Sử dụng thiết bị hỗ trợ trong việc thuyết trình

21/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Thuyết trình là hoạt động không thể thiếu trong nghề luật. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình là việc làm thường xuyên đối với người hành nghề luật. Để thuyết trình thành công, cần chuẩn bị chu đáo từ chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị nội dung và các yếu tố liên quan khác. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại.

1- Sử dụng thiết bị hỗ trợ trong việc thuyết trình

Một số lưu ý khi sử dụng máy chiếu (projector);

(i) Tìm hiểu cách sử dụng, kiểm tra máy và các công cụ phụ trợ (nếu có) trước khi thuyết trình.

(ii) Kiểm tra kết nối điện và đầu dây nối với máy tính.

(iii) Điều chỉnh độ nét của trang chiếu và kích thước của trang chiếu cho phù hợp với màn hình.

(iv) Sử dụng chuột từ để điều khiển trang chiếu từ xa.

(v) Không đứng trước ống kính máy chiếu hoặc quay lưng lại phía khán giả chỉ để nhìn slide; nếu cần có thể đứng nghiêng góc 45 độ hoặc nhìn nội dung trên màn hình sau đó quay ra nói với người nghe.

(vi) Điều khiển trang chiếu tương ứng với nội dung nói, tránh việc nhằm trang hoặc lật trang liên tục để tìm nội dung phù hợp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

việc thuyết trình

2- Kiểm soát thời gian trong thuyết trình

Đảm bảo thời gian thuyết trình là một trong các yêu cầu cần được xem xét ngay khi xây dựng nội dung, lựa chọn công cụ, phương tiện hỗ trợ việc thuyết trình. Cũng cần chú ý ở khía cạnh tâm lý về thời gian lắng nghe tập trung của con người để cân nhắc thời gian thuyết trình phù hợp.

[a] Thời gian lắng nghe tập trung

Khi ở điều kiện tốt nhất, số phút mà một người tập trung lắng nghe bằng số tuổi của họ. Một đứa trẻ 1 tuổi sẽ lắng nghe trong vòng 1 phút, 5 tuổi thì 5 phút, 15 tuổi là 15 phút và cứ thế tăng dần cho đến tuổi 20. Sau thời điểm ấy nó sẽ giảm dần.

Thời gian thuyết trình cần được người thuyết trình dự tính và chủ động kiểm soát, tránh việc thuyết trinh quá dài hoặc quá ngắn so với thời gian dự tính. Đối với thuyết trình tại phiên tòa, phiên họp, thông thường việc thuyết trình không bị giới hạn thời gian trừ trường hợp trình bày quá dài dòng, lan man có thể bị “cắt” để tập trung vào nội dung chính. Đối với các buổi thuyết trình khác, trong trường hợp việc thuyết trình không thật phù hợp với thời gian dự kiến, có thể áp dụng một số kỹ thuật sau:

[b] Kỹ thuật kéo dài thời gian thuyết trình

(i) Đặt câu hỏi để người nghe cùng chia sẻ kinh nghiệm.

(ii) Kể chuyện để minh họa thêm điểm đã trình bày.

(iii) Tạo ra tình huống nhập vai để người nghe cùng tham gia.

[c] Kỹ thuật rút ngắn thời gian thuyết trình

(i) Loại bỏ bớt các hoạt động ít quan trọng.

(ii) Tập trung vào những điểm chính của bài trình bày.

(iii) Nêu vấn đề và khẳng định sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

3- Tự đánh giá việc thuyết trình

Sau mỗi buổi thuyết trình, người hành nghề luật, nhất là người mới vào nghề cần tự đánh giá, rút kinh nghiệm buổi thuyết trình để chuẩn bị cho những lần thuyết trình sau tốt hơn.

Người thuyết trình có thể xem lại băng ghi hình (nếu có) hoặc ghi nhận thông tin, phản ảnh, góp ý từ người nghe để tự đánh giá. Các tiêu chí đánh giá cơ bản là:

(i) Nội dung thuyết trình có chính xác, có căn cứ, phù hợp hay không

(ii) Bố cục bài thuyết trình có hợp lý, đầy đủ, logic hay không;

(iii) Việc thuyết trình có phù hợp với yêu cầu của phiên tòa, buổi họp, buổi chia sẻ hay không; có hấp dẫn, thuyết phục đối với người nghe không:

(iv) Việc sử dụng công cụ hỗ trợ có phủ hợp hay không;

(v) Giọng nói, tác phong, thái độ, ngôn ngữ cơ thể có phù hợp không;

(vi) Việc hỏi, đáp: các câu trả lời có hợp lý không, có thuyết phục được người nghe không;

(vii) Việc xử lý các tình huống trong buổi thuyết trình có chính xác, hiệu quả không.

Trên cơ sở đánh giá, người thuyết trình có thể tự rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong những lần thuyết trình sau.

- Một số kết luận:

(i) Thuyết trình là hoạt động không thể thiếu trong nghề luật; rèn luyện kỹ năng thuyết trình là việc làm thường xuyên đối với người hành nghề luật;

(ii) Để thuyết trình thành công, cần chuẩn bị chu đáo từ chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị nội dung và các yếu tố liên quan khác. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại.

(iii) Luôn xác định đúng đối tượng người nghe và mục tiêu của bài thuyết trình.

(iv) Không chỉ là nội dung, thuyết trình là quá trình giao tiếp giữa người thuyết trình với nhiều người nghe nên người thuyết trình cần có thái độ, diện mạo, cách thức trình bày ấn tượng, ngôn ngữ cơ thể phù hợp và có sự tương tác với người nghe.

(v) Rút kinh nghiệm cho mỗi lần thuyết trình chính là sự chuẩn bị cho thành công của những lần thuyết trình tiếp theo.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Sử dụng thiết bị hỗ trợ trong việc thuyết trình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Sử dụng thiết bị hỗ trợ trong việc thuyết trình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Sử dụng thiết bị hỗ trợ trong việc thuyết trình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.45524 sec| 958.773 kb