Các mô hình cơ quan bảo hiến

23/02/2023
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Các mô hình bảo hiến: Mô hình tòa án hiến pháp, Mô hình hội đồng hiến pháp, Mô hình tòa án tư pháp có chức năng bảo hiến và Mô hình cơ quan lập hiến, các cơ quan nhà nước khác và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp.

1- Mô hình tòa án hiến pháp (Constitutional Court)

Do hiến pháp có vai trò quan trọng trong đời sống của nhà nước và xã hội nên các nhà nước hiện đại ngày nay đều coi việc bảo vệ hiến pháp như một nhiệm vụ thiết yếu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các nhà nước khác nhau trên thế giới xây dựng thiết chế bảo hiểm theo các mô hình khác nhau.

Trên thế giới hiện nay có 04 mô hình bảo hiến: Mô hình tòa án hiến pháp, Mô hình hội đồng hiến pháp, Mô hình tòa án tư pháp có chức năng bảo hiến và Mô hình cơ quan lập hiến, các cơ quan nhà nước khác và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp.

Mô hình tòa án hiến pháp là mô hình bảo hiến phổ biến của các nước châu  Âu, xuất hiện đầu tiên ở Áo vào năm 1920. Sau Áo, các nước châu Âu đã thành lập tòa án hiến pháp là Italia năm 1947, Đức năm 1949, Nam Tư năm 1963, Bồ Đào Nha năm 1976, Tây Ban Nha năm 1978, Hy Lạp năm 1979, Ba Lan năm 1982, Hungary năm 1983, Nga năm 1993, Belarus năm 1994, Ukraine năm 1996, Czech năm 1997.

Mô hình này cũng đã được áp dụng ở các nước châu Á (trong đó có cả các nước Đông Nam Á) như Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961, Cô-oét năm 1962, Hàn Quốc năm 1988, Mông cổ (Mongolia) năm 1992, Uzbekistan năm 1992, Gruzia năm 1995, Ác-mê-nia năm 1995, Azerbaijan năm 1995, Thái Lan năm 1997, Indonesia năm 2002...

Về cơ cấu, tòa án hiến pháp thông thường có từ 9 đến 15 thẩm phán, trong đó 1/3 do tổng thống bổ nhiệm, 1/3 do hạ viện bầu (hoặc do chủ tịch hạ viện bổ nhiệm), 1/3 do thượng viện bầu (hoặc do chủ tịch thượng viện bổ nhiệm).

Về thẩm quyền, tòa án hiến pháp có thẩm quyền xem xét và phán quyết về các vấn đề sau:

- Các tranh chấp liên quan đến tính hợp hiến của luật và các pháp lệnh đã có hiệu lực pháp lý;

- Các mâu thuẫn phát sinh từ việc phân bố quyền hạn giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp;

- Xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân;

- Giám sát hiến pháp về quyền con người và quyền công dân.

Ngoài các thẩm quyền trên, một số tòa án hiến pháp như ở Italia còn xem xét và phán quyết về những cáo buộc nhằm vào Tổng thống và các bộ trưởng theo các quy định của Hiến pháp.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

2- Mô hình hội đồng hiến pháp (Constitustional Council)

Đây là mô hình cơ quan bảo hiến của Pháp và hơn mười nước châu Phi, châu Á chịu ảnh hưởng bởi văn hóa pháp lý của Pháp. Theo quy định tại Điều 56 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958, Hội đồng hiến pháp bao gồm 9 thành viên, có nhiệm kỳ 9 năm và không được tái nhiệm. Trong 9 thành viên của Hội đồng hiến pháp, 03 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 3 thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm, 3 thành viên do Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm.

Cứ 03 năm một lần, Hội đồng hiến pháp thay thế 1/3 thành viên. Bên cạnh 9 thành viên nêu trên, các cựu Tổng thống nếu không vì lý do sức khỏe hoặc từ chối tham gia đều là thành viên đương nhiên và suốt đời của Hội đồng hiến pháp. Chủ tịch Hội đồng hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm. Trong trường hợp số phiếu của các thành viên ngang nhau, phiếu của Chủ tịch sẽ có giá trị quyết định. Theo quy định tại Điều 57 Hiến pháp, người đã là thành viên của Hội đồng hiến pháp thì không được đồng thời kiêm nhiệm bộ trưởng hoặc các thành viên của Nghị viện. Các trường hợp bất khả kiêm nhiệm khác được quy định trong đạo luật về tổ chức Hội đồng hiến pháp.

Theo quy định tại các điều 58, 59, 60, 61, 61-1, 62 Hiến pháp năm 1958, Hội đồng hiến pháp của Pháp có các thẩm quyền sau:

- Đảm bảo cho các cuộc bầu cử Tổng thống Pháp được tiến hành một cách hợp lệ; Hội đồng hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết quả bầu cử;

- Xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân;

- Giám sát hiến pháp về quyền con người và quyền công dân.

Ngoài các thẩm quyền trên, một số tòa án hiến pháp như ở Italia còn xem xét và phán quyết về những cáo buộc nhằm vào Tổng thống và các bộ trưởng theo các quy định của Hiến pháp.

- Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng hiến pháp có quyền xem xét về tính hợp lệ của các cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện;

- Hội đồng hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng cầu ý kiến nhân dân được tiến hành họp lệ và tuyên bố kết quả trưng cầu ý kiến nhân dân;

- Các đạo luật về tổ chức (như Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức tòa án...) trước khi được ban hành và các quy chế của Thượng viện, Hạ viện trước khi được áp dụng phải trình lên Hội đồng hiến pháp để xem xét tính hợp hiến của các văn bản đó. Đối với các luật khác, trước khi được ban hành cũng có thể được trình lên Hội đồng hiến pháp để xem xét tính hợp hiến khi có yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện hoặc 60 hạ nghị sĩ hoặc 60 thượng nghị sĩ. Trong các trường hợp giám sát trước như đã nêu trên, Hội đồng hiến pháp phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có thể rút ngắn lại còn 8 ngày. Cũng trong những trường hợp nói trên, việc chuyển văn bản sang cho Hội đồng hiến pháp xem xét tính hợp hiến sẽ tạm đình chỉ thời hạn ban hành văn bản;

- Trong quá trình tố tụng, nếu có các khiếu nại cho rằng các đạo luật (đã có hiệu lực pháp luật) đã vi phạm các quyền và tự do của con người và công dân được Hiến pháp đảm bảo thì vụ việc có thể được Tòa án hành chính tối cao hoặc Tòa phá án (Cour de Cassation - Tòa án tư pháp tối cao) đệ trình lên Hội đồng hiến pháp và Hội đồng hiến pháp phải ra phán quyết trong thời hạn luật định. Các điều kiện áp dụng khoản này sẽ được đạo luật về tổ chức Hội đồng hiến pháp quy định;

- Các quy định pháp luật bị Hội đồng hiến pháp tuyên bố là vi hiến thì không được ban hành (đối với các dự luật) và không được áp dụng (đối với các văn bản đã ban hành và có hiệu lực pháp luật);

- Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng hiến pháp có quyền xem xét về tính hợp lệ của các cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện;

- Hội đồng hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng cầu ý kiến nhân dân được tiến hành hợp lệ và tuyên bố kết quả trưng cầu ý kiến nhân dân;

- Các đạo luật về tổ chức (như Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức tòa án...) trước khi được ban hành và các quy chế của Thượng viện, Hạ viện trước khi được áp dụng phải trình lên Hội đồng hiến pháp để xem xét tính hợp hiến của các văn bản đó. Đối với các luật khác, trước khi được ban hành cũng có thể được trình lên Hội đồng hiến pháp để xem xét tính hợp hiến khi có yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện hoặc 60 hạ nghị sĩ hoặc 60 thượng nghị sĩ. Trong các trường hợp giám sát trước như đã nêu trên, Hội đồng hiến pháp phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có thể rút ngắn lại còn 8 ngày. Cũng trong những trường hợp nói trên, việc chuyển văn bản sang cho Hội đồng hiến pháp xem xét tính hợp hiến sẽ tạm đình chỉ thời hạn ban hành văn bản;

