, không thừa nhận ý kiến của các học giả pháp lý là nguồn luật. Các tác phẩm của các học giả, tất nhiên có vai trò quan trọng trong việc hình thành luật thực định nhưng theo cách thức gián tiếp, vì các tác phẩm này cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật, cho việc tiến hành hoạt động lập pháp và dẫn dắt tư duy của thẩm phán trong quá trình xét xử. Không có thẩm phán nào hoặc nhà làm luật nào có thể đảm đương được vai trò của mình mà không dựa vào lý luận khoa học pháp lý và vì vậy cả phán quyết của toà và pháp luật thành văn đều có nguồn gốc từ mảng lý luận khoa học pháp lí có liên quan.

Hơn nữa, giai đoạn đầu của thời kì cải cách pháp luật, những bộ luật quan trọng của Nhật Bản đều được xây dựng dựa vào luật của các nước thuộc dòng họ civil law. Trong khi đó, các thẩm phán Nhật Bản lại không có kinh nghiệm giải thích các bộ luật với những quy phạm pháp luật được nhập khẩu từ phương Tây, vì vậy, họ đã phải dựa vào sự trợ giúp của các học giả là những người khá am hiểu về luật nước ngoài. Thực tế này đã được lặp lại sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi pháp luật của Mỹ trở thành hình mẫu cho Nhật Bản trong quá trình soạn thảo các đạo luật về tiêu chuẩn lao động, về tố tụng hình sự, về chống độc quyền, về chứng khoán và thậm chí cả đối với việc soạn thảo và giải thích Hiến pháp năm 1946.

Như vậy, ở mức độ nhất định, ý kiến của các học giả pháp lý cũng là nguồn luật. Giới thẩm phán ở Nhật Bản thừa nhận lý luận khoa học pháp lý có vai trò quan trọng trong việc phát triển các quy phạm pháp luật, vì vậy họ thường bám sát quan điểm của các giáo sư luật hơn là của các quan chức chính phủ và họ tự hào vì họ là những nhà lý luận khoa học pháp lý chứ không phải chỉ thuần túy là những người hành nghề luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

6- Đào tạo luật và nghề luật ở Nhật Bản

[a] Đào tạo luật

Nhìn chung, phương pháp đào tạo luật ở Nhật Bản cũng tương tự như đào tạo luật ở các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law, đặc biệt là gần gũi với mô hình đào tạo của Pháp và Đức.

Để được trở thành sinh viên luật khoa, thí sinh phải dự thi đầu vào với các môn khoa học xã hội như: Tiếng Nhật, Lịch sử thế  giới, Lịch sử Nhật Bản, Nghiên cứu xã hội, Địa lý và ngoại ngữ. Hàng năm có khoảng 400 - 600 sinh viên mới nhập học tại các khoa luật ở Nhật Bản. Đào tạo luật ở Nhật Bản được định hướng bởi thi cử hơn là bởi đào tạo chính thức. Tương tự như nhiều nước ở châu Âu lục địa, phương pháp giảng dạy luật ở Nhật vẫn chủ yếu là phương pháp thuyết trình tiến hành ở các lóp học có quy mô lớn chứa tới hơn 500 sinh viên, với bài giảng chỉ tập trung vào lý thuyết. Giờ thảo luận, sinh viên sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 20 sinh viên.

Trong nhiều năm, đào tạo luật ở Nhật Bản vẫn chủ yếu là đào tạo cử nhân luật. Chương trình đào tạo được thiết kế để cung cấp kiến thức chung hơn là kiến thức chuyên sâu cần thiết cho đào tạo luật sư và được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một dành cho việc giảng dạy khoa học nhân văn còn giai đoạn hai dành cho việc giảng dạy những môn học chuyên ngành. Vì vậy, sinh viên muốn học luật không nhất thiết ngay từ đầu đã phải tham dự các môn học ở khoa luật mà có thể dành ra hai năm đầu theo học tại Khoa giáo dục đại cương (College of General Studies) và chỉ trở thành sinh viên luật khoa trong hai năm cuối. Như vậy, thực chất kiến thức về luật gồm cả văn hoá pháp luật và những môn học luật chuyên ngành chỉ được giảng dạy trong hai năm - một quãng thời gian quá ngắn để sinh viên có thể có được kiến thức chuyên sâu về luật. 

Trước thực tế này, các khoa luật đã có những cố gắng nhằm kéo dài giai đoạn học luật cho sinh viên luật khoa. Bất kể những nỗ lực nói trên, chương trình đào tạo cử nhân luật dường như ít có biến chuyển. Thành tựu lớn nhất đã đạt được từ những nỗ lực này có lẽ thuộc về Khoa luật Đại học Tokyo nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở chỗ đi đến thoả thuận với Khoa giáo dục đại cương về việc đưa các môn học có liên quan tới luật vào học kì cuối của giai đoạn một.

