Các tình huống và yêu cầu đối với viết báo cáo

31/05/2024
Phạm Huyền My
Phạm Huyền My
Có rất nhiều tình huống công việc mà chúng ta phải viết báo cáo và đối với mỗi tình huống, yêu cầu soạn báo cáo cũng có những khác biệt nhất định. Các tình huống viết báo cáo thường gặp là báo cáo kết quả công việc, báo cáo sự việc, báo cáo về chuyến công tác, báo cáo tiến độ, báo cáo về cuộc họp, báo cáo thử nghiệm, báo cáo nghiên cứu. Dưới đây là một số tình huống cụ thể cũng như yêu cầu tương ứng để soạn thảo các mẫu báo cáo.

1- Báo cáo kết quả công việc

Là loại báo cáo được viết để đánh giá mức độ thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức. Báo cáo này có thể dành cho một công việc cụ thể được giao (chẳng hạn báo cáo kết quả đàm phán với đối tác) hoặc là báo cáo sơ kết, tổng kết một chương trình, đề án (chẳng hạn
Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn 2015-2019). Báo cáo này cũng có thể được thực hiện định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm ấp dụng đối với công việc thường xuyên của một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức (chẳng hạn Báo cáo công việc tháng 9 hay Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động năm 2018, v.v...).

Báo cáo loại này phải chỉ ra các hoạt động đã triển khai để thực hiện công việc, đánh giá được mức độ thực hiện so với mục tiêu và lộ trình đã đề ra, đánh giá các yếu tố đã hoặc có thể ảnh hưởng đến mức độ thực hiện công việc và đề xuất (nếu có).

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Báo cáo sự việc

Là loại báo cáo để thông tin về một sự việc đã xảy ra và có thể có ảnh hưởng đến công việc của nhóm, của cơ quan, ví dụ như sự cố, một tình huống bất khả kháng, một vụ việc tranh chấp, một khiếu kiện của khách hàng, một cơ hội...

Báo cáo loại này phải cung cấp được các chi tiết về sự việc xảy ra, những hành động đã thực hiện để phản ứng với sự việc, đánh giá được ảnh hưởng của sự việc để có cơ sở cho các hành động cụ thể (nếu cần) và các đề xuất liên quan đến sự việc.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

3- Báo cáo về chuyến công tác

Đây là báo cáo của một cá nhân hoặc một nhóm được cử đi công tác ngoài địa bàn làm việc. Báo cáo này có thể được viết trong quá trình công tác (báo cáo nhanh), nhưng thường là được viết sau khi chuyến công tác kết thúc. Chẳng hạn một luật sư được trưởng văn phòng cử tham dự một sự kiện quốc tế về tư vấn đầu tư xuyên quốc gia, mục tiêu là gặp gỡ các luật sư nước ngoài tư vấn cho doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam để tìm hiểu các vấn để mà họ quan tâm và tạo kết nối. Sau sự kiện, luật sư đó được yêu cầu báo cáo lại trưởng văn phòng về kết quả chuyến công tác của mình.

Yêu cầu đối với báo cáo loại này là phải nêu được lịch trình đã thực hiện, những người đã gặp gỡ, những công việc đã tiến hành, kết quả thu được so với mục tiêu đề ra và đề xuất sử dụng kết quả thu được.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Báo cáo tiến độ

Đối với những công việc kéo dài nhưng có những mốc thời gian cụ thể cho từng phần việc và có thời hạn phải hoàn thành, người quản lý có thể yêu cầu người thực hiện phải báo cáo tiến độ theo từng mốc thời gian để nắm được mức độ thực hiện và đánh giá khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Yêu cầu đối với báo cáo này là nêu ra các công việc đã thực hiện đến thời điểm báo cáo, đánh giá mức độ hoàn thành so với mốc thời gian đã đề ra, các khó khăn phát sinh (nếu có), những giải pháp đã áp dụng để khắc phục khó khăn (nếu có) và nhận định về khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn, các để xuất để có thể hoàn thành đúng thời hạn hoặc để xuất gia hạn (nếu cần).

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

5- Báo cáo về cuộc họp, hội thảo

Khi đại diện cho cơ quan, tổ chức tham dự những cuộc hợp quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể đến cơ quan, tổ chức mình, người dự họp có thể được yêu cầu phải viết báo cáo. Chẳng hạn, một luật sử làm việc cho bộ phận pháp chế của một doanh nghiệp bất động sản tham gia một cuộc họp lấy ý kiến doanh nghiệp về các điều kiện kinh doanh bất động sản. Luật sư đó có thể được yêu cầu báo cáo về kết quả cuộc họp.

