Trí tuệ của cảm xúc là gì ?
98
1- Trí tuệ cảm xúc (EQ - Emotional Quotient)
Hiện nay, thuật ngữ Trí tuệ cảm xúc - Emotional Quotient (EQ) đã trở nên khá quen thuộc. Năm 1990, Peter Salovey và John Mayer đã đưa ra thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc" (Emotional Intelligence). Theo đó, trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc; hòa cảm xúc vào suy nghĩ; hiểu, suy luận với cảm xúc; điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác. Như vậy, trí tuệ cảm xúc gắn liền với cách thức cá nhân nhận thức về cảm xúc, giúp con người nhận biết, vận dụng vào thực tế cuộc sống; hiểu và kiểm soát được cảm xúc của bản thân và của người khác, từ đó giúp chủ thể giải quyết tốt các tình huống giao tiếp ứng xử đang diễn ra trong lao động và cuộc sống thường ngày. Ở một góc nhìn khác thi Howard Gardner, cha đẻ của thuyết “Đa trí tuệ” cho rằng, trí tuệ cảm xúc là khả năng đọc cảm xúc và hiểu cảm xúc của bản thân cũng như của người khác. Howard Gardner nhận định: “IQ không phản ánh được sự đa dạng của trí thông minh và cũng không cho thấy sự tương quan giữa trị thông minh với vô số cách ứng xử của trí tuệ có thể quan sát được trong cuộc sống”. Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng tiếp nhận đúng, đánh giá và thể hiện cảm xúc, trong đó, khả năng đánh giá và phân loại những cảm xúc giúp định hướng suy nghĩ, khả năng hiểu và điều khiển, định hướng cảm xúc, nhằm gia tăng sự phát triển cảm xúc và trí tuệ.(xem thêm: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)
Ngoài Howard Gardner thi Peter Salovey và John Mayer sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu đã đi đến kết luận, trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn quá trình tâm thần là:
(i) Tri giác: Nhận thức và chỉ ra các cảm xúc;
(ii) Hiểu: Nhận biết cảm xúc của mình và người khác;
(iii) Đồng hóa: Lồng ghép cảm xúc vào các khuôn mẫu tư duy,
(iv) Quản lý: Kiểm soát cảm xúc.
2- Đặc điểm cấu thành trí tuệ của cảm xúc
Theo Giáo sư Daniel Goleman, một nhà tâm lý học Mỹ, có năm đặc điểm chính cấu thành nên trí tuệ cảm xúc:
(i) Tự nhận thức - Hiểu rõ chính mình':
(ii) Tự điều chính - Kiểm soát bản thân;
(iii) Động lực - Giàu nhiệt huyết,
(iv) Đồng cảm - Biết cảm thông:
(v) Kỹ năng xã hội - Kỹ năng giao tiếp.
Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở nơi làm việc của Goleman cho thấy kết quả là sự hoàn thiện về năng lực cảm xúc dẫn đến kết quả cao trong hoạt động lao động ở nơi làm việc. Trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và của người khác, khả năng phân biệt chúng và khả năng sử dụng các thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình.(quan tâm tới: tư vấn sở hữu trí tuệ)
Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kỹ năng quản lý cảm xúc có được do tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống.
Trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các chức năng phi nhận thức và những kỹ năng chi phối năng lực của cá nhân, nhằm “đương đầu” có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép của môi trường.(đọc về: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)
Xem thêm: Vai trò và giá trị của cảm xúc trong đời sống hiện nay
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(I) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm