Nguồn luật và vấn đề áp dụng pháp luật, thói quen thương mại trong quan hệ hợp đồng

09/03/2023
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Quan hệ hợp đồng được pháp luật điều chỉnh ở nhiều văn bản luật và các văn bản dưới luật khác nhau. Bên cạnh Bộ Luật dân sự 2015, Luật thương mại,... quan hệ hợp đồng còn được điều chỉnh bởi thói quen thương mại hay những tập quán thương mại khác, đặc biệt là trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

1- Nguồn luật và vấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng được chế định trong nhiều văn bản khác nhau. Ngoài những quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, còn có thể tìm thấy nhiều quy định liên quan đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế như: điện lực, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, vận chuyển, đầu tư, chuyển giao công nghệ, đất đai... Trong hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng, Bộ luật Dân sự hiện hành chứa đựng những quy định chung, áp dụng cho mọi quan hệ hợp đồng, bao gồm các vấn để bán sau:

  • Bản chất của hợp đồng và các nguyên tắc giao kết hợp đồng.
  • Điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng.
  • Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng vô hiệu.
  • Đại diện và ủy quyền ký kết hợp đồng.
  • Sửa đổi, bổ sung, chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
  • Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
  • Thực hiện hợp đồng.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Ngoài những quy định chung về mọi loại hợp đồng, Bộ luật Dân sự hiện hành còn quy định riêng về một số hợp đồng dân sự thông dụng như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền...

Trên cơ sở các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự hiện hành, các luật chuyên ngành có thể quy định thêm một số vấn để áp dụng riêng cho loại hợp đồng trong một lĩnh vực cụ thể, đặc thù (như hàng không, tín dụng, bảo hiểm, xây dựng, hàng hải, v.v.). Quy định riêng về hợp đồng trong các luật chuyên ngành thường để cập các vấn để chủ yếu là: chủ thể của quan hệ hợp đồng, hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Như vậy, giống như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước theo truyền thống luật dân sự, pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng không có sự phân biệt rạch ròi giữa hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh với hợp đồng trong lĩnh vực dân sự. Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư là bước phát triển tiếp theo của pháp luật dân sự ở nhũng nội dung mang tính đặc thù của hoạt đồng thương mại.

Với nguồn luật như vậy, việc áp dụng pháp luật sẽ được thực hiện theo nguyên tắc:

  • Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật riêng thì áp dụng quy định của luật đó (Luật Xây dựng, Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm,Luật Các tổ chức tín dụng...).
  • Hoạt động thương mại (mua bán hàng hóa, dịch vụ trung gian thương mại, xúc tiến thương mại và các dịch vụ thương mại khác) phải tuân theo Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 và pháp luật có liên quan.
  • Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.
  • Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Một số lưu ý trong áp dụng pháp luật, thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại

[a] Hợp đồng và pháp luật

Các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Quyền tự do hợp đồng cho phép các bên có thể năng động, sáng tạo trong việc thiết lập các quan hệ kinh tế nhằm đạt được lợi ích của mình, song thỏa thuận của các bên phải phù hợp với pháp luật. Mối quan hệ giữa hợp đồng với pháp luật thể hiện ở những điểm sau:

- Nếu nội dung thỏa thuận trong hợp đồng không trái pháp luật thì quyền và nghĩa vụ của các bên được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên. Ví dụ, Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 (điều 301) quy định mức phạt hợp đồng tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nếu các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại thỏa thuận áp dụng mức phạt 5% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm thì khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra chỉ được áp dụng mức phạt 5%.

- Nếu nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trái pháp luật thì thỏa thuận đó không có giá trị; khi đó quyền và nghĩa vụ của các bên được áp dụng theo các quy định của pháp luật. Cũng ví dụ trên, nếu các bên thỏa thuận phạt 10% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm thì thỏa thuận này không có giá trị pháp lý. Khi hợp đồng bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ chịu phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

- Nếu các bên không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về một vấn đề nào đó thì quyền và nghĩa vụ của các bên được áp dụng theo quy định của pháp luật. Ví dụ, khi ký hợp đồng, các bên không thỏa thuận về việc bên vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Nhưng khi hợp đồng bị vi phạm và gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm vẫn được yêu cầu bên vi phạm bồi thường các thiệt hại xảy ra cho mình, miễn là những thiệt hại đó là thiệt hại thực tế theo quy định của pháp luật và bên bị vi phạm có chứng cứ để chứng minh cho các thiệt hại mà mình đã phải gánh chịu, vì pháp luật có quy định nghĩa vụ này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

[b] Hợp đồng và tập quán thương mại, thói quen trong hoạt động thương mại

Các quy phạm pháp luật về hợp đồng có thể thuộc nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó có thói quen và tập quán thương mại. Luật Thương mại năm 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam đề cập tới thói quen trong hoạt đồng thương mại và nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại.

Khoản 3 điều 3 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 quy định: “Thói quen trong hoạt đồng thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại”. Theo điều 12 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt đồng thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp các bên ký kết hợp đồng không thỏa thuận cụ thể thì có thể áp dụng theo thói quen trong hoạt động thương mại đã hình thành giữa các bên.

Tập quán thương mại là nguồn luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Theo Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng biển hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt đồng thương mại. Tập quán thương mại thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi sự thỏa thuận giữa các bên hoặc điều ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia.

Trong mối quan hệ với hợp đồng, tập quán được áp dụng theo nguyên tắc: nếu pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì tập quán được áp dụng nhưng không được trái với những nguyên tắc của pháp luật. Xuất phát từ vị trí, vai trò, giá trị của tập quán nói chung và tập quán thương mại nói riêng, Nghị Quyết số 48 ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ cẩn “nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phẩn bổ sung và hoàn thiện pháp luật”. Quán triệt chủ trương này, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, Nhà nước đã từng buớc thể chế hóa thành các quy định cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau. 

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nguồn luật và vấn đề áp dụng pháp luật, thói quen thương mại trong quan hệ hợp đồng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Nguồn luật và vấn đề áp dụng pháp luật, thói quen thương mại trong quan hệ hợp đồng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nguồn luật và vấn đề áp dụng pháp luật, thói quen thương mại trong quan hệ hợp đồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.08378 sec| 979.656 kb