- Trong quá trình tố tụng, nếu có các khiếu nại cho rằng các đạo luật (đã có hiệu lực pháp luật) đã vi phạm các quyền và tự do của con người và công dân được Hiến pháp đảm bảo thì vụ việc có thể được Tòa án hành chính tối cao hoặc Tòa phá án (Cour de Cassation - Tòa án tư pháp tối cao) đệ trình lên Hội đồng hiến pháp và Hội đồng hiến pháp phải ra phán quyết trong thời hạn luật định. Các điều kiện áp dụng khoản này sẽ được đạo luật về tổ chức Hội đồng hiến pháp quy định;

- Các quy định pháp luật bị Hội đồng hiến pháp tuyên bố là vi hiến thì không được ban hành (đối với các dự luật) và không được áp dụng (đối với các văn bản đã ban hành và có hiệu lực pháp luật);

- Các quyết định của Hội đồng hiến pháp không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và tất cả các cơ quan hành chính, tư pháp.

Theo quy định tại Điều 63 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958, một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hiến pháp, thủ tục và thời hạn giải quyết của Hội đồng hiến pháp.

Theo các quy định trên đây có thể thấy rằng khác với Tòa án hiến pháp là một thiết chế tư pháp, Hội đồng hiến pháp vừa mang tính chất tư pháp, vừa mang tính chất chính trị. Khác với Tòa án hiến pháp chỉ xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật trước và sau khi có hiệu lực pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Mô hình tòa án tư pháp có chức năng bảo hiến

Nếu mô hình Tòa án hiến pháp và Hội đồng hiến pháp là mô hình bảo hiến tập trung thì mô hình tòa án tư pháp là mô hình bảo hiến phi tập trung. Đây là mô hình của Hoa Kỳ. Mô hình này được hình thành từ năm 1803 trong vụ án nổi tiếng Marbury kiện Madison.

Mô hình này được nhiều nước theo hệ thống Common law áp dụng.
Mô hình này có các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Tất cả các tòa án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Tòa án với tư cách là cơ quan bảo vệ hiến pháp có thẩm quyền không áp dụng một đạo luật khi có cơ sở pháp lý chắc chắn rằng luật có vi hiến;

Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể (Concrete judicial review);

- Các quyết định của Hội đồng hiến pháp không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và tất cả các cơ quan hành chính, tư pháp.

Theo quy định tại Điều 63 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958, một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hiến pháp, thủ tục và thời hạn giải quyết của Hội đồng hiến pháp.

Theo các quy định trên đây có thể thấy rằng khác với Tòa án hiến pháp là một thiết chế tư pháp, Hội đồng hiến pháp vừa mang tính chất tư pháp, vừa mang tính chất chính trị. Khác với Tòa án hiến pháp chỉ xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật trước và sau khi có hiệu lực pháp luật.

- Quyền bảo hiến chỉ được xem xét khi có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó;

- Tòa án chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi sự bất hợp hiến của đạo luật đó được chứng minh rõ ràng và không thể phủ nhận được;

- Tòa án sẽ không xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khác đạo luật đó liên quan đến một số vấn đề chính trị như tổ chức công quyền và vấn đề ngoại giao;

- Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng.

Theo nguyên tắc án lệ, khi Tòa án tối cao tuyên bố một đạo luật là vi hiến thì phán quyết này của Tòa án tối cao sẽ có giá trị áp dụng đối với các tòa án cấp dưới khi gặp trường hợp tương tự về sau. Do đó trên thực tế, có thể coi đạo luật đó không còn giá trị áp dụng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

4- Mô hình cơ quan lập hiến, các cơ quan nhà nước khác và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp

Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, mô hình bảo hiến ở nước ta là mô hình bảo hiến phi tập trung nhưng không hề giống mô hình bảo hiến phi tập trung của Hoa Kỳ hay của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Có thể khẳng định rằng mô hình bảo hiến ở nước ta theo Hiến pháp năm 2013 là mô hình bảo hiến khá độc đáo, đây là mô hình tất cả các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Tư duy về bảo hiến ở nước ta tuy giản dị nhưng cũng thật sâu sắc vì Hiến pháp của nhà nước cũng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của tất cả các cơ quan nhà nước và của tất cả nhân dân.

Xem thêm: Pháp trị tại Công ty Luật TNHH Everest.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các mô hình cơ quan bảo hiến được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các mô hình cơ quan bảo hiến có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các mô hình cơ quan bảo hiến

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18130 sec| 1002.539 kb