Báo cáo về kết quả cuộc họp đòi hỏi người viết báo cáo phải thông tin được nội dung cơ bản đã được trao đổi trong cuộc họp, kết luận cuối cùng của cuộc họp. Khác với biên bản cuộc họp, báo cáo vẽ kết quả cuộc họp đòi hỏi thông tin thu nhận được từ cuộc họp phải được phân tích, xử lý, khái quát ở mức cao hơn. Người viết biên bản phải ghi nhận đầy đủ thông tin và không được phép đưa vào biên bản những đánh giá, nhận định của mình. Ngược lại, người viết báo cáo có thể lược bỏ những thông tin không liên quan đến mục đích của báo cáo, đồng thời phải đưa ra được các đánh giá, nhận định và đề xuất của chính mình. Đặc biệt, cần lưu ý mục đích của báo cáo, mỗi quan tâm của người nhận báo cáo để thiết kế nội dung báo cáo cho phù hợp. Chẳng hạn, cùng là cuộc họp lấy ý kiến doanh nghiệp về các điều kiện kinh doanh bất động sản, báo cáo của cơ quan tiến hành lấy ý kiến sẽ phải tập trung nhiều hơn vào ý kiến của các doanh nghiệp đỏi với các điêu kiện kinh doanh được để xuất, đánh giá tinh hợp lý của các ý kiến và đề xuất tiếp thu hay không. Ở góc độ khác, đại diện được doanh nghiệp cử đi dự họp sẽ phải đưa vào báo cáo thông tin về các điều kiện kinh doanh được đưa ra lấy ý kiến, đánh giá về tác động của các điều kiện này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ứng của các doanh nghiệp khác đối với các điều kiện kinh doanh được lấy ý kiến tại cuộc họp và phản hồi của cơ quan soạn thảo đối với các ý kiến đó, đồng thời để xuất về những ứng xử tiếp theo của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

6- Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm được viết khi kết thúc một hoạt động thử nghiệm. Chẳng hạn, một công ty xây dựng một hệ thống biểu mẫu mới để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trước khi áp dụng chính thức cho toàn công ty, công ty áp dụng thí điểm đối với một loại dịch vụ cụ thể trong thời gian một tháng. Sau thời gian này, bộ phận xây dựng biểu mẫu sẽ phải có báo cáo về kết quả thử nghiệm để đánh giá liệu có thể triển khai cho toàn công ty được hay không.

Báo cáo thử nghiệm phải cung cấp thông tin về đối tượng được thử nghiệm (trong ví dụ nêu trên là các biểu mẫu mới) và môi trường thử nghiệm (là bộ phận cung cấp loại dịch vụ được áp dụng biểu mẫu mới), các vấn đề phát sinh trong quá trình thử nghiệm (phản hồi của các nhân viên, khách hàng... khi sử dụng biểu mẫu mới), đánh giá tính phù hợp của đối tượng được thử nghiệm (có dễ dàng, thuận tiện hơn hay không), đề xuất những điều chỉnh cần thiết đối với đối tượng được thử nghiệm, đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa môi trường được thử nghiệm với môi trường được dự kiến sẽ sử dụng đối tượng thử nghiệm, đánh giá khả năng áp dụng rộng rãi và để xuất tương ứng với đánh giá này.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng hôn nhân chi tiết

7- Báo cáo nghiên cứu

Đây là loại báo cáo thể hiện kết quả tìm hiểu, tập hợp thông tin và phân tích, tổng hợp, đánh giá về một chủ để được giao thực hiện. Chẳng hạn, công ty luật có thể giao cho một luật sư tìm hiểu về mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ dữ liệu lớn trong cung cấp dịch vụ pháp lý ở trong nước và nước ngoài. Luật sư đó sẽ phải nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin và viết báo cáo về vấn đề này.

Yêu cầu của báo cáo này là phải cung cấp được bức tranh chung về vấn đề cần nghiên cứu (chủ đề lớn) trên cơ sở kết nối những mảnh ghép nhỏ của bức tranh (là những chủ đề nhỏ hơn). Đồng thời, báo cáo cũng phải có những phân tích, đánh giá.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các tình huống và yêu cầu đối với viết báo cáo được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các tình huống và yêu cầu đối với viết báo cáo có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các tình huống và yêu cầu đối với viết báo cáo

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16114 sec| 973.945 kb