Sau khi tốt nghiệp khoa luật, người có bằng cử nhân luật có thể mở mang kiến thức bằng con đường học tiếp chương trình đào tạo sau đại học. Đào tạo sau đại học được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn một (đào tạo thạc sĩ) kéo dai hai năm, học viên sẽ kết thúc khoá học bằng việc hoàn tất bản luận văn thạc sĩ. Nếu luật văn được hội đồng chấp nhận, học viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ luật học. Người có bằng thạc sĩ luật học có thể học tiếp giai đoạn hai (đào tạo tiến sĩ) kéo dài ba năm và kết thúc bằng việc nộp luận án tiến sĩ. Nêu luận án được hội đồng chấp nhận, học viên sẽ được cấp bằng tiến sĩ luật học.

Vì chương trình giảng dạy luật ở các trường đại học không đủ để trang bị kiến thức cho các các cử nhân luật hành righế luật sư, một số tổ chức chuyên biệt đã được thành lập để đào tạo luật sư. Viện nghiên cứu và đào tạo luật là một trong những tổ chức đó được thành lập từ năm 1947. Tốt nghiệp sinh của các cơ sở dạy nghề này có thể hành mọi nghề luật. Đây là môt lợi thế lớn vì trong quá trình học nghề, các tốt nghiệp sinh đã được trang bị đủ kiến thức và có thề dễ dàng chuyển từ nghề luật này sang nghề luật khác. Điều đó lý giải tại sao tương tự như ở Anh, ở Nhật Bản, thẩm phán cũng có thể được chọn ra từ đội ngũ các luật sư giỏi. 

Tỉ lệ thấp người có bằng cử nhân luật vượt qua được kì thi do đoàn luật sư tổ chức trên thực tế đã gợi ý ràng chương trình đào tạo luật ở các trường đại học không trang bị đủ kiến thức  pháp lý tối thiếu cho các cử nhân và vì vậy cải cách chương trình đào tạo luật là tất yếu. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đang lặng lẽ tiến hành cuộc cải cách chương trình đào tạo luật theo mô hình của Mỹ. Các khoa luật có xu hướng đào tạo ra luật sư cho các cơ sở kinh doanh, cho Chính phủ và cho mục đích hành nghề luật riêng lẻ.

[b] Nghề luật

Nghề luật ở Nhật Bản được hiểu là nghề thẩm phán, công tố viên, hoặc luật sư. Việc tốt nghiệp khoa luật không có nghĩa là tốt nghiệp sinh có đủ phẩm chất để trở thành thẩm phán, công tố viên và luật sư. Những người muốn hành nghề luật cần phải vượt qua kì thi quốc gia khó nổi tiếng với tỉ lệ đỗ rất thấp. Có những thí sinh phải thi đến lần thứ bảy mới đỗ vì vậy độ tuổi trung bình của những thí sinh vượt qua kì thi này thường là trên 28 tuổi.

Sau khi vượt qua kì thi quốc gia thí sinh sẽ vào học tại Viện nghiên cứu và đào tạo luật do Toà án tối cao tổ chức. Trong hai năm học tại Viện, học viên được thụ hưởng cùng một chương trình đào tạo và họ chỉ lựa chọn nghề luật tương lai ở cuối giai đoạn đào tạo đó. Bốn tháng đầu và bốn tháng cuối của khoá đào tạo, học viên học nghề tại Viện. Mười sáu tháng ở giữa giai đoạn học nghề, học viên sẽ được cử đi học việc tám tháng tại toà án, bốn tháng ở viện công tố và bốn tháng tại văn phòng luật sư.

Vì tất cả các học viên đều có bằng cử nhân luật, tức là họ đã có kiến thức cơ bản về luật nên chương trình dạy nghề được thiết kế theo hướng thiên về kiến thức thực tiễn hành nghề luật. Kết thúc khoá học hai năm, học viên phải tham dự kì thi tốt nghiệp. Tốt nghiệp sinh sẽ được công nhận có đủ phẩm chất để hành nghề luật.

Mặc dù so với Mỹ, Nhật Bản được coi là đất nước có rất ít luật sư. Tính đến tháng 11 năm 2005, Nhật Bản chỉ có khoảng 22.069 luật sư so với 952.000 luật sư của Mỹ trong năm 2003 nhưng tổng số các chuyên gia pháp lý ở hai nước hầu như tương đương. Trong những năm gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi cần thiết nhằm tăng số lượng người hành nghề luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nguồn luật của hệ thống pháp luật Nhật Bản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Nguồn luật của hệ thống pháp luật Nhật Bảnn có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Nguồn luật của hệ thống pháp luật Nhật Bản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.48579 sec| 1086.016